Có ý kiến cho rằng: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc là hai đặc điểm lớn chi phối trong các sáng tác của văn học Việt Nam. Anh (chị) hãy bình luận và chứng minh hai đặc điểm trên

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuối những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)

Trong suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Đại Việt phải trải qua biết bao cam go, thử thách, bao cuộc đối đầu cùng bọn giặc ngoại bang. Bao thế hệ đi qua cùng thay nhau viết nên bao trang sử oai hùng. Từ trong đêm mờ xa xôi lịch sử, những áng thơ văn bất hủ ra đời và đã điểm tô, soi sáng mỗi tâm hồn con người Việt Nam bao năm qua. Đó là những lời thơ nồng nhiệt, cảm kích, các câu chuyện dân gian, ca dao dân gian thắm đượm tình người. Đó là những áng văn hừng hực hơi thở của thời đại... Đề tài yêu nước thương nòi, yêu chuộng hòa bình, tình người với lòng nhân đạo luôn thể hiện sâu sắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về tâm hồn của người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, mời bạn hãy ngược dòng thời gian để tìm hiểu, đắm mình trong lời thơ, trong câu chuyện dân gian mộc mạc thắm đượm tình người.

Ôi! Con người Việt Nam là thế, trung dũng là thế. Đất nước này, non sông này đã tiếp thêm bầu dũng khí trong trái tim vị thủ lĩnh dân tộc. Vì người không tự đánh mất mình, đánh mất dòng máu của bà mẹ Âu Cơ. Đất Đại Việt là của người Việt và cũng chính vì thế trên nền trời văn chương yêu nước. Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt mặc dầu ra đời sớm nhưng đã tỏa một thứ ánh sáng diệu kì:

Nam quốc Sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Như đẳng hành khan thủ bại hư.

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.)

Phải chăng đó là lời của thần linh, là ý trời mà quân ta vì thế đã cho giặc bao phen khiếp vía kinh hồn? Bài thơ là một tuyên ngôn sâu sắc, thể hiện một ý chí kiên quyết, một lòng yêu nước thiết tha, là ngọn lửa đốt cháy bọn bành trướng phương Bắc, nhen nhóm trong tâm hồn con người Đại Việt lòng yêu nước thương nòi.
Ta biết rằng, từ thế kỉ thứ mười đến thế kỉ mười lăm, nước Đại Việt đã thực sự rơi vào cuộc xâm lược của bọn Mông Nguyên, đất nước ta quá nhỏ so với một đế quốc cực độ hùng cường. Vận mệnh quốc gia như chuông treo đầu chì, lúc bấy giờ Trần Quốc Tuấn - vị Quốc công Tiêt chế triều Trần - đã đem tâm huyết của mình động viên các tướng sĩ. Thể là hịch tướng sĩ ra đời như một áng văn, một ánh sáng mầu nhiệm soi sáng bao tráng sĩ và cũng đã đánh gục bao tư tưởng không đúng đắn - tư tưởng hưởng lạc cá nhân. Lời hịch vang lên: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Ôi! Quả là một lời khẩn thiết sâu sắc. Ông đã vạch ra bao nhiêu sự lầm lạc của tướng sĩ bị đầu độc bời căn bệnh nguy hiêm như: “chọi gà”, “đánh bạc”, “rượu”, “gái”... Bài hịch là một chân lí đúng đắn, nó được viết bằng máu, máu của trái tim vị tướng lĩnh yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ! Ông đã lấy tiếng thổn thức của trái tim mình mà kêu gọi mọi người: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đảm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan Uổng máu quân thù. Giữa một giọt nước mắt cùa vị chủ soái rơi, làm ta thật xót lòng. Nhưng trong từng huyết quản, lòng căm thù giặc luôn sôi sục qua lời nói thật hùng hồn: ... Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ. Nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng!.

Nghị luận  về lòng yêu nước

Đến đây đâu phải là đã hết, thế kỉ XV áng thiên cổ hùng văn - Bình Ngô đạỉ cáo của Nguyễn Trãi ra đời. Đi sâu vào nội dung này, ta lại bắt gặp một lần nữa ý thức dân tộc được khẳng định rõ ràng đầy đù nhất:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỗi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên moi bén xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Dân tộc ta, đất nước ta có quyền sống độc lập, có sức sống độc lập. Ta có điều kiện chủ quan để tự cường, ta có người tài đức để xây dựng nền văn hiến rạng rỡ. ta có anh hùng hữu danh và vô danh để lãnh đạo nhân dân bảo vệ quyền tự chủ. Lại thêm một sức sống mới, quân ta mang nặng thù nhà nợ nước, theo tiếng thúc giục của trái tim họ đã ra bao đòn sấm sét:

Ngày mười tám, trận Chị Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh dại bại tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

Đó là đòn thứ nhất để tự khẳng định mình, các đòn kế tiếp theo ta thấy hiện ra cảnh thảm hại, nhục nhã:

Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.

Vì sao ta được chiến công rực rỡ như thế? Vì đại quân ta là hợp nhất bao trái tim nồng nàn yêu nước:

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

Và đưa mũi nhọn công kích về quân thù:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phái cạn

Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông

Nổi gió to trút sạch lá khô

Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

Bên cạnh đó, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của Nguyễn Trãi được bộc lộ sâu sắc:

Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bề mà van hồn bay phách lạc

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Nói tóm lại, ba tác phẩm này như một cụm núi Ba Vì cao nhất. Mỗi áng văn một vẻ, cả ba là mẫu mực tuyệt vời ở từng giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. Lòng yêu nước còn thể hiện qua ca dao dân ca đầm ấm thiết tha. Đó là tình yêu thiên nhiên. Có yêu nước mới thấy quê hương mình đẹp và có yêu thiên nhiên thì càng gắn bó hơn với đất nước, với đồng quê, bãi mía, luống cày. Ta hãy thử tìm hiểu về câu ca dao thân quen này:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thải mặt gương Tây Hồ.
(Ca dao)

Mới nghe qua, ta tưởng tượng trước mắt mình là một bức tranh. Một bức tranh được vẽ bằng cảm xúc, mà đường nét đó ta chỉ được cảm nhận. Bức tranh này thật sự gây xao xuyến lòng người, từ ngữ sao mà êm dịu quá như lời nhạc lời ca. Nó đưa tâm hồn ta trở về Thương nhớ đất Thăng Long với cuộc sống thanh bình, thú vị, tuyệt vời quá đỗi. Và đây, bức tranh xứ Nghệ:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

(Lời thơ Cảnh đẹp non sông - Ca dao)

truyền thống yêu nước

Với một trái tim yêu quê hương, yêu cuộc sống, ta sẽ dễ dàng rung cảm với cảnh vật thiên nhiên và ta sẽ tìm thấy ở đấy cái gì đó trở nên bất từ. Phải chăng đó là một cánh đồng màu mỡ để con người tồn tại và sinh sôi? Đã quyện mình gắn bó với thiên nhiên, với câu ca dao đậm màu sắc dân tộc thì hắn mỗi chúng ta không bao giờ quên được các câu chuyện dân gian mang đậm lòng nhân đạo, lẽ nhân sinh chống cái ác, đả kích cái ác và ủng hộ cái thiện có lẽ đó là một bản sắc truyền thống của dân tộc ta chăng?

Trong mỗi chúng ta, không ai mà không biết đến câu chuyện dân gian: Thạch Sanh - Lý Thông mà bà thường kể vào trời đêm mưa rả rích. Thạch Sanh là một chàng trai nghèo, thật thà chất phác, mồ côi cha mẹ, bị bạn là Lý Thông mưu hại nhưng Thạch Sanh vì hiền đức được trời phù hộ đã cưới được công chúa sắc nước hương trời, đánh đuổi giặc bằng tiếng đàn thần, rồi được làm vua, hưởng hạnh phúc suốt đời... Ôi, lúc nào và bao giờ, truyện cổ tích cũng mở đầu giới thiệu chàng trai, cô gái nghèo hoặc trẻ mồ côi hiền hậu, gặp nạn và sau thì cũng được hạnh phúc và sung sướng. Có lẽ ta đã bắt gặp mối giao cảm, lòng ưu ái của người dân với những con người bất hạnh. Qua các nhân vật đó, người dân luôn gửi gắm ước mơ của mình vào như tự an ủi, tạo nên món ăn tinh thần không thế thiếu trong cuộc sống thường nhật. Nu tinh tế hơn ta sẽ bắt gặp ước mơ của nhân dân đó là tạo hoàn cảnh cho Thạch Sanh đánh giặc, nhưng bước đầu cho giặc ăn cơm thần, hương vị thơm tho của hạt gạo Việt Nam, đậm màu sắc dân tộc. Thạch Sanh đánh giặc nhưng không có khói lửa đao binh, nhưng lại nghe đàn - âm thanh thân quen của vùng quê Việt Nam. Sau khi hưởng hương vị ngọt thơm của hạt gạo Việt Nam, nghe tiếng đàn réo rắt ấy thì bọn giặc đầu hàng. Đó là ước mơ xây dựng một thế giới đại đồng của toàn dân, tránh các cuộc chiến tranh phi nghĩa, đổ máu.

Lòng nhân đạo còn thể hiện ở sự đồng cảm của con người với con người. Bài thơ "Những điều trông thấy'" của Nguyễn Du sẽ thể hiện sâu sắc nhất. Trên đường đi sứ sang Trung Quốc, một cảnh tượng não lòng đã đập vào mắt nhà thi hào vĩ đại, đó là cảnh người mẹ và ba con đói vàng cả mắt đến nỗi:

Lần phổ xin miếng ăn

Cách ấy đâu được mãi

Chết lăn rãnh đến nơi

Thịt da béo cầy sói.

(Sở kiến hành)

Trong khi đó ở trạm Tây Hà các quán ăn uống thừa thãi no nê những của ngon vật lạ:

Nào vây cá gân hươu

Lợn dê mâm đầy ngút

Quan lần không chọc đũa

Tùy tùng chì nếm chút

Thức ăn thừa đô đi

Chó no ngấy món ngon.

(Sở kiến hành)

Đó là loại bức tranh đối nghịch nhau, là một bộ mặt thật của xã hội đương thời. Qua đó ta thấy tấm lòng nhân đạo của vị quan lớn trong triều đình, ông dễ dàng thông cảm và thấu hiểu với nỗi khổ của người khác - những con người cùng cực, khốn khổ, là tầng lớp dưới đáy xã hội.

Và tự hào hơn nữa là dân tộc ta luôn xừ trí theo lòng nhân đạo sâu sắc, cao đẹp. Điều đó ta đã bắt gặp ở áng văn Bình Ngó đại cáo, đó được xem như một đường nối:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quán điếu phạt trước lo trừ bạo.

Cũng có đoạn nói:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chỉ nhân để thay cường bạo.

tinh thần yêu nước

Như vậy dựa bên lí do chính trị, có lí do nhân đạo, bên sự tính toán thiệt hơn về lâu về dài, có đức lớn hiếu sinh vốn sẵn có của dân tộc. Thế là cách hay nhất để dẫn đến kểt thúc chiên tranh một cách tôt đẹp là dụ hàng rôi tha hàng binh vê nước, họ vê nước với tâm lòng cảm phục ta và với ý chí xâm lược tuyệt đối bị tan vỡ:
Tướng giặc bị cầm tù, như hô đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần vũ chăng giết hại, thể lòng trời ta mờ đường hiếu sinh.

Và mưu kế của Nguyễn Trãi càng sâu sắc hơn qua đoạn:

Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng

Ta lấy toàn quăn là hơn, đê nhân dân nghi sức

Chẳng những mưu kế kì diệu

Cũng là chưa thấy xưa nay.

Chiến tranh dài hai mươi năm kết thúc rất đẹp bằng hiệu quả tổng hợp của quân sự, chính trị, ngoại giao, bằng sức mạnh của vũ khí tài ba, ý thức của con người yêu nước bang chính nghĩa đạo lí, lòng nhân và ý chí hòa bình của dân tộc ta. Bình Ngô đại cảo vì thế mà nó sáng mãi với thời gian như một ngọn lửa soi sáng tâm hồn con người, nêu cao một lí tưởng vĩ đại; lí tưởng độc lập của các dân tộc trong một cảnh tượng hòa bình trường cửu:

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đôi mới

Kiền khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Ngàn thu vết nhục nhã sạch lâu.

Nói tóm lại, chủ nghĩa nhân đạo vẫn mãi mãi tồn tại trong văn học Việt Nam, nó đã ăn sâu trong tâm hồn của mỗi người dân đất Việt trong truyện cổ tích xa xưa và cả trong cuộc kháng chiến khốc liệt. Từ đó ta nhận ra những điều cao quý ở tổ tiên là: Tổ tiên, ông cha ta và cả chúng ta, đều thiện chiến mà không hiếu chiến. Bao đời rồi, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta luôn tồn tại, gắn bó mật thiết tạo nên một vẻ đẹp Việt Nam, vẻ đẹp vĩnh cửu. Là một ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hôm nay, được trở về với lịch sử dân tộc, về với dòng văn học dân gian, ta cảm thấy mình sung sướng và tự hào hơn bao giờ hết, tự hào được là người Việt Nam mang dòng máu Việt Nam. Mãi mãi và mãi mãi văn học Việt Nam - tiếng nói của tư tưởng con người sẽ trường tồn, mặc cho dòng chảy của thời gian cuốn phăng đi tất cả. Chúng ta - thế hệ đi sau phải biết giữ gìn, phát huy mãi những lí tưởng cao đẹp ấy để đất nước Việt Nam này mãi mãi là của chúng ta:

Để Đất Nước này là

Đất Nước Nhân dân

Đất Nước cùa Nhân dân,

Đất Nước của ca dao thần thoại.

(Đất Nước-Nguyễn Khoa Điềm)

Vì nó đã được đúc kết quá nhiều công sức, lí tưởng thanh niên và kết bằng máu, bằng xương, bàng trái tim nóng bỏng nhiệt huyết của những người đã ngã xuống. Chúng ta hãy tự tin hơn nữa:

Nếu được làm hạt giống mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đì đầu

Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa.

(Chào xuân 67- Tố Hữu)

Và câu trả lời đích thực nhất là hành động của chúng ta trong tương lai.

Viết bình luận