Ai trong đời hẳn đã có ít nhất một lần đi khám bệnh. Hình dung của bạn về nghề thầy thnốc

Nghề y là một nghề hết sức đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sinh mạng của con người nên phải được luyện rất lâu, rất kĩ, mà giai đoạn đầu đã phải mất ít nhất 6-8 năm ở trường đại học, sau đó còn phải học thêm 3-4 năm nữa để có thể thành một thầy thuốc có đủ năng lực hành nghề.

Rồi phải thêm chừng 10 năm kinh nghiệm mới có thể gọi là thấu đáo, vững vàng trong nghề nghiệp.

Ngành y

Trong huấn luyện, họ phải rèn tập những kĩ năng gần như “máy móc hóa”: mỗi làn dao, mỗi mũi kim đều không thể ngẫu hứng tình cờ. Họ cũng phải học cả những thái độ, cử chỉ, cách ứng xử với từng trường hợp - giờ giác hoạt động của họ được lên khuôn — chương trình hóa một cách chính xác... Rồi cả cách ăn mặc, cách nói năng. Rồi những tiêu chuẩn, những đòi hỏi trong phẩm chất đạo đức.

Họ chịu trách nhiệm về phần xác và cả phần hồn của thân chủ. Một sự chậm trễ, thờ ơ của họ có thể làm chết người. Một sự cẩu thả của họ trong lời ăn tiếng nói có thể gây nỗi đau cho người khác. Chỉ có họ mới đang đêm khuya khoắt người ta có thể dựng dậy để nghe mô tả về phân, về nước ốì, về sự khó ở của mình. Và cũng chỉ có họ mới được người ta tin cậy thổ lộ hết tâm can, những đau đớn về thể chất, tinh thần, cũng như sẵn sàng cởi bỏ quần áo để được thăm khám không chút e dè bởi tin rằng họ đã thề trước ông tể nghề y là không bao giờ tiết lộ bí mật của người bệnh. Có những điều người bệnh không thể nói với ai dù là cha mẹ, vợ chồng, con cái mà chỉ nói được với người thầy thuốc!

Để rèn luyện một nghề nghiệp như vậy, họ - ngay từ những ngày đầu - đã được khoác lên người chiếc áo blouse trắng, bỏ đi bộ quần áo quen thuộc, nếp sông cũ ở ngoài kia. Họ mày mò với xác chết, với các bộ xương người, họ qua lại trong môi trường đầy không khí trang nghiêm, trách nhiệm cao - sơ sẩy là chết người. Họ tập nghe tiếng rên la, tập nhìn con người trần trụi, tênh hênh với những sự thật phũ phàng, với những đớn đau của nó. Để rồi ngày tháng dần qua, họ đổi thay lúc nào không hay, họ nói năng như mệnh lệnh, họ nhìn như quan sát, họ hỏi như điều tra, họ bình tĩnh đến lạnh lùng, họ che giấu cảm xúc rất khéo léo - nghĩa là họ thành một con người khác: một bác sĩ, một người thầy thuốc!

Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là một môi quan hệ đặc biệt. Người bệnh đến với thầy thuốc không phải để tìm kiếm thuốc men hay những thông tin liên quan đến bệnh tật, mà còn mang theo cả những nỗi băn khoăn, lo lắng, sợ hãi... Và như vậy, nhiều khi chỉ cần nói một câu nói, một cái nhìn, một bàn tay... của người thầy thuốc cũng đủ giải quyết vấn đề của người bệnh!

Một bệnh nhân đang âu lo, sợ hãi, mất ăn mất ngủ vì nghĩ mình bị ung thư chỉ cần bác sĩ chuyên khoa thăm khám kĩ càng rồi kết luận “không phải ung thư đâu!, “đừng lo!” thì gánh nặng tức khắc được đặt xuống, mọi việc hoàn toàn đổi khác mà không cần đến một viên thuốc! Thế nên người có bệnh vẫn sẵn sàng lội suối trèo non tìm đến người thầy thuốc giỏi để chữa, không phải vì cơ ngơi bề thế, trang thiết bị tân kì mà chính vì kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm tích lũy và tình người thấm đẫm kia của họ.

Người thầy thuốc nào khi bước vào trường y cũng với tâm nguyện vì người, đó là một thiên hướng trong việc chọn nghiệp, chứ không phải là một sự đầu tư...! Nghề y không thể coi là một ngành kinh doanh, một mũi nhọn kinh tế, vì nếu như thế người ta sẽ nghĩ đến việc khai thác tôi đa lợi nhuận trên sức khỏe con người! Người thầy thuốc thường mất ăn mất ngủ trước một ca bệnh lí, thường bứt rứt ăn năn dài lâu trước một lỡ lầm đôi khi không sao tránh khỏi trong lúc hành nghề! Xã hội cần tôn trọng và đánh giá đúng sự đóng góp của người thầy thuốc để giúp họ sống xứng đáng với vai trò, chức năng mà xã hội đã giao phó.

BS. ĐỖ HỒNG NGỌC.

(Tuổi trẻ, 27/2/2008)

Viết bình luận