Bài thơ Đây thôn vĩ giạ của Hàn Mặc Tử... mối tình riêng tư của tác giả. Theo ý anh (chị) nên hiểu như thế nào về nguồn cảm hứng cùa bài thơ, về tâm sự của nhà thơ gửi trong đó, và về những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của ông trong thi phẩm này?

Đề bài: Bài thơ Đây thôn vĩ giạ của Hàn Mặc Tử được người đọc tiếp nhận rất khác nhau. Có người hiểu bài thơ như là một bức tranh thi vị của xứ Huế, có người lại hiểu bài thơ trước hết thể hiện mối tình riêng tư của tác giả.

Theo ý anh (chị) nên hiểu như thế nào về nguồn cảm hứng cùa bài thơ, về tâm sự của nhà thơ gửi trong đó, và về những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của ông trong thi phẩm này?

Bài làm:

Sau khi ông Võ Đình Cường công bố "Mấy tư liệu chính xác" về "Mối tình" giữa Hàn Mặc Tử và Hoàng Thị Kim Cúc (Tập văn phật Đản, P.L. 2536 của Ban Văn hóa Trung ương G.H.P.G.V.N Số 23 – 5 - 1992) thi mọi người đểu biết mối tình Hàn Mặc Tử - Hoàng Thị Kim Cúc chỉ là mối tình thuần túy đơn phương, nghĩa là chi có Hàn Mặc Tử yêu Hoàng Thị Kim Cúc chứ Hoàng Thị Kim Cúc không hề có tình yêu đối với Hàn Mặc Tử. (Xem thư của Hoàng Thị Kim Cúc gừi nhà thơ Quách Tấn đề ngày 15 – 4 - 1971). Điều này hoàn toàn bác bỏ những lời đồn đại về việc cô Cúc gửi ảnh của mình (mặc áo trắng nữ sinh Đồng Khánh, đứng bên khóm trúc) cho Hàn Mặc Tử.

Hình ảnh nào cũng độc đáo

Hoàng Thị Kim Cúc chỉ có một cử chỉ duy nhất gọi là tỏ chút tình cảm đối với Hàn Mặc Tử như thế này thôi: Khi nhà thơ đã lâm bệnh nặng, một người bạn thân của Hàn Mặc Tử đồng thời là em thúc bá của Hoàng Thị Kim Cúc có khuyên Hoàng Thị Kim Cúc "hãy an ủi một tâm hồn đau khổ". "Thay vì viết thư thăm, tôi (Hoàng Thị Kim Cúc) gởi một bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái carte postale Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc dò ngang với cô gái chèo dò. có mấy khóm tre, có cả ảnh trăng hay ảnh mặt trời chiều xuống mặt nước, với lời thăm hỏi sức khỏe Tử, viết sau tấm ảnh mà không kí tên rồi nhờ Ngâm (tên người em thúc bá nói trên của Hoàng Thị Kim Cúc - NĐM) trao lại

Sau một thời gian tôi nhận bài thơ "ở đây thôn Vĩ Giạ" và một bài khác nữa cũng do Ngâm gởi về (bài này các sách báo đều đăng cả rồi). Không ngờ sức tường tượng của thi nhân quá khác thường đến biến bức ánh phong cảnh đó thanh bức ảnh bến Vĩ Giạ lúc hửng đông hay một đêm trăng (thư của Hàn Mặc Tử gửi Hoàng Thị Kim Cúc kèm theo bài thơ "ở đây thôn Vĩ Giạ" có câu: Có nhận dược bức ảnh BM Vĩ Giạ lúc hửng đông hay là một đêm trăng?").

Cãn cứ vào tài liệu trên, ta có thể suy đoán rằng, bài thơ Đây thôm Vĩ Giạ đã được khởi hứng từ bức bưu ảnh do Hoàng Thị Kim Cúc tặng cho thi nhân. Và Hàn Mặc Tử đã ngắm nhìn bức bưu ảnh đó mà tưởng tượng ra bức tranh bến Vĩ Giạ trong bài thơ nổi tiếng của mình. Giá như bức bưu ảnh ấy còn lại đến ngày nay thì thú vị biết bao. Cảnh trong đó không biết như thế nào mà nhà thơ lại nhận xét một cách phân vân: "Bến Vĩ Giạ lúc hửng đông hay là một đêm trăng".

Và bài thơ ra đời, khổ đầu là "Vĩ Giạ hửng đông" "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên", và khổ sau là "Vĩ Giạ đêm trăng", "Thuyên ai dậu bến sông trăng đó, có chở trăng về kịp tối nay?". Tình yêu và trí tưởng tượng đã giúp Hàn Mặc Tử nhỉn bức bưu ảnh chụp cảnh sông nước làng quê nào đấy thành bến Vĩ Giạ. Như vậy quá trình làm thơ chắc hẳn là quá trình nhà thơ đối thoại âm thầm với tấm ành, tự đặt cho mình những câu hỏi này ra từ sự ngắm nhìn say mê phong cảnh nơi "quê hương" của cô gái mà thi sĩ bấy lâu vẫn thầm yêu trộm nhớ: Vườn ai mướt quả xanh như ngọc? Thuyền ai dậu bến sông trăng đó? Ai biết tình ai có đậm đà? Bên cạnh đó là những hỉnh ảnh mơ hồ , không xác định, tự nó cũng là những câu hỏi không lời đáp, đại loại như những hình ảnh: "Lả trúc che ngang mặt chữ điền" hay "Mơ khách đường xa, khách đường xa"...

Vậy tính phiếm chỉ phân vân, tính hư ảo, mơ hồ, là đặc điểm độc đáo của bài thơ Đây thôm Vĩ Giạ rất phù hợp với mối tình đơn phương của thi sĩ. Phân tích bài thơ, không nên suy diễn cành trong đó thành ra những hình ảnh xác định rõ ràng, cụ thể. Làm như thế, e rằng sẽ xua đi mất chất lãng mạn và cùng với nó, hồn thơ đích thực của tác phẩm.

Đây thôn vĩ giạ là một thi phẩm toàn bích, nghĩa là câu nào, chữ nào cũng hay, hay từ gốc đến ngọn.

Tuy nhiên, không phải câu nào, hình ảnh nào cũng độc đáo, nghĩa là những sáng tạo mới lạ và riêng cùa Hàn Mặc Tử.

Theo tôi, độc đáo hơn cả là những hình ảnh sau đây:

(...) Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(...) Gió theo lối gió mảy đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

(...) Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra.

Nhưng những câu đó đều là những câu khó hiểu nhất của bài thơ. Vì đó là những hình ảnh hư ào, mơ hồ nhất. Phải chăng, tác giả quan niệm như thế là "màu sắc trừu tượng" "là thứ gì nửa thực, nứa hư, nghe, thấy, biết mà không làm chủ dược", nhưng đó mới là "cái đẹp của thơ" (Tựa tập Tình huyết của Bích Khê).

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Theo tôi, cái độc đáo và đẹp của câu thơ "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" là ở nghệ thuật cách điệu hoa - Không nên tìm ở đây hình ảnh tả thực.

"Gió theo lối gió mây đường mây. Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay" là nhịp điệu, là không khí, là nỗi buổn, là linh hồn dịu dịu cùa sông nước Huế.

Còn "Áo em trắng quá nhìn không ra" có lẽ là hình ành cô gái Huế, màu áo trắng trong, lận vào "sương khói mờ nhân ảnh" đầy hư ảo của Huế và của trí tưởng tượng của nhà thơ.

Mối tình của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc có vai trò gì ở bài thơ này không? Nhất định là có. Đó chính là nguồn cảm hứng của tác phẩm. Nhưng không nên phân tích bài thơ như là sự diễn tà cái lôgic chặt chẽ và cụ thể của mối tình Hàn Mặc Tử - Hoàng Thị Kim Cúc. Mối tình đơn phương và hư ảo ấy có lẽ chi đem đến cho cành Vĩ Giạ thêm chất mộng mơ thi vị rất lý tưởng và một nỗi buốn man mác...

Có người đặc biệt ca ngợi hinh ảnh này ở khổ thơ thứ hai "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay". Đó quả là một hình ảnh thơ mộng và đẹp. Nhưng độc đáo thi không phải

"Thuyền gối bãi", "Thuyên đậu bến", "Thuyên chở trăng", những hình ảnh do thực ra là những hìmh ảnh có tính ước lệ rất phổ biến trong thơ (kim cổ (thơ Đỗ Phủ, Trương Kế, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Quách Tấn, Yến Lan, Thúc Tể v.v...).

Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Nhìn bức bưu ảnh, Hàn Mặc Tử đã tưởng tượng ra câu hòi ấy của Hoàng Thị Kim Cúc (chứ Hoàng Thị Kim Cúc có mời mọc gi đâu).

Và bài thơ kết thúc củng bằng một câu hỏi: "Ai biết tình ai có đậm đà?”

Câu hỏi cuối bài thơ có lẽ là lời đáp của câu hòi mở đầu tác phẩm: "Ai biết tình ai có đậm đà mà về thăm thôn vĩ". Câu trả lời cũng chỉ nên mơ hồ thế thôi (“ai biết tình ai"). Vì người ta có hỏi mình đâu và có chắc gì yêu mình đâu mà trả lời cụ thể. ở đây nói năng cụ thể sẽ là sỗ sàng và vô duyên.

Tóm lại mơ hồ, phiếm chỉ là đặc trưng chung của bài thơ, là vẻ đẹp mộng mơ của Huế, là đặc trưng mối tình ngậm ngùi hư ảo của Hàn Mặc Tử đối với Hoàng Thị Kim Cúc.

 

Viết bình luận