Bình giảng bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) của Chủ tịch Hồ Chí Minh

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo.

Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) là một trong những tác phẩm đặc sắc của Người.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh ra dời

Bài thơ này không có trong tập Nhật kí trong tù. về sau, khi xuất bản, được đưa thêm vào vì bài thơ được sáng tác ngay khi Hồ Chí Minh ra tù.

b. Vẻ dẹp cổ điển

- Câu khai:

Thủ pháp nhân hóa tu từ và điệp từ: “Mây ôm dãy núi, núi ôm mây” đã góp phần vẽ nên một khung cảnh mây, núi trùng trùng điệp điệp, rất có hồn, rất đáng yêu.

Câu thơ này còn tiềm ẩn một ý nghĩa tượng trưng cho tình thế chính trị phức tạp tại thời điểm năm 1943, trong lúc các thế lực phản động, thù địch đã giam hãm nhà lãnh tụ. Hình ảnh đó còn có sức khái quát về tình thế éo le, khắc nghiệt mà người tù Hồ Chí Minh đã bị rơi vào.

- Câu thừa:

Đây là hình ảnh đẹp nhất và lan tỏa khắp bức tranh thơ.

Thủ pháp so sánh tu từ “lòng sông như gương” đã làm bật lên vẻ đẹp tuyệt vời của tấm lòng Hồ Chí Minh. Đó là một tấm lòng thủy chung son sắt, trong sáng thanh khiết, một lòng vì dân, vì nước trong bất kì nghịch cánh nào của cuộc đời.

c. Tâm trạng của nhà thơ

- Nỗi niềm nhớ thương, lo lắng khôn nguôi cho vận mệnh Tổ quốc..

- Nỗi niềm nhớ nhung bạn bè, đồng chí da diết, cháy bỏng.

Ở câu chuyển và câu hợp có sự tương phản giũa cái hữu hạn và cái vô hạn.

d. Đánh giá

- Đọc bài thơ chúng ta thấy hiện lên hình ảnh của một con người có nghị lực phi thường - nghị lực thép.

- Bài thơ thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh nhưng đáng nhớ nhất ở bài thơ này là chủ nghĩa lạc quan cách mạng vô bờ bến của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.

3. Kết bài

Mới ra tù, tập leo núi là một bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp tinh tế, thể hiện nghị lực kiên cường, tấm lòng yêu nước thiết tha, tinh thần phấn đấu không mệt mỏi trước bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt nào của Hồ Chí Minh.

Mới ra tù, tập leo núi

B. BÀI LÀM

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại cho nhân dàn ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Riêng thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong sáng tạo văn chương của Người. Đặc biệt những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật viết bằng chữ Hán của Người luôn để lại trong lòng những độc giả yêu thơ, say thơ, sức rung, sức gợi sâu xa. Trong số đó, bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) là một bông hoa nghệ thuật tỏa hương thơm ngào ngạt:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,

Lòng sông gương sáng bụi không mờ;

Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,

Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.

Theo hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp thì thời gian lãnh tụ Hồ Chí Minh bị bắt cứ kéo dài mãi và không có tin tức gì. Có tin đồn Người đã mất. Đúng lúc các đồng chí của Người đang lo lắng bởi nguồn tin ấy thì bỗng nhận được một bờ báo từ Trung Quốc gửi về bên lề có ghi mấy lời nhắn gửi: “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác, ở bên này bình yên” và kèm theo bài thơ này nhưng không có nhan đề.

Như vậy, bài thơ này không có trong tập Nhật kí trong tù. Về sau, khi xuất bản được đưa thêm vào vì bài thơ được sáng tác ngay khi Hồ Chí Minh được trả tự do sau umười bốn trăng tê tái gông cùm”.

Bài thơ trên có bốn câu. Câu khai và câu thừa chất chứa vẻ đẹp cổ điển. Câu chuyển và câu hợp là tâm trạng của nhà thơ.

Câu khai:

Phiên âm: Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,

Dịch nghĩa: Mây ôm dãy núi, núi ôm mây,

Dịch thơ: Núi ấp ôm mây, mây ấp núi.

Đối chiếu với cả ba bản, chúng ta thấy bản dịch thơ không chính xác so với nguyên tác ở trật tự: mây - núi; núi - mây (nguyên tác) và núi - mây; mây núi (bản dịch). Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến cách hiểu của người thưởng thức nghệ thuật về chỗ đứng của bài thơ khi ngắm cảnh thiên nhiên. Nếu trật tự unúi” đứng trước thì nhà thơ đứng ở dưới chân núi - một vị tri thấp (cảnh 1). Nếu trật tự “mây" đứng trước, thì nhà thơ đứng ở trên cao tại một ngọn núi có mây lành quấn quýt, ở vị trí này, nhà thơ lại tiếp tục trông lên, lại thấy còn có dãy núi cao hơn nữa và một lớp mây nữa bồng bềnh trên đỉnh ngọn cao chất ngất.

Cũng ở vị trí này, nhà thơ nhìn xuống thì mới thấy được hình ảnh một dòng sông thơ mộng chảy ngang chân núi, ulòng sông như gương, không chút bụi” vì phản chiếu ánh sáng chói chang của bầu trời (cách 2). Bởi thế, hiểu câu thơ theo cách thứ hai sẽ hợp lô-gic hơn. Mặt khác, thủ pháp nhân hóa tu từ và điệp từ: umây ôm dãy núi, núi ôm mây” đă góp phần vẽ lên một khung cảnh mây, núi trùng trùng điệp điệp rất có hồn, rất đáng yêu. Đặc biệt, câu thơ này còn tiềm ẩn một ý nghĩa sâu xa. Hình ảnh “Mây ôm dãy núi, núi ôm mây” tượng trưng cho tình thế chính trị phức tạp tại thời điểm 1943, tượng trưng cho các thế lực phản động, thù địch đã giam hãm nhà lãnh tụ. Hình ảnh ấy còn có sức khái quát về tình thế éo le, khắc nghiệt mà người tù Hồ Chí Minh đã gặp phải.

Phiên âm: Giang tâm như kính tịnh vô trần.

Dịch nghĩa: Lòng sòng như gương, không chút bụi.

Dịch thơ: Lòng sông gương sáng bụi không mờ.

Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn

Đây là hình ảnh đẹp nhất lan tỏa khắp bức tranh thơ. Thủ pháp so sánh tu từ “lòng sông gương sáng” đã làm bật lên vẻ đẹp tuyệt vời của tấm lòng Hồ Chí Minh. Đó là một tấm lòng thủy chung son sắt, trong sáng, thanh khiết, một lòng vì dân vì nước trong bất kì nghịch cảnh nào của cuộc đời.

Nhìn chung, chỉ vài nét chấm phá đơn sơ: “vân sơn”, “sơn vân”, “giang tâm' nhà thơ đã vẽ được một bức tranh thủy mặc tráng lệ, thâu tóm được sắc hồn của thiên nhiên tạo vật. Đây là bút pháp thường gặp trong Cổ thi (Đường thi, Tông thi). Vậy nên bức tranh thơ chuyên chở vẻ đẹp cổ điển

Đến câu chuyển và câu hợp là tâm trạng của nhà thơ:

Ở câu chuyển nhà thơ bày tỏ nỗi nhớ thương, lo lắng khôn nguôi cho vận mệnh của đất nước:

Phiên âm: Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,

Dịch nghĩa: Một mình bồi hồi dạo bước trên đỉnh núi Tây Phong,

Dịch thơ: Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh.

*Bồi hồi” là ở trong trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩa trở đi trở lại làm xao xuyến không yên, thường là khi nghĩ đến việc đã qua. Trong ca dao chúng ta cũng thường gặp tâm trạng này:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

Còn trong bài thơ này, trên đỉnh núi Tây Phong ở Quảng Tây xa vời vợi, Hồ Chí Minh bước từng bước cô độc (độc bộ). Bản dịch thơ đã bỏ mất hai chữ “độc bộ” (một mình) từ nguyên tác, làm giảm đi nỗi cô đơn, trống vắng của nhà thơ khi phải cách biệt quê cha đất Tổ, xa đồng chí, xa người thân. Vả lại, cái dáng đi trầm tư dạt dào cảm xúc ấy còn chất chứa biết bao âu lo của nhà thơ về con đường cách mạng giải phóng dân tộc, cứư nước, cứư dân thoát khỏi cảnh cay cực, lầm than, thoát khỏi đêm tối leo lét, mông mênh của cuộc đời nô lệ.

Cuối cùng, ở câu hợp, nhà thơ bộc bạch nỗi niềm nhớ nhung bạn bè, đồng chí da diết, cháy bỏng:

Phiên âm: Dao vọng Nam thiên ức cố nhân

Dịch nghĩa: Trông về phía trời Nam xa xăm nhớ bạn cũ

Dịch thơ: Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.

Câu thơ trong bản dịch bỏ mất chừ udao” trong udao vọng” có nghĩa là xa xăm, làm giảm đi sức gợi cho tứ thơ. Vì thế, ở nguyên tác trên bức tranh thơ mở ra bao la, tuy xa xăm về khoảng cách địa lí nhưng rất gần trong tâm hồn của một con người bao giờ cũng chất chứa trong lòng mình tình cảm nhớ nước khôn nguôi, nhớ đồng bào tha thiết, nhớ đồng chí vô hạn.

Như vậy, ở câu chuyển và câu hợp, nhà thơ đã dùng thủ pháp nghệ thuật tương phản trong chiều sâu hun hút của ý thơ: một mình (độc bộ) bồi hồi dạo bước trên đỉnh núi Tây Phong là cô đơn nhưng nhà thơ “nhớ bạn xưa” (ức cố nhân) thì là không còn cô đơn nữa vì tâm hồn Hồ Chí Minh vẫn đang sống trong tình cảm yêu thương vô hạn của đồng chí, đồng bào. Do đó, nói ở hai câu thơ có sự tương phản giữa cái hữu hạn (một mình Hồ Chí Minh) với cái vô hạn là vậy.

Đọc bài thơ chúng ta thấy hiện lên hình ảnh của một con người có nghị lực phi thường - nghị lực “thép”. Thật vậy, khi được bọn Tưởng Giới Thạch trả tự do, sức khỏe của Người rất yếu, một phần vì tuổi cao, một phần vì đã 14 tháng ròng phải cam chịu đọa đày tê tái cả về tinh thần lẫn thể xác. Cụ thể là mắt kém, chân đau không bước được phải bò, phải lết. Ấy thế mà Người vẫn cố gắng tập leo núi để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, chờ ngày trở về quê hương Việt Nam mến yêu để cống hiến cho cách mạng.

Thêm vào đó, bài thơ thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh. Sự hòa hợp giữa con người chiến sĩ và thi sĩ, sự hòa hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại, chất thép và chất trữ tình, trữ tình và tự sự. Nhưng đáng ghi nhất ở bài thơ này là chủ nghĩa lạc quan cách mạng vô bờ bến của một bậc thi nhân, đại trí, đại dũng.

Mới ra tù, tập leo núi là một bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp tích tụ, thể hiện nghị lực kiên cường, tấm lòng yêu nước thiết tha, tinh thần phấn đấu không mệt mỏi trước bất kì hoàn cảnh khác nghiệt nào của Hồ Chí Minh.

Viết bình luận