Em hãy kể lại câu chuyện theo kiểu cổ tích mà em đã đọc

YÊU CẦU

1. Kiểu bài kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng.

2. Câu chuyện phải được kể theo “kiểu truyện cổ tích” chứ không phải là một câu chuyện cổ tích được kể lại. Do đó nhân vật, diễn biến câu chuyện, kết thúc đều có thể sáng tạo hoàn toàn theo ý của người kể, miễn là hợp lí.

3. Truyện cổ tích là những truyện tưởng tượng, thường có tính chất phiêu lưu. Trong truyện thường có các yếu tố thần kì như Bụt, Tiên, phép thần, vật quý. Các nhân vật cổ tích có thể là nhân vật bất hạnh, kì tài, thông minh, khờ khạo, hoặc các con vật. Dù kể chuyện gì thì cũng phải có nhân vật.

BÀI LÀM

Ngày xưa, có một anh nông dân nghèo khổ, khổ đến nỗi người ta lấy tên Khổ đặt cho anh. Anh Khổ đi làm cho một lão địa chủ giàu có. Lão có một cô con gái vô cùng xinh đẹp. Hôm anh Khổ đến xin việc làm, lão chăm chú nhìn anh rồi gật đầu đồng ý. Anh Khổ làm rất chăm chỉ và khỏe mạnh đến nỗi lão địa chủ không muốn cho anh đi đâu. Lão hứa, giọng ngọt ngào:

- Này cậu bé, cứ ở lại đầy làm việc rồi lão sẽ gả con gái cho. Anh tên Khổ rồi đời này sẽ hết khổ.

Ngày xưa, có một anh nông dân nghèo khổ, khổ đến nỗi người ta lấy tên Khổ đặt cho anh

Anh Khổ mừng lắm, ra sức làm việc. Ở làng bên có lão quan giàu có. Hắn có một đứa con trai, bèn mang lễ cưới sang dạm hỏi. Lão địa chủ mừng lắm, đồng ý ngay. Anh Khổ thấy có sự khác lạ, bèn đến hỏi lão địa chủ:

- Có sự việc gì xảy ra vậy?

Lão địa chủ nghe vậy, nảy ngay một kế, bèn bảo anh Khổ:

- Thế con không biết ư? Ta làm đám cưới cho con đấy. Ta thấy nhà con rất nghèo, ta sẽ không lấy lễ của con đâu. Nhưng con phải mang cái gì đó gọi là “kì lạ” về đây.

Anh Khổ thật thà hỏi:

- Thế cái “kì lạ” là cái gì?

Lão địa chủ cười ha hả rồi phán:

- Cái “kì lạ” là cái có phép lạ.

Anh Khổ nghe thấy thế, vội mang cơm nắm đi tìm cái vật đó ngay. Vừa đi, anh vừa nghĩ tới đám cưới của mình với con gái lão địa chủ. Anh lầm bẩm một mình: “Đời ta như vậy là sướng, đời ta như vậy là sướng”. Đi sâu vào rừng, bỗng anh thấy một ánh hào quang lóe lên, ông Bụt hiện lên, trông hiền lành phúc hậu. Anh Khổ vội quì xuống nói:

- Lạy Bụt ạ, con trông Bụt quen quá ạ!

Bụt cười bảo:

- Anh thấy ta quen là đúng vì anh đã được nghe kể nhiều về ta rồi. Ta là người đã bày cách cho Khoai lấy được Cày tre trăm đốt đây mà.

Anh Khổ mừng quá reo lên:

- A! Chính Bụt đã cho ông cháu Cây tre trăm đốt ư? Cháu nhờ Bụt giúp cháu được không?

- Được! Được! Cháu cần gì hãy nói đi.

Anh Khổ kể lại mọi việc rồi nói:

- Bụt có thể giúp cháu tìm cái vật “kì lạ” được không?

Bụt cười hiền lành, móc từ ông tay áo ra một cái que nhỏ và bảo:

- Cháu chỉ việc cho đầu vàng này quay lên trời và hô dài ra, nó sẽ dài mãi. Còn nếu cháu muốn cắm đầu vàng xuống đất, kẻ nào cháu muốn trừng phạt sẽ lộn ngược. Nhưng cháu nhớ, đừng có làm việc ác đây nhé!

Anh Khổ làm rất chăm chỉ và khỏe mạnh

Anh Khổ cảm ơn Bụt, nhờ Bụt dạy làm cho cái que ngắn lại rồi rảo bước ra về. Trong khi đó, ở nhà lão địa chủ đang đám cưới tưng bừng. Anh Khổ vào đến sân, thấy hai họ ăn uống, cười nói vui vẻ thì tức lắm. Anh Khổ gọi tên địa chủ:

- Ra xem, tôi mang cái vật “kì lạ” về đây này.

Lão địa chủ chạy ra. Thấy anh Khổ thì mặt tái mét. Hắn vốn là cháu lão địa chủ ngày xưa bị dính vào cây tre. Hắn sợ quá, nói lắp bắp:

- Ông... ông tha cho, họ xin cưới dâu trước ông rồi.

Lão ta nói xong, thấy anh Khổ rút ở trong người ra cái que nhỏ thì hoảng sợ bỏ chạy. Nhưng không kịp rồi, anh Khổ đã cắm cái đầu que có màu vàng xuống đất, khiến lão ta lộn ngược người. Tiếp đến là lão quan lang và con trai lão. Cả hai họ nhốn nháo, cố đùn đẩy nhau. Trong lúc ấy, cô con gái xinh đẹp chạy ra, vừa khóc vừa gọi cha. Anh Khổ thấy tình cảnh đó không thể để quan lang và lão địa chủ như thế, liền dặn: “Không được làm việc ác” nên anh Khổ quay đầu que lại, lão quan lang được giải thoát, đã lớn tiếng mắng anh. Chỉ vì vô ý, anh đã chống cái que xuống đất, đầu màu vàng quay lên trời mà mắng quan lang: “Ông là đồ vô ơn. Nếu tôi có thể, tôi sẽ kéo dài cái lưỡi ông ra”. Vừa nói đến chữ dài, cái que bỗng cao vùn vụt, vì vẫn nắm đầu que trong tay, anh Khổ bị mang tít lên tận mặt trăng. Ở trên đó, nhìn thấy cảnh làng xóm tưng bừng, rộn rã, anh lại buồn cho cảnh cô đơn của mình. Anh khe khẽ nói: “Đúng thật, khổ vẫn hoàn khổ, khổ ơi là khổ”.

Viết bình luận