Em đã được nghe, được đọc nhiều câu chuyện về các vị anh hùng dân tộc có công lao chống giặc ngoại xâm. Hãy kể lại một câu chuyện về một vị anh hùng mà em thấy ấn tượng nhất

a) Mở bài

- Em đã được nghe, được đọc nhiều câu chuyện về các vị anh hùng dân tộc có công lao chống giặc ngoại xâm. Trong đó, câu chuyện mà em yêu thích và nhớ nhất chính là truyện về người anh hùng Thánh Gióng.

b) Thân bài

- Ngày xưa, ở làng Gióng, có đôi vợ chồng già mãi không sinh được một mụn con. Một hôm, bà ra đồng thấy vết chân lạ rất to, liền ướm thử, về nhà bà mang thai và một thời gian sau sinh ra một cậu bé.

- Cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy.

- Năm đó, giặc Ân từ phưong Bắc tràn sang xâm lấn bò cõi nước ta. Nhà vua sai sủ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đủng ra cứu nước, Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: "Ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc".

cảm nghĩ về chuyện thánh gióng

- Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi, com ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

- Khi nhà vua cho mang các thứ tới, cậu bé vưon vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt, lao ra trộn. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù, giặc chết như ngả rạ.

- Dẹp giặc xong, tráng sĩ cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hưong một lần cuối rồi cưỡi ngựa tu tu bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công on to lớn của Gióng, lập đền thò và suy tôn là Thánh Gióng.

c) Kết bài

- Câu chuyện nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.

Bày tỏ niềm tự hào sâu sắc vì được là người dân của nước Việt Nam. Em tự nhủ mình sẽ phải học tập thật giỏi để xây dựng đất nước giàu mạnh, xứng đáng với công đức của ông cha để lại.

Bài tham khảo


Đất nước ta trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử đã ghi lợi biết bao câu chuyện về những vị anh hùng dân tộc có công lao chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lộp và chủ quyền của đất nước. Và em đã biết đến những nhân vật lẫy lừng trong lịch sử đó nhờ những trang sử mà người xưa ghi lại, Trong đó, câu chuyện mà em yêu thích và nhớ nhất chính là truyện về người anh hùng Thánh Gióng. Câu chuyện ấy như sau:

Ngày xưa vào thời vua Hùng vương, ở làng Gióng có một bà mẹ tuổi đã cao nhưng vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà ra đồng và nhìn thấy một dấu chân rất to đqp nát cả vài luống cà. Bà sửng sốt và đưa chân mình vào ướm thử. về nhà, bà đã mang thai, chín tháng mười ngày, bà sinh được một cậu con trai bụ bẫm, đặt tên là Gióng. Nhưng kì lạ thay, Gióng lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Thủa ấy, giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Chúng đi đến đâu là cướp bóc, giết hại dân ta đến đó. Nhà vua sai sứ thần đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Một hôm sứ thần đi đến ngôi làng của Gióng, nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: "ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc".

thánh gióng giết giặc ân

Ai nghe thấy cậu nói cũng đều rất ngạc nhiên, sứ thần tức tốc chạy về tâu với nhà vua. Nhà vua nghe tin vậy thì mừng rỡ, sai người đi làm những món đồ mà Gióng yêu cầu ngay. Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quân áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cở làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu,

Khi nhà vua cho mang các thủ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh, Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trộn. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rợ. Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lợi quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lộp đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho hậu thế. Đó là câu chuyện về tinh thần chống giặc ngoại xam kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Câu chuyện đã mang lại cho em niềm tự hào sâu sắc vì được là người dân của nước Việt Nam. Em tự nhủ mình sẽ phải học tập thật giỏi để xây dựng đất nước giàu mạnh, xứng đáng với công ơn của ông cha muôn đời.

Viết bình luận