Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến" là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để làm sáng rõ biện pháp đó

Có thể khắng định rằng những thi phẩm viết về người lính trong kháng chiến thường để lại ấn tựợng rất sâu sắc trong lòng người đọc. Cùng viết về đề tài người lính như “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Đồng chí” của Chính Hữu nhưng “Tây tiến” của Quang Dũng vẫn mang một gương mặt riêng thật khó quên, mang đậm hào khí lãng mạn của một thời gắn bó với một giai đoạn lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy của lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng.

ê’

“Tây tiến” không có một sáng tạo gì khác thường, đột xuất mà chỉ là sự tiếp tục cùa một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy, não nùng. Cùng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khố và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng và bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đều mang những nét chung và riêng.

Như đã nói, bài “Tây tiến” được viết theo bút pháp lãng mạn cho nên khi đọc bài thơ “Tây tiến”, người đọc như lạc vào chốn Tây Bắc hiểm trở và hùng tráng được dàn trải trong không gian nhớ mênh mang: “Tây Tiến ơi!”, “nhớ chơi vơi”, Và người lính “Tây tiến” xuất hiện trên một bối cảnh hoang vu và hiểm trở, dữ dội khác thường:

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lèn cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi’’

Những câu thơ mới đọc lên đã thấy sự gập ghềnh, hiểm trở. Hàng loạt thanh trắc “dốc”, “khúc khuỷu”, “dốc thăm thẳm”, như vẽ ra hình ảnh cheo leo, gập ghềnh của dốc núi. Tiếp đó là những chữ đùng rất bạo, nhất là ba chữ “súng ngửi trời”, hai câu sau có sự phối thanh tuyệt vời. Câu trên cũng đầy thanh trắc và dòng thơ như bẻ đôi để vẽ ra hai dóc núi vút lên và đố' xuống gần như thẳng đứng “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” và câu thơ sau thì toàn thanh bằng “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, một dòng thơ như bỗng bay ngang lưng trời. Ta tưởng tượng người lính tạm dừng chân nơi một sườn núi nào đó rồi phóng tầm mắt ra xa, thấy nhà ai đó thấp thoáng, ẩn hiện qua một không gian mịt mù sương rừng, mưa núi... Và trên cái nề hiểm trở, hùng vĩ đó, người lính Tây tiến xuất hiện cũng thật oai phong và dữ dội khác thường:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”

Trong thực tế, người lính Tây Tiến, do sinh hoạt gian khổ’, thiếu thốn và bệnh sốt rét rừng hành hạ, da dẻ xanh xao, đầu trụi cả tóc. Nhưng ngòi bút lãng mạn của nhà thơ đà biến những người lính Tây tiến thành những bức chân dung lẫm liệt, oai hùng.

Thơ ca lãng mạn quan niệm đã là người anh hùng ra nơi chiến địa thì phải như Kinh Kha đi sang đất Tần “một đi không về”. Hình tượng người lính Tây Tiến dường như cũng phảng phất bóng dáng của người anh hùng ấy:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh”

Người lính Tây tiến sinh hoạt và chiến đấu trong một hoàn cành vô cùng thiếu thốn cực khổ, các chiến sĩ chết vì sốt rét nhiều hơn vì chết trận, lúc chôn cất có khi đến manh chiếu che thân cũng chẳng có. Nhưng dù thế, hình tượng người chiến sĩ trong thơ vẫn phải đẹp, phải sang, phải hào hùng:

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Nói đến bi mà không lụy, vẫn đẹp và hào hùng, bài thơ có một màu sắc bi tráng, độc đáo. Nhưng sự chuyển mạch cảm xúc của Quang Dũng rất tự nhiên. Đến khổ thơ sau đây, trạng thái cảm xúc lại chuyển sang một gam khác:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Binh đoặn Tây tiến chủ yếu là những chàng trai Hà thành trẻ trung, hào hoa, thanh lịch cho nên những tâm hồn ấy rất dễ bị cuốn hút bởi cái tình tứ của cảnh, của người đặc biệt là cái đẹp có màu sắc xứ lạ phương xa. Trước những tiếng reo hò đầy vui sướng của các vũ nữ dân tộc Lào, tâm hồn nhạy cảm của các chiến sĩ Tây tiên còn phát hiện ra:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Phải là những tâm hồn tài hoa và mơ mộng mới cảm thấy được những vẻ đẹp vô cùng giản dị ấy.

những đêm sương muối giữa rừng

Những con người không nề hà trước những khó khăn, trước những gian khổ nơi rừng núi đêm đêm hồn mộng vẫn bay về với những cô gái Hà Nội. Đó là Hà thành hoa lệ, là những nàng kiều, những người con gái đẹp, mang đến xúc cảm đầy chất lãng mạn.

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Như vậy, cuốn theo hồn thơ Quang Dũng, Tây tiến đối với người đọc đã không chỉ còn là sự lưu giữ những sự kiện, những địa danh có thể chìm vào quên lãng. Tây Tiến còn là minh chứng cho một quá khứ hào hùng, một hồn thơ bi tráng và lãng mạn.

Đối lập với bài thơ “Tây tiến”, sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn, bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu lại được viết theo một bút pháp khác hẳn, đó là bút pháp hiện thực.

Người lính xuất hiện trong bài thơ này không trên một bốì cảnh khác thường mà trong cái môi trường quen thuộc, bình dị thường thấy ở các làng quê còn đói nghèo xơ xác:

“Quê hương anh nước mặn dồng chua

Làng anh nghèo đất cày lên sỏi đá"

Làng quê nào mà chẳng có giếng nước gốc đa, nơi người dân quê thường gặp gỡ hàng ngày, cho nên:

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Tác giả không hề có ý che giấu, trái lại còn nhấn mạnh đến cái vẻ nghèo đói, lam lũ của họ:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

Vẻ đẹp của họ là ở tình đồng chí, tình đồng đội gắn bó với tình giai cấp giữa những người nông dân mặc áo lính. Họ gần gũi nhau vì cùng ra đi từ những làng quế nghèo, trong kỉ niệm của họ cũng cảnh đồng ruộng, cũng túp lều tranh “gió lung lay”, cũng giếng nước gốc đa bình dị ấy và trở thành người lính. Họ lại gặp nhau trong hoàn cảnh thiếu thôn lam lũ của đời lính cũng chẳng khác hoàn cảnh người dân cày bao nhiêu. Cái gần gũi, cái giống nhau, cái thống nhất được nhấn mạnh hơn là cái đặc biệt, cái phi thường. Và sự thông nhất cao hơn cả là tình đồng chí. Đấy là một tình cảm lớn khiến họ vốn xa lạ và cũng chẳng hẹn quen nhau bỗng trở thành thân thiết, thậm chí thành đôi “tri kỉ”. Đó là một sức mạnh tinh thần to lớn khiến họ có thể rời bỏ ruộng nương, gia đình, coi thường mọi gian khổ, hi sinh. Chỉ cần “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là đã cồ đủ hơi ấm để. chống chọi với những cơn “sốt run người”, những ngày “buốt giá”, những đêm sương muối giữa rừng. Họ thật sự là những anh hùng nông dân, anh hùng áo vải.

Nhìn chung, những thi phẩm viết về người lính nhiều vô cùng nhưng tất cả những thi phẩm ấy đều quy tụ lại những vẻ đẹp của hình tượng chiến sĩ. Tuy đứng ở hai thái cực đôi lập nhau: bài thơ Tây tiến được viết theo bút pháp lãng mạn, bài thơ Đồng chí viết theo bút pháp hiện thực nhưng những con người anh hùng, dũng cảm ấy luôn sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Đó là những tượng đài bất tử về người lính.

Viết bình luận