Anh (chị) hãy phân tích và đánh giá những tìm tòi sâu sắc về tư tưởng và những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo

Tuy có những sáng tác đăng báo ngay từ những năm 1936, nhưng Nam Cao thưc sự nổi tiếng khi tác phẩm Chí phèo ra đời. Từ những nguyên mẫu ở làng Đại Hoàng và bằng năng lực hư cấu của một nghệ sĩ tài năng, Nam Cao đã đóng góp vào kho tàng văn học dân tộc một kiệt tác: Chí Phèo. Trước Nam Cao đã có nhiểu tác giả thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng. Ngô Tất Tố với Tắt đèn. Trước Nam Cao cũng có những tác phẩm hấp dẫn về đề tài lưu manh chẳng hạn như Bi vô của Nguyên Hồng. Đây là một thử thách to lớn đối với những cây bút đến sau. Bằng nỗ lực to lớn "khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có", Nam Cao đã vượt qua thử thách bằng kiệt tác Chí Phèo.

Tên đầu tiên của chuyện ngắn này là Cái lò gạch cũ, nhưng khi in thành sách, NXB tự ý đổi thành Đôi lứa xứng đôi; mãi đến năm 1946, tác giá đặt lại là Chí Phèo

Đặt tên truyện là Cái lò gạch cũ phải chăng tác giả muốn nói đến sự luẩn quẩn bế tắc của những kiếp Chí Phèo thể hiện bằng thủ pháp trân thuật "đẩu cuối tương đương". Đầu truyện, Chí Phèo là một đứa con hoang, mẹ nó bọc nó trong một cái váy đụp vứt ở cái lò gạch, cuối truyện: Thị Nở sau khi nghe tin Chi Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát đã nhớ lại những lúc gần gũi hắn rổi chợt nhìn nhanh xuống bụng và thoáng thấy hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không. Biết đâu, sẽ có một Chí Phèo con ra đời cũng ở cái lò gạch ấy để nối nghiệp bố? Như vậy Cái lò gạch cũ như là biểu tượng về số kiếp tất yếu của Chí Phèo, cũng là số kiếp chung của người nông dân bị bần cùng hoá không lối thoát, có thể xem là chủ đề chính của tác phẩm. Còn Đôi lứa xứng đôi thì nhấn mạnh vào tính bản năng trong mối tình có tính chất người ngợm, ngợm người, "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", giữa Chí Phèo và Thị Nở - một "con quỷ dữ của làng Vũ Đại" mặt mũi bị vàm ngang dọc và một mụ đàn bà xấu "ma chê quỷ hờn". Như vậy, cách đặt tên Đôi lứa xứng đôi là rất giật gân để gây sự tò mò, nhưng không phản ánh đúng tư tưởng của tác phẩm

Cái lò gạch cũ

Khác với một số truyện ngắn cùng viết về đề tài nông dân Dì Hào, Lão Hạc, Một bữa no.... ở tác phẩm này, Nam Cao trực tiếp phản ánh đời sống nông thôn trên bình diện đấu tranh giai cấp, giữa bọn cường hào thống trị và người nông dân bị áp bức bóc lột. Câu ehuyện diễn ra ở làng Vũ Đại, dân không quá hai nghìn. xa phủ, xa tỉnh với tôn ti trật tự nghiêm ngặt: cao nhất là cụ Tiên chỉ Bá Kiến "bốn đời làm tổng lí", uy thế nghiêng trời. Rồi đến đám cường hào. Chúng kết thành những bè cánh: cánh cụ Bá Kiến, cánh ông Đội Tào, cánh ông Tư Đạm, cánh ông Bát Tùng... "Chúng như một đàn cá tranh mồi. Nạn nhân của chúng là những người nông dân thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén. Còn một hạng nữa tác giả gọi là cũng hơn cả dân cùng, "sống tăm tối như thú vật" đấy là Năm Thọ, Bình Chức, Chí phèo. Đám cường hào một mặt ngấm ngẩm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để trị nhau, cho nhau "ăn bùn". Mặt khác chúng "đú lại với nhau" để bóc lột, ức hiếp nông dân. Ở làng Vũ Đại này nông dân hiền lành chỉ è cổ làm nuôi bọn lí hào. Nếu không, họ đành phải bỏ làng mà đi. Như vậy, chỉ qua một truyện ngắn, Nam Cao đã có thể dựng lên một làng Vũ Đại sống động, như một hình ành thu nhỏ của nông thôn Việt Nam tù túng, ngột ngạt trước cách mạng.

Quyền thế nghiêng trời ở làng Vũ Đại chính là Bá Kiến. Đây là một trong số những nhân vật điển hình hoàn chỉnh, được xây dựng đặc biệt thành công của văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945

Trong tiểu thuyết Tắt đèn , khi xây dựng nhân vật địa chủ Nghị Quế keo kiệt, thô lỗ, Ngô Tất Tố đã mô tà khá rõ gia cành, rồi đến những hành động và cử chỉ của hắn. Nhưng đối với Bá Kiến, Nam Cao không hề tả diện mạo, chỉ nói đến tổng quát "rất sang" và "cái cười Tào Tháo", mà khiến người đọc khó quên. Tuy vậy, nhân vật này trở thành sống động cơ bản do nghệ thuật miêu tả nội tâm sắc sào của tác giả. Nhà văn để cho Bá Kiến xuất hiện lần đầu trước độc giả đúng lúc Chi Phèo say rượu, đến cổng nhà hắn rạch mặt ăn vạ. Cành tượng thật hỗn loạn, huyên náo. Thoáng nhìn qua, Bá Kiến đã "hiểu cơ sự", hắn nhanh chóng tìm ra được kế sách thích hợp nhất để đối phó. Với sự từng trài, Bá Kiến biết rất rõ tác hại của đám đông đang tụ tập kia. Bố con Bá Kiến thêm mất mặt, nếu để đám đông chứng kiến hành động càn rở của Chí. Cụ Bá cũng thừa biết tâm lí của những thằng đầu bò như Chí Phèo: đám đông kia chính là hậu thuẫn, kích thích để nó hung hãng hơn. Và lại, cũng phải có thời gian để Chí Phèo giã rượu, đỡ táo tợn, nếu còn đám đông, Bá Kiến khó có thế diễn thành công mánh khoé mua chuộc, dụ dỗ. Muốn dụ dỗ át phải nhún nhường. Đường đường là một cụ Bá hét ra lửa mà phải đế đám dân đen chứng kiến cảnh ngọt nhạt với thằng cùng đinh thì còn ra thể thống gì! Bởi vậy, việc đầu tiên là Bá Kiến giải tán đám đông, trước hết hắn quát mấy bà vợ và đuổi họ vào nhà. Những người đến xem không thể không hiểu đây là cụ đuổi khéo mình. Tiếp theo, quay sang bọn người làng, dịu giọng hơn một chút, cụ bảo "Cả các ông các bà, về đi thôi chứ có gì mà xúm lại thế này ?" Đến đây tất nhiên không ai nói gỉ, họ lảng dần đi. Cho dù có tò mò, muốn biết sự tình, nhưng họ vẫn nể, vẫn sợ cụ Bá. Đến khi "chi còn trơ lại Chi Phèo", cụ bắt đầu giở giọng đường mật, gọi đẩy tớ cũ của mình - nay đã thành con vật gớm ghiếc bằng "anh", vồn vã mời Chí vào nhà uống nước. Chưa đủ, cụ tiền chỉ làng Vũ Đại còn nhận có họ hàng với anh đinh khốn khổ này, rối giết gà, mua rượu cho hắn uống, rỗi còn đãi thêm đồng bạc để hắn uống thuốc.

Với cách cư xử ấy, chứng tỏ cụ Bá lõi đời đã đi guốc vào bụng dạ Chi Phèo: ưa phỉnh nịnh, hám cái lợi trước mắt. Rốt cuộc, Bá Kiến "khôn róc đời" biến bại thành thắng, đạt được cả hai mục đích: vừa tạm dập tắt ngọn lửa căm hờn trong người Chí, vừa chuẩn bị biến Chí thành tay sai. Như vậy, chỉ qua một tình huống, chung quanh vụ rạch mặt ãn vạ của Chí Phèo, cái xào quyệt, lọc lõi của tên cường hào dã được thể hiện một cách sinh động và đầy ấn tượng. Già đời đục khoét, đè đầu cưỡi cổ nông dân, Bá Kiến đã rút được nhiều kinh nghiệm phong phú, trong "cái nghề làm việc quan". Phải biết "thế nào là mểm nắn, rắn vuông". "Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn". Hãy đập bàn, đập ghế đòi cho được năm đồng, rồi lại vứt lại năm hào vì "thương anh túng quá". Nhiều khi, trị không được thì lão lại dùng, vì "cũng phải có những thằng đầu bò chứ không có những thằng đầu bò lấy ai trị những thằng đầu bò ?" Cái nham hiểm ghê tởm của nhân vật này còn ở chỗ tỉm cách gây xung đột làng để "có dịp mà ăn"!

Bên cạnh việc khắc hoạ sinh động bản chất xảo quyệt, gian hùng của Bá Kiến, Nam Cao không quên vạch trần nhân cách bỉ ổi của tiên chỉ làng Vũ Đại trong những mối quan hệ kín đáo Và tài năng của ômg ở chỗ, khi cần đặc tà sự đê tiện và thói dâm ô vô độ của tên cường hào này, nhà văn đã bỏ qua nhiều chi tiết rất cụ thể và phong phú của nguyên mẫu Lí Bính ở làng Đại Hoàng quê ông. Ngay cả việc gỡ gạc của cụ lí đối với người đàn bà vâng chồng, lại có tiền. lẫn máu ghen tuông của hắn cũng chỉ được lướt qua. Tác giả chỉ để mấy dòng tả ý nghĩ của cụ Bá về người vợ thứ tư trẻ đẹp và ngồn ngộn sức sống (“nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hết răng"), chỉ một vài chi tiết, nhưng nhờ sự chọn lọc nên vẫn đủ sức khắc sâu ấn tượng vẽ một nhân cách thảm hại.

Như vậy, Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào, vừa có những nét riêng biệt sinh động, không giống một nhân vật địa chủ nào trong văn học. Điều đó giải thích vì sao hắn luôn được chúng ta nhắc đến, chỉ cần ám chỉ một kẻ có quyền, có chức, nham hiểm và gian hùng. Nhân vật này ghi nhận trình độ xây dựng nhân vật điển hình bậc thầy của Nam Cao, với tư cách là nhà văn hiện thực xuất sắc. Nạn nhân đau khổ nhất của Bá Kiến, nói rộng ra là của xã hội thối nát đương thời là Chí Phèo Đây là nhân vật trung tâm, hội tụ những giá trị đặc sắc của tác phẩm. Trước hết, cần phải thấy, Chí Phèo không chỉ điển hình cho một bộ phận cố nông lưu manh hoá như một số người đã nhận xét, mà còn có ý nghĩa khái quát rộng hơn nhiều. Nhân vật này thể hiện quy luật có tính phổ biến trong xã hội củ là quy luật bần cùng hoá, đi đến lưu manh hoá không chỉ ở một tầng lớp xã hội nào. Chí Phèo cũng không phải nhân vật lưu manh đầu tiên trong văn học. Trước đó đã có Tám Bính trong Bi vô của Nguyên Hồng. Sống có điều ở đây, Nguyên Hồng không đặt ra vấn để tha hoá của nhân vật của mình. Điều đó chỉ có dưới ngòi bút Nam Cao, mà Chí Phèo là một thành tựu đột xuất cần phải thấy, tuy viết về vấn đề này, nhưng ở tác phẩm khác Nam Cao chưa nêu được vấn đề một cách sâu sắc.

Giai đoạn đầu của cuộc đời Chí Phèo chỉ được nhà văn nói lướt qua bằng mấy câu ở đầu tác phẩm. Mãi đến đoạn giữa và cuối truyện tác giả mới đưa thêm mấy chi tiết như là ngẫu nhiên về đoạn đời ngày xưa của Chí. Tuy vậy vẫn giúp người đọc nắm được lai lịch của Chí. Dẫu có hoàn cảnh riêng khá độc đáo, nhưng xét đến cùng, Chí vẫn là một nông dân như mọi nông dân khác. Chí Phèo nguyên là một đứa trẻ khốn khổ, bị bỏ rơi, trong một cái lò gạch bỏ không. Một anh đi thà ống lươn "rước lấy đem về cho người đàn bà goá mù". Người đàn bà goá mù này, bán hắn cho một bác phó cối không con, và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này, lại đi ở cho nhà nọ. Năm mười tuổi, hắn làm canh điền cho ông lí Kiến. Đây là một canh điển khoè mạnh, "hiền lành như đất", hiền đến mức có thể gọi là nhút nhát: chính lí Kiến đã bắt gặp Chí Phèo "vừa bóp đùi cho bà ba vừa run run”. Anh ta cũng có những ước mơ giản dị và lương thiện như bao người nông dân khác, "ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua năm ba sào ruộng làm". Anh ta còn là người biết tự trọng. Vì biết tự trọng nên anh nông dân 20 tuổi này mới thấy nhục khi bị vợ ba Bá Kiến sai làm những viêc không chính đáng. ở một xả hội binh thường, những con người như thế này có thể sống một cách lương thiện.

Nhưng chi vì ghen tuông vu vơ, Bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy người thanh niên này vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7, 8 năm, đã biến một nông dân khoẻ mạnh, lương thiện và tự trọng thành "con quỷ của làng Vù Đại". Từ đây, dễ nhận thấy nhất là Chi đã bị cướp mất đi hình hài của con người: "Cái đầu thì trọc lốc, cái răng thì trắng hớn, cái mặt thì đen câng câng, hai mắt gườm gườm, cái ngực phanh đầy những nét trạm trổ. Trông gớm chết", Nhưng điều đau khổ hơn là Chí bị cướp mất linh hồn, bị loại ra khỏi xã hội loài người, phải sống kiếp tối tăm của thú vật. Mở đầu truyện, là một hình ảnh đầy ấn tượng: Chi Phèo vừa đi vừa chửi. Hắn chửi, nhưng không có người nghe. Hắn chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại. Thế mà vẫn không ai lên tiếng; Hắn đành chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn! Sau mở rộng đối tượng ra vô tận, mà chẳng có phàn ứng gì của ai cả, hắn xoay ra chửi chính đứa nào đẻ ra mình. Có người cho rằng, hắn chửi vì say rượu. Thực ra, trong con người Chí, cái say, cái tỉnh luôn song song tổn tại. Việc chửi bới của Chí chính là phàn ứng của y với toàn bộ cuộc đời. Nó phản ánh tâm trang bất mãn của một con người ít nhiều ý thức được mình bị xã hội tàn bạo khai trừ khỏi thế giới loài người. Nhưng tiếng chửi của Chí thật thảm hại vì cũng là những âm thanh vô nghĩa lí ném ra từ giữa khoảng không. Khi mất quyền làm người thì Chí chửi hay khóc, cười hay nói, uống rượu hay kêu làng thì có khác gí nhau? Chi Phèo thích kêu làng. Thông thường kêu làng là một hiệu lực khẩn cấp để có được sự chú ý và trợ giúp của mọi người. Nhưng trường hợp Chí thì khác, cho dù hắn kêu làng "như một người bị đâm" thì giỏi lắm cũng làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn "không ai động dạng". "Đáp lại lời hắn chi có lù chó cắn xôn xao trong xóm" Những chi tiết này thật là đơn giản, nhưng Nam Cao nói với người đọc rất nhiều về kiếp sống của người nông dân bị tha hoá, không còn được làm người. Điều đáng nói nữa, tuy vốn là một nông dân lương thiện, nhung khi bị biến thành quỷ dữ thì những kẻ như Chí Phèo rất để bọn thống trị lợi dụng. Từ chỗ hung hãng xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến gọi tên tục láo ra mà chửi, Chí Phèo đã nhanh chóng trở thành "anh đầy tớ chân tay mới của lão". Đồng thời, Chí cũng nhanh chóng trở thành kè mù quáng gây tai hoạ cho những nông dân lương thiện khác. Hắn say liên miên, "bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại người ta giao cho hắn làm", "hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhèu hạnh phúc, làm chày máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện".

Và cuối cùng khi đã hoàn toàn bế tác, Chi Phèo phải tự kết liễu cuộc đời mình. Điều đó đã khẳng định một cách thấm thía nỗi đau của một con người bị tàn phá về thể xác, bị huỷ diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt không cho làm người. Đây là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời. Nam Cao là người đã chăm chú theo dõi và bị ám ảnh bởi hiện tượng này. Trong một số tác phẩm khác, ông đã xây dựng không ít nhân vật vốn hiền lành trở thành ngang ngươc, chẳng hạn như Trạch Văn Đoành trong Đôi móng gió, cụ Lộ trong Tư cách mõ hoặc Đức trong Nửa dêm... Và trong Chí Phèo, nhân vật này củng không khác gì những bậc "tiền bối" của hắn là Năm Thọ hay Bình Chức. Do đó, sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo, trước hết là đã vạch ra cái quy luật tàn bạo, bi thảm: người lao động lương thiện bị áp bức bóc lột đến cùng cực và chỉ họ còn cách chống trà bằng con đường lưu manh hoá.

Đôi lứa xứng đôi

Nhưng giá trị độc đáo của tác phẩm không chi ở đó Viết về trường hợp nông dân bị lưu manh hoá, với tư cách là một cây bút hiện thực nghiêm ngặt, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo, bằng cách đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ, ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội tàn ác cướp đi cả nhân tính lẫn nhân hình. Đặc biệt Nam Cao đã thể hiện một cách sâu sắc bi kịch tâm hồn của một nông dân khao khát làm người lương thiện nhưng bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt. Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện tập trung qua mối tình giữa Chí Phèo và Thị Nở. Bề ngoài nhà văn mô tả mối tình này vẻ cười cợt tàn nhẫn, kì thực ông lại dành cho đôi trai gái khốn khổ sự cảm thông sâu sắc. Mối tình của họ đích thực là một tình yêu chân chính. Ban đầu Chi Phèo đến với Thị Nở đơn thuần là tư cách của một anh đàn ông say rượu đang ngứa ngáy xác thịt. Thị Nờ lúc đầu cũng chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở Chi Phèo, nhưng về sau điều kì diệu là người đàn bà này đã đánh thức bản chất lương thiện của Chi Phèo. Đoạn văn nói thức tỉnh của Chi Phèo sau đêm gặp Thị Nở là một đoạn tuyệt bút thể hiện tư tưởng nhân đạo của một cây bút tầm cỡ. Ấy là cải buổi sáng mà lần đầu tiên, Chi Phèo tỉnh táo để nghe thấy bản nhạc rộn ràng của thiên nhiên và cuộc sống lao động: tiếng chim hót, tiếng cười nói, tiếng anh thuyền chài đuổi cá và câu chuyện của những người đi buôn vải... Trước kia vì triền miên trong cơn say, mải gây gổ, đập phá, Chi làm sao nghe thấy những âm thanh quen thuộc kia? Và Chí nhớ lại niềm ao ước của minh ở những ngày rất xa xưa. Chí hiểu hoàn cành cay đắng của mình và lo lắng làm sao xoá được những vết rạch dọc ngang trên mặt, Chí nghĩ đến ngày mai đói rét, ốm đau và cô độc. Cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Đến khi Thị Nở đem đến cho bát cháo, Chí vô cùng cảm động, thấy mắt mình ươn ướt và nhận ra rằng cháo ngon. Hương vị của cháo hành tức là hương vị của tình người, của tình mộc mạc chân thành, của hạnh phúc giàn dị lần thứ nhất Chí Phèo được hưởng. Nhờ tình yêu của Thị Nở, bản chất lương thiện, trong trắng của anh canh điển bị vùi dập nhiều năm, nay đã sống dậy. Chí Phèo "thèm lương thiện", mong được nhận trở lại "xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện". Thị Nở sẽ là người giúp hắn trở lại thế giới lương thiện này.

Nhưng mối tình với Thị Nở không thành. Bà cô Thị dứt khoát không cho cháu đâm đầu đi lấy Chi Phèo, một kẻ chuyên rạch mặt ãn vạ. Bà cô Thị Nở cũng như mọi người dân làng Vũ Đại chỉ quen coi Chí là quỷ dử từ lâu rồi. Bây giờ Chí có lương thiện, mọi người cũng không nhận ra, và do đó quyết không nhận Chi vào cái xã hội bằng phẳng lương thiện. Như vậy, Chi sinh ra làm người, nhưng đã không được quyền làm người. Đây là bi kịch tình thân hết sức đau đớn của Chí. Trong tình trạng khủng hoảng và tuyệt vọng, đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình, mặc dù trước đó định đến nhà Bá Kiến. Nhưng đây không phải là việc làm hoàn toàn do thiếu suy nghĩ hay hoàn toàn do Chí say rượu. Đâu phải vô cớ mà vừa đi tù về, Chi đã xách vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ! Về sau, tuy làm tay sai cho Bá Kiến, nhưng ngọn lửa hờn căm vẫn âm ỉ cháy trong con người Chí; nhất là khi y đã thức tỉnh để hiếu được nguyên nhân sự khốn khổ của mình. Chí đâm chết Bá Kiến không chỉ vì say, mà còn vì mối thù giai cấp đã bùng cháy trong con người Chí. Cái chết của Chí cũng là tất yếu. Việc tự sát không phải là hành động mù quáng do hơi men mang đến. Đây là một bi kịch Chí đã thức tỉnh, tức là anh ta không thể đập phá như xưa, không muốn trở về cuộc sống của con quỷ dữ. Chí muốn lương thiện, nhưng xã hội lương thiện không thừa nhận Chí. Cà hai ngả đường đều bế tác, chết. Như vậy đối với Chí, niềm khao khát lương thiện còn cao hơn mạng sống. Trong sáng tác của Nam Cao, không thiếu những nhân vật nông dân quý nhân phẩm hơn sự sống. Để giữ lòng tự trọng, lão Hạc đã tìm đến cái chết. Để không phải chứng kiến cảnh nhục nhã, lang Rận đã tự treo cổ mình. Ở đây, cái chết đau đớn dữ dội của Chí có giá trị tố cáo sâu sắc không dễ gì dập tắt. Điều này phản ánh cảm quan hiện thực của Nam Cao.

Bên cạnh những thành công nêu trên, Chí Phèo cũng có một vài hạn chế. Chẳng hạn, cũng như không ít tác phẩm hiện thực văn học khác, Nam Cao đã không thấy được khả năng đổi đời của người nông dân, ông có cái nhìn bi quan về tiền đồ của họ. Đôi khi nhà văn ít nhiều còn thể hiện cái nhìn khinh bạc đối với người nông dân khốn khổ. Điểu này thật sự đáng tiếc, nhất là đối với một cây bút gắn bó sâu nặng với những kiếp người nghèo khổ như Nam Cao.

Nội dung sâu sắc, mới mẻ nêu trên đã được chuyền tải đến người đọc bằng một nghệ thuật viết văn bậc thầy. Đấy là những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tiêu biểu là Chí Phèo và Bá kiến. Đây có thể coi là điển hình xuất sắc, vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Khi xây dựng những nhân vật Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tà những trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật. Kết cấu của tác phẩm cũng mới mẻ, thoạt xem như vô cùng phóng túng, gặp đâu nói đấy, chẳng theo một trật tự thời gian nào, mở đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược thời gian kể về lai lịch nhân vật Thực chất đây là lối kết cấu rất chặt chẽ theo lôgic tâm lý nhân vật. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cũng rất sắc sào trân thuật thì linh hoạt biến hoá với nhiều giọng điệu phong phú chứng tò nhà văn có khả năng nhập vào các với truyện khác nhau và chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên trong mạch trần thuật...

Với những phẩm chất ấy. truyện ngắn Chi Phèo đúng là "một phát hiện về nội dung, một khám phá về nghệ thuật" (Lé-ô-nổp Lé-ô-níth xứng đáng được coi là một kiệt tác.

Viết bình luận