Anh chị hãy phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn Trao duyên - từ "Cậy em em có chịu lời..." đến "Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây."

Tên thực của Truyện Kiều là Đoạn trường tân thanh, có nghĩa là tiếng kêu đứt ruột. Thực ra trong đó có vô vàn tiếng kêu thương mà Trao duyên có lẽ là tiếng kêu đứt ruột đầu tiên, khởi đầu một chuỗi dài đau thương chất chồng lên cuộc đời truân chuyên của một người con gái tài sắc. Thuý Kiều đứt ruột trao duyên và Nguyễn Du cũng đã viết nên cảnh Trao duyên bằng những lời thơ tan nát can tràng.

Nỗi oan khiên bỗng đâu ập xuống gia đình, giáng hoạ lên đầu mọi người, không trừ một ai. Nhưng dường như Kiều muốn một mình hứng chịu tất cả tự nguyện bán mình chuộc cha, đêm trước nàng đã trải qua một cuộc giằng xé âm thâm giữa một bên là mối tình đầu biết bao hứa hẹn và một bên là bổn phận làm con đối với ơn sinh thành. Cuối cùng nàng đã hi sinh chữ Tình vì chữ Hiếu. Tưởng nỗi khổ tâm đến thế là thôi, những dằn vặt day dứt đã hết sau khi đã quyết chọn một con đường. Nào ngờ. đó mới chỉ là khởi đầu dạo đầu. Hôm trước, là chữ Tình và chữ Hiếu, nó có phần chóng vánh. Còn hôm nay, là giằng xé giữa chữ Tình và chữ Duyên, nó mới thực sự bi kịch, vĩnh viễn đau thương. Nỗi đau đớn đứt ruột trong tâm trạng Kiều hôm nay là sự tiếp tục của đêm trước. Bởi, đã xác định vì chữ Hiếu thì còn phải làm nốt phần việc còn lại là trao duyên cho người khác. Hôm qua là sự chọn lựa trong nhận thức, Hôm nay mới chính thức là mất mát trong tình cảm. Giá Kiều không phải là người tận tình, tận tâm; giá nàng hời hợt đơn giản hơn một chút thôi, chắc nàng không lâm vào bi kịch, không rơi vào đau đớn đến thế. Đằng này Duyên thi đã trao mà Tình càng thêm nặng! Thậm chí, chính lúc mát Kim Trọng này lại thấy yêu. thấy gắn bó với chàng Kim hơn bao giờ hết. Vì thế, mỗi lời nàng nói, mỗi việc nàng làm trong cái lúc trao duyên này đểu như đứt từng khúc ruột. Chẳng biết Nguyễn Du đã hóa thành người trong cuộc sâu sắc như thế nào mà có thể thấu được mọi lẽ nhường ấy. Thi hào mới thấy tường tận Tình và Hiếu chỉ là đầu mối, là cái phần bên trên, còn ở bề sâu, cái phần nhức buốt nhất chính là Tình và Duyên. Cảnh Trao duyên là giằng xé của bi kịch ấy.

Thuý Kiều đứt ruột trao duyên

Đoc trích đoạn Trao duyên, ta đều dễ dàng nhận thấy tự nó hình thành ba phần. Phần đầu, gồm 12 câu: Thuý Kiều lựa lời thuyết phục Thuý Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng; phần tiếp theo gồm 14 câu: Kiều trao kỷ vật lại cho Vân. Phần cuối, gồm 8 câu: Kiều tạ từ với Kim Trọng - con người tuy không hiện diện nhưng luôn sống trong tình yêu và nỗi đau của Kiều. Ban đầu, nàng Kiều còn bình tĩnh, càng về cuối càng lâm li, càng về cuối càng chìm vào nỗi đau đớn tột bậc để rồi cuộc trao duyên từ biệt cứ muốn biến thành cuộc tử biệt sinh li.

Trao duyên được mở đẩu bằng hai câu thơ mà khi nòi về vẻ đẹp của ngôn ngừ Truyện Kiều ít ai không nói đến. Nó giản đơn như nhưng lời nói thông thường mà chuẩn xác như mọi câu thơ hàm súc nhất.

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Đúng là trọng lượng của câu thơ rơi vào bốn chữ "cậy". chịu", "lạy", "thưa". Người ta không thể thay các chữ kia bằng bất cứ chữ nào khác.

Tôi muốn nói thêm rằng: 4 chữ ấy mang đậm cái bi kịch của nàng Kiều. Với bốn chữ kia, vị thế của hai chị em Thuý Kiêu đã thay đổi, đảo lộn. Vẫn xưng hô là chị em, mà thực tình trong đó là quan hệ giữa một ân nhân và một kẻ chịu ơn. Bốn chữ ấy đều là lời của kẻ dưới đang nói khó với người trên. Chị thành kẻ lép vế phải cậy cục luỵ phiền, em thành người ban ơn. Để báo đáp ân tình trong muôn một cho chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình hạ mình, đến thế! Nhưng, trong cái cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy tất cả sự cao khiết của một tấm lòng, một phẩm cách. Rồi nàng kể, nàng giãi bày thật nhanh, thật rõ ràng ngành ngọn cho Vân hiểu vì sao mình phải lựa chọn cách này. Trong lời lẽ có phần khôn ngoan của Thuý Kiều cứ thấy lộ ra cái vẻ lo âu. Dường như Kiều phải gắng thuyết phục hết lời, tận tình để cho em vì mình mà không thể thoái thác. Nàng đã viện đến cả cái chết để lời cậy nhờ nặng như lời uỷ thác:

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Nhưng ngẫm mà xem, Kiều đâu phải dùng cái chết như một nghệ thuật thuyết phục! Trong suốt đoạn trao duyên này và cả trước đó nữa, nàng luôn nghĩ đến cái chết như một kết cục u ám. Trong hoàn cảnh này, đời đã đến thế này, có còn gì để tha thiết nữa dẫu, vô nghĩa hết cả rối, người ta đâu còn muốn sống nữa! Càng yêu đời lại càng không muốn sống.

Đoạn Trao duyên phải là một cuộc chuyện trò, nhưng rồi lại diễn ra như một màn độc thoại. Thuý Vân hầu như không lên tiếng. Nàng im lặng chịu lời. Và thế là Kiều phải làm nốt cái phần việc cuối cùng và khó khăn nhất: trao lại kỷ vật cho Vân. Hôm qua nghĩ đến việc hi sinh mối tình, Kiều đã nghĩ đến việc mất Kim Trọng. Và vừa rồi trong lúc lựa lời thuyết phục em gái, cảm giác mất mát ấy có đến gần hơn. Nhưng có lẽ phải lúc này đây nó mới thực sự choáng ngợp tâm hồn nàng. Còn giữ kỉ vật, ít nhiều người ta vẫn có cái ào giác người yêu vẫn còn là của mình, vẫn trong mình. Chỉ đến khi tự tay cầm kỉ vật trao đi, người ta mới thật rơi vào hẳng hụt. Bắt đầu từ giây phút này đây, rung với kỉ vật này đây, chàng Kim sẽ vĩnh viễn thuộc về người khác! Câu thơ như một nỗi nghẹn ngào:

Chiếc thoa với bức tơ mây

Duyên này thi giữ vật này cùa chung.

Qua là, hai chữ "của chung" chất chứa bao đau xót. Kỉ vật tình yêu chỉ thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người thôi. Còn bây giờ, từ bây giờ, nó đã thành của "chung"! Nhưng câu thơ còn giấu trong nhịp điệu của nó một nỗi đau sâu kín của nàng Kiều. Hai chữ "này" như dằn lòng, như day dứt. Lý trí đã quyết định trao duyên, trao kỷ vật. Song tình cảm vẫn cô trì hoãn, níu giữ. Vì thế mà cái động thái trao kia cứ dùng dằng. Kỷ vật lìa khỏi tay người như cung vật vã không yên. Cố dằn lòng mà không thể cầm lòng!

Người giản đơn có thể nghĩ con người trung đại không phức tạp đến thế. Nhưng cho dù thời nào thì bản chất tình yêu vẫn là không thể chia xẻ! Trái tim yêu thời nào có lẽ cũng đau như vậy thôi. Trao kỉ vật. cho Thuý Vân và dặn dò em, nhưng có lẽ qua Thuý Vân, Kiều muỗn dặn dò Kim Trọng. Lời nàng lâm li, tức tưởi. Nỗi đau trong lòng cứ quặn lên mãi. Kiều nhìn khấp lượt những đổ vật thân yêu, những chứng nhân lặng lẽ trong những giây phút nông nàn hạnh phúc của mình với Kim Trọng: "Chiếc thoa với bức tờ mây", "phím đàn với mảnh hương nguyền", "Lò hương ấy, tơ phím này" v.v... Và hình dung, chỉ ngày mai thôi chúng sẽ lại chứng kiến những phút giây nống nàn như thế của Kim Trọng với một người khác, cho dù người ẩy có là em gái mình đi chăng nữa... cũng không thể chịu nổi. Nguyễn Du có lẽ đã hiểu thấu những tâm tư khuất lấp mà chân thực vô cùng ấy, cho nên đã viết những câu thật lắng đọng:

Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lả cày

Thấy hiu hiu gió thi hay chị về.

Trao duyên

Có lẽ nhà thơ Vũ Cao đã có lý khi cho rằng cái câu "Mai sau..." nghe thật không đâu mà lại chính là câu thơ khổ viết. Đã đành Kiều đang hình dung về mai sau, một cái mai sau rổi sẽ đến. Nhưng sao lại co hai cái tiếng "dù có" như một giả định về một việc khi xảy ra như vậy? Hai chũ "dù có" như bỗng nhói lên trong trong cái âm điệu xuôi chiều của câu thơ. Nó cho thấy lòng nàng không dễ nguôi yên nàng không muốn đem cái cảnh "bao giờ" trớ trêu ấy xảy ra. Tấm tình ấy đâu đã chịu tắt lửa lòng! Kiều hình dung mình sẽ chết rõ quá và tội quá! (chứ không còn chung chung ”ngậm cười chín suối" như ở phấn trên!) Mối tình sâu nặng với Kim Trọng nàng vẫn cứ mang theo như khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan. Vì sự thiết tha ẩy oan Hồn của nàng còn trở về dương thế! Thậm chí nàng còn hình dung rõ mốn một mình sẽ về trong gió trong cây cỏ thế nào. Hai chữ "hiu hiu" nghe mà gai người. Người ta như thấy trong đó cả sự hiển linh hai tiếng "hiu hiu" chấp chới giữa hai thế giới thực tại và hư vô, chập chờn giữa hai cõi thế: cõi âm và cõi dương! Kiều hi sinh tất cả, cho tất cả. Về dương thế, nàng chỉ xin cho mình có một chén nước thôi. Một chút nhớ thương của người sống? Một chút tỉnh cũ? Hay một chút duyên thừa? Chỉ một chén nước thôi, một chút thế thôi mà nàng đã thấy được an ủi, cảm thông nhiều lắm:

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bò liễu đền nghì trúc mai

Dạ dài cách mặt, khuất lời,

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Kiều hình dung minh chết. Và Kiều còn thấy rõ là mình "thác oan"! Hai chữ "thác oan" có biết bao là tình là hận!

Những việc cẩn làm thỉ đã làm rổi. Sợi dây níu buộc đã cát lia rồi. Nhìn vào lòng mình, đời mình, bấy giờ Kiều mới thấy rõ mất mát dể lại trong lòng cả một nỗi trống hoang, hụt hẫng. Nàng quên đi em Vân trước mặt, quay vào với nỗi đau trong lòng. Giờ đây với nàng, chỉ còn nỗi đau kia là hiện hữu, nỗi đau đang choán ngập cả lòng nàng. Quên mất thực tại để chỉ chìm sâu vào trong lòng, đấy là lúc bi kịch đang dâng lên trầm trọng. Kiều như phân trần, thanh minh, tạ lỗi với chàng Kim mong muốn ở chàng một sự cảm thông, thấu hiểu:

Bây giờ trâm gãy, bình tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ải ân!

Nghĩ vế quá khứ muôn vàn ái ân mà đau. Nghĩ đến "bây giờ" một thực tại quá phũ phàng "trâm gãy bình tan" mà đau. Nghĩ đến "mai sau... dạ dài cách mặt khuất lời" mà càng bội phần đau đớn. Tâm tư Kiều bị vây khốn, bị dìm ngập giữa bao đau thương. Muôn vàn ái ân đã hoá thành muôn vàn đớn đau! Ngán ngẩm cho số kiếp đen bạc của mình, nàng cất lên cái tiếng thân thân thăm thảm của người đàn bà. Nàng sa vào mặc cảm phũ phàng. Mở đầu thỉ lạy em gái, bây giờ thì phải lạy cả người yêu Nàng cứ thấy mình là kẻ bội tình và nhũng mong đươc lượng thứ:

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Ta duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Từ như nghe trong đó tiếng vọng của những câu thơ mà Nguyễn Du đã bao lần kêu lên, đấy thống khổ cho những thân phận đàn bà tài sắc :

- Đau đởn thay phận đàn bà

- Chém cha cái số hoa đào.

Và cuối cùng như oà lên, câu thơ không nói gì đến nước mắt, nhưng chúng ta biết lời Kiều đang vỡ ra trong nước mắt, nức nở cay cực:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ Chàng từ đây!

Vậy đấy. lời trao duyên đứt ruột đã hoá thành lời trăng trối!

Hình như cái tô chất đặc thù của người nghệ sĩ chính là sự cảm thống. Khả năng cảm thống sâu sắc khiến cho người nghệ sĩ đã hoá thân thành người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng gợn mơ hồ nhất của xúc cảm đế nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cõi lòng. Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nguyễn Du đã hoá thành Thuý Kiều. Đến nỗi Thuý Kiều trao duyên mà ngỡ như chính Nguyễn Du đang đứt ruột trao duyên.

Viết bình luận