Hãy bình luận ý kiến sau đây của triết học gia Hi Lạp Dê - nông (364 - 254 trước Công nguyên): “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn"

Nói và nghe là hai hoạt động sinh lí - tâm lí của con người. Nói và nghe là sự thể hiện cách sống, cách ứng xử giao tiếp của mỗi người. Nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-254 trước Công Nguyên) từng nhắc nhở:

"Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn ",

Nói và nghe là hai hoạt động sinh lí - tâm lí của con người

Tại sao trong cuộc sống hàng ngày giữa cộng đồng, chúng ta cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Nói và nghe là để trao đổi và tiếp nhận thông tin, ý kiến, tư tưởng, tình cảm giữa hai đối tượng, giữa hai người với nhau.

Trong hội họp phổ biến công tác, chỉ thị, nghị quyết cử toạ chủ yếu lắng nghe, tiếp thu. Trường hợp tranh luận, trao đổi mới phát biểu ý kiến. Trong tâm sự, tâm tình nên nói nhỏ, nghe nhiều, lắng nghe. Trong lúc bàn bạc việc học hành, việc làm ăn, cũng nên biết lắng nghe, biết nói ít nghe nhiều để hướng tới chán lí lẽ phái.

Không nên nói quá to vừa nói vừa vung tay. Nên hướng về phía người đối thoại, nét mặt bình thản hoặc vui tươi, tránh cau có, khiếm nhã. Biết nói ít, nói ngắn, biết lựa lời mà nói, không cướp lời, cần ôn tồn lúc tranh luận. Ngôn từ sử dụng lúc giao tiếp phải ngắn, rõ không tục tằn thô lỗ. "Ăn nhai, nói nghĩ", "Học ăn, học nói, học gói, học mở" là những bài học quý báu. Nói ít, nói ngắn, nói giản dị, mộc mạc, không đãi bôi, không hoa hoè hoa sói. Tóm lại; nói là nghệ thuật trong giao tiếp, ứng xử. Qua lời nói, nội dung, khẩu ngữ, cử chỉ, ta biết được nhân cách văn hoá của người nói. May gì, tốt đẹp gì những kẻ ba hoa, nói dài, nói dai mà trống rỗng. Nói ít, nói chân thực, nói lịch sự là điều ta cần biết, cần nhớ.

Trong giao tiếp, không chỉ biết làm chủ ngôn ngữ mà còn phải biết lắng nghe: nói ít mà nghe nhiều. Nói phải lựa lời, phải suy nghĩ. Nghe phải chú ý, chủ tâm lắng nghe và suy ngẫm. Lắng nghe lúc tâm tình, tâm sự. Lắng nghe để tiếp thu, để hiểu nội dung vấn đề mà người nói đang trình bày. Lắng nghe để học hỏi: học hỏi điều khôn, điều mới lạ.

Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Người lịch duyệt tự đặt cho mình 6 câu hỏi trước lúc nói: nói với ai?, nói điều gì?, nói nhằm mục đích gì?, nói ở đâu?, nói lúc nào? và cách nói như thế nào? Người nghe cùng vậy, phải tự hỏi mình: Nghe ai nói?, nghe nói về điều gì, chuyện gì? nghe nhằm mục đích gì?, nghe người ta nói ở đâu?, nghe người ta nói vào lúc nào?, và nghe cách nói của người ta ra sao?

Làm gì cũng phải chủ động. Nghe người ta nói cũng phái chủ động. Chủ động về thời gian. Chủ động về tư thế, về ý thức. Lúc giao tiếp, ta phái thận trọng, tế nhị trong các trường hợp sau đây: người nói quá dài: nói toàn chuyện vu vơ, vô nghĩa; thái độ, cử chỉ người nói thô lổ, cục cằn, thậm chí có lời đe doạ, có lời mơn trớn, dụ dỗ,... Trong bất cứ trường hợp nào, người nghe đều phải chủ động, tinh tế, ý nhị, biết phân biệt đúng/ sai, phải/ trái, tốt/ xấu,... Biết lắng nghe, biết tiếp nhận, biết phả định,... nhưng phải kín đáo, thận trọng.

Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ nêu lên bài học về nói và nghe: ,ãBiết thì thưa thốt/ Không biết thì dựa cột mà  nghe", hoặc: "Người khôn nói ít làm nhiều/ Không như người dại lắm điều rởm tai ”.

Không chỉ biết nói ít nghe nhiều mà còn phái biết ứng xử. giao tiếp lịch sự, có văn hoá. Phải lấy tấm lòng thành thật để đối đãi với người, phải nói và nghe khôn ngoan, tế nhị. Một chữ “thực” là vàng ngọc trong giao tiếp: thực tâm, thực tình. Nói ít, nghe nhiều trên cơ sở chữ "thực " đó. Nói ít nghe nhiều là bài học làm người, lúc nào cũng mới mẻ.

Viết bình luận