a. Văn học trung đại Việt Nam có vị trí gì trong nền văn học dân tộc và đã trải qua những giai đoạn phát triển nào? ... Giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII

Đề bài:

a. Văn học trung đại Việt Nam có vị trí gì trong nền văn học dân tộc và đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?

b. Trình bày những đặc điểm lớn của chủ nghĩa yêu nước trong văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

c. Trình bày những đặc điểm lớn của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

d. Tại sao văn học Việt Nam luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian?

e. Tại sao nói trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa?

g. Nêu những nét chung về đặc điểm văn học trong hai giai đoạn: 1. Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XTV, 2. Giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.

những đặc điểm lớn của chủ nghĩa yêu nước trong văn học

Hướng dẫn:

a. Văn học trung đại có vị trí cực kì quan trọng trong nền văn học dân tộc.

- Nó có tính chất mở đầu cho văn học viết Việt Nam.

- Đóng vai trò to lớn trong việc hình thành, kết tinh những truyền thống quý báu của văn học dân tộc.

- Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam có mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử, tư tưởng:

+ Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV

+ Giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII

+ Giai đoạn văn học từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX

+ Giai đoạn văn học nửa cuốỉ thế kỉ XIX.

b. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung chủ đạo xuyên suốt văn học trung đại, gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.

Biểu hiện: đa dạng, phong phú. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV là thời kì hưng thịnh của các triều đại phong kiến Việt Nam với những kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Văn học thời kì này có nội dung yêu nước, mang âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, chế độ phong kiến có những biểu hiện khủng hoảng dã tác động tới nội dung văn học: từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca chuyển sang nội dung yêu nước với âm hưởng phê phán hiện thực xã hội phong kiến trên lập trường đạo đức, âm hưởng bi tráng trước cảnh nước mất nhà tan, mong muôn phục hồi xã hội thái bình thịnh trị (lấy ví dụ minh họa qua các tác phẩm văn học tiêu biểu).

c. Chủ nghĩa nhân đạo là nội dung chủ đạo xuyên suốt văn học trung đại, gắn với truyền thống nhân đạo của người Việt (thương yêu con người) và tư tưởng nhân văn tích cực của Phật giáo (từ bi, bác ái), Nho giáo (nhân nghĩa, thân dân) và Đạo giáo (thuận theo và hòa hợp với tự nhiên).

- Biểu hiện đa dạng, phong phú: Văn học Lí Trần với những ảnh hưởng tích cực của nhân văn Phật giáo. Văn học các giai đoạn khác với tinh thần khẳng định đề cao phẩm chất, tài năng, khát vọng con người (tình yêu, hạnh phúc, tự do, công bằng, đạo lí), tô' cáo các thế lực chà đạp lên quyền sống con người (lấy được ví dụ minh họa qua các tác phẩm văn học tiêu biểu).

văn học Việt Nam luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian

d. Bất cứ nền văn học dân tộc nào cũng phải hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian. Ớ nước ta, nền văn học dân tộc chính thức ra đời sau ngàn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ. Do đó văn học dân gian lại càng quan trọng. Nó không chỉ cung cấp đề tài, cốt truyện, kinh nghiệm nghệ thuật mà còn định hướng bảo tồn bản sắc dân tộc và phát triển song hành với văn học viết.

- Biểu hiện:

+ Những tác phẩm văn xuôi chữ Hán đầu tiên do các tác giả sưu tầm, ghi chép, viết lại các truyền thuyết dân gian của người Việt.

+ Các thể thơ Việt Nam như lục bát và song thất lục bát đều có nguồn gốc từ ca dao, dân ca.

+ Các thể loại truyện Nôm, ngâm khúc vừa tiếp thu tư tưởng từ nguồn cội dân gian, vừa phát huy kinh nghiệm nghệ thuật của ca dao, tục ngữ.

+ Các tác giả lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyên Du, Hồ Xuân Hương,... đều nhờ tắm mình trong suôi nguồn văn học dân gian mà sự nghiệp phát triển rực rỡ.

e. Cũng như văn học trung đại các nước trên thế giới, văn học trung đại Việt Nam nằm trong khuôn khổ của thi pháp trung đại nói chung (tính quy phạm, ước lệ, sùng cổ). Từ ngôn ngữ, thể loại đến phương thức biểu hiện dần dần thay đổi làm cho các quy phạm trung đại bị lỏng lẻo và phá vỡ dần.

Ví dụ qua bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: tính quy phạm với những hình tượng quen thuộc của thơ cổ như thu thiên (trời thu), thu thủy (nước thu), thu nguyệt (trăng thu), thu hoa (hoa thu), sự phá vỡ tính quy phạm (sáng tạo cá nhân) qua việc thể hiện cảnh sắc rất riêng, mang tính đặc trưng của mùa thu Việt Nam (đồng bằng Bắc Bộ).

g. Trong cả hai giai đoạn này, văn học chịu sự chi phối mạnh của quan niệm “văn, sử, triết bất phân”, “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” (đạo Nho và đạo lí nói chung). Cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này là cảm hứng yêu nước, là sự khẳng định dân tộc và vương triều phong kiến. Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ văn học Trung Quốc và được dân tộc hóa, nhiều thể loại mang tính chức năng, ngôn ngữ văn học chủ yếu là chữ Hán nhưng từ thế kỉ XV, chữ Nôm đã có vị trí quan trọng trong sáng tác thơ ca.

Viết bình luận