Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập

Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập

Tính tôi rất cẩu thả nên tôi thường xuyên bị bố mẹ mắng vì tội góc học tập không gọn gàng, ngăn nắp; đã thế lại hay làm hỏng, làm mất sách vở và đồ dùng học tập. Mỗi khi thấy tôi chui vào gầm giường, gầm bàn để tìm đồ dùng học tập là đứa em trai tôi lại trêu: "Chị phải đăng tin tìm trẻ lạc thôi!". Một đêm, tôi tỉnh giấc và nghe có tiếng nói chuyện rì rầm. Tôi như không tin vào tai mình, dường như chúng đang bàn tán về tôi. Tôi nhắm mắt, nằm im không cựa mình và dỏng tai lên nghe. Đầu tiên là tiếng nói rất nhỏ, giọng đầy than thở: "Cô chủ chẳng bao giờ biết thương xót tôi.

Em hãy đóng vai đôi mắt của một người học trò chăm ngoan (hoặc ham chơi) để kể chuyện về mình

Em hãy đóng vai đôi mắt của một người học trò chăm ngoan (hoặc ham chơi) để kể chuyện về mình

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người, là nơi để con người nhìn nhận cuộc sống. Sẽ ra sao nếu con người không có đôi mắt? Có lẽ đó là điều không may mắn nhất của cuộc đời. Làm một đôi mắt đã là hạnh phúc nhưng được là đôi mắt của cậu học trò chăm ngoan thì với tôi không còn gì trọn vẹn hơn nữa. Từ khi cất tiếng khóc chào đời ai cũng khen cậu bé có đôi mắt sao mà đẹp và sáng thế. Đôi mắt tròn, lúc nào cũng mở to đen láy, dường như nhìn vào đôi mắt ấy soi sáng được tất cả. Những lời khen ấy càng khiến tôi hãnh diện hơn.

Sau một buổi học, một chiếc bàn bị gãy chân, than phiền với một chiếc ghế hỏng. Em tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó

Sau một buổi học, một chiếc bàn bị gãy chân, than phiền với một chiếc ghế hỏng. Em tưởng tượng và kể  lại câu chuyện đó

Bác Ghế ơi! Em đang đóng nốt cánh cửa cuối cùng, chợt có một giọng khàn khàn cất lên từ cuối phòng học. Em dừng lại lắng nghe. Bác Ghế ơi! Bác còn thức hay ngủ rồi đó? Giọng nói đó lại vang lên. Một giọng nói ngái ngủ trả lời: Tôi đây! Có chuyện gì thế hả Bàn? Bác Bàn nhìn ra xa, ngẫm nghĩ, rồi bằng một giọng buồn buồn bắt đầu kể: Như bác đã biết đấy. Tôi với bác cùng ra đời một lúc lại họ hàng với nhau. Dạo ấy... giọng bác Bàn trầm xuống. Học sinh trường này không có bàn ghế ngồi học.

Cuộc đời giọt nước là những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Em hãy kể lại những cuộc phiêu lưu ấy

Cuộc đời giọt nước là những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Em hãy kể lại những cuộc phiêu lưu ấy

Tôi vốn được sinh ra từ biển cả. Cuộc đời tôi gắn liền với nhừng cuộc phiêu lưu thật dễ thương và kỳ thú. Mẹ tôi, người có nước da xanh lơ màu trời, luôn vỗ về, âu yếm tôi. Ngày ngày, tôi theo mẹ đi khắp đó đây, lúc thì nhảy lăn tăn nô đùa với những chị rong biển dịu dàng, lúc thì trò chuyện với các chàng san hô tráng trẻo... Thế rồi một hôm, tôi cảm thấy nóng bức và trong chốc lát, ông Mặt trời đã hút tôi lên cao. Tôi được gió đưa đi khắp nơi, từ những rặng núi cao đến cánh đồng lúa chín như tấm thảm vàng. Nhưng hoàng hôn đã buông xuống, mọi vật quanh tôi chìm dần trong giấc ngủ, tôi thấy nhớ mẹ, nhớ nhà và, ôi chao!

Trong buổi học đầu xuân, các bạn kể những niềm vui ngày Tết và bỗng nhiên nghe Bảng Đen tâm sự. Em hãy kể lại câu chuyện đó

Trong buổi học đầu xuân, các bạn kể những niềm vui ngày Tết và bỗng nhiên nghe Bảng Đen tâm sự. Em hãy kể lại câu chuyện đó

Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kỹ trong khí trời có gió heo may... Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.

Trong vai thày Mạnh Tử kể lại chuyện “Mẹ hiền dạy con”

Trong vai thày Mạnh Tử kể lại chuyện “Mẹ hiền dạy con”

Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi. Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, hàng ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo thậm chí còn lấy làm thích thú.

Kể lại câu chuyện Thạch Sanh

Kể lại câu chuyện Thạch Sanh

Ngày xưa có hai vợ chồng làm ăn chăm chỉ lại tốt bụng nhưng không con. Ngọc Hoàng thương tình bèn sai thái tử xuống đầu thai. Thế nhưng qua đến mấy năm, bà vợ mới sinh một cậu con trai. Khi ấy người chồng đã lâm bệnh chết trước rồi. Khi cậu vừa khôn lớn thì mẹ lại theo cha, cậu đành thui thủi sống dưới gốc cây cùng chiếc búa người cha để lại. Người đời đặt tên cho cậu là Thạch Sanh. Chàng sống cô đơn nghèo khó nên Ngọc Hoàng thương tình bèn sai người xuống dạy cho chàng các môn võ nghệ và phép thần thông.

Đóng vai người hàng xóm của anh có "áo mới" em hãy kể lại truyện ngụ ngôn “Lợn cưới, áo mới" và rút ra bài học cho mình

Đóng vai người hàng xóm của anh có áo mới em hãy kể lại truyện ngụ ngôn “Lợn cưới, áo mới và rút ra bài học cho mình

Các cụ ta có câu: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần". Nhưng tôi xin thề là có tặng thêm vàng bạc, châu báu thế nào tôi cũng không thể bầu bạn chứ đừng nói đến chuyện "mua" anh hàng xóm nhà tôi! Anh ta chẳng những là một anh chàng kì quặc mà còn trẻ con đến lố bịch, nhất là cái tính hay khoe của. Hôm ấy, tôi đi chặt tre để làm đôi quang gánh. Trời vừa sáng, tôi mang dao ra rặng tre đầu làng. Vừa đến nơi đã thấy anh hàng xóm đứng ngó nghiêng ở ngã ba cạnh bờ ao. Anh ta mặc một chiếc áo mới màu nâu sậm. Chà! Lại sắp khoe rồi đây! Để tránh rắc rối, tôi phải đi đường vòng để tránh gặp.

Đóng vai một người khách đến mua cá, em hãy kề lại truyện ngụ ngôn “Treo biển”

Đóng vai một người khách đến mua cá, em hãy kề lại truyện ngụ ngôn “Treo biển”

Tuần trước, tôi đi qua ngã ba đầu phố, thấy một cửa hàng bán cá treo một tấm biển lớn: "ở đây có bán cá tươi". Thấy có "cá tươi", tôi vui mừng bước vào định mua một ít. Đang chờ người bán hàng gói cá thì tôi nghe thấy một người khách cười nói: - Nhà ông này có bán cá ươn hay sao mà biển phải đề là "cá tươi"?! Không hiểu có phải chủ hàng nghe thấy câu nói ấy hay không mà hôm sau, đi qua, tôi đã thấy chữ "tươi" bị bỏ mất. Biển hiệu chỉ còn: "Ở đây có bán cá"! Tôi thấy rất thú vị bèn lân la đến gần quầy hàng định bụng hỏi chuyện ông chủ. Lúc ấy, có người đi qua lại bảo:

Đóng vai một chú Chuột Chù, em hãy kể lại truyện "Đeo nhạc cho mèo"

Đóng vai một chú Chuột Chù, em hãy kể lại truyện Đeo nhạc cho mèo

Loài người vẫn hay thắc mắc tại sao mèo thích ăn thịt chuột nhưng hẳng bao giờ động đến họ chuột chù nhà chúng tôi. Có người ác khẩu lí giải rằng vì chuột chù hôi: "Hôi như chuột chù". Chà, hôi thì giống chuột nào chẳng hôi! Chúng tôi suốt ngày sống trong hang hốc tối tăm, ẩm thấp chứ đâu được tắm dưới ánh nắng ấm áp và thơm tho như các bạn! Thực ra, câu chuyện về việc mèo không ăn thịt chuột chù là thế này: Ngày xưa, bởi mèo cứ ăn thịt họ chuột nhà tôi mãi nên chúng tôi phải tìm cách tự bảo vệ giống nòi. Cả làng chuột họp nhau lại. Đến dự có tất cả từ các chức sắc trong làng từ ông chuột Cống đến những bậc cùng đinh như nhà chú Nhắt.