Em hãy kể lại một câu chuyện đời thường xảy ra trong một gia đình mà em có ấn tượng sâu sắc nhất

YÊU CẦU

1. Kiểu bài kể chuyện, thuộc loại chuyện sinh hoạt đời thường.

2. Chuyện sinh hoạt đời thường là chuyện ăn ở, cư xử, phải trái trong quan hệ giữa người với người. Ở đây lại hạn định chuyện sinh hoạt đời thường trong phạm vi gia đình, nghĩa là trong quan hệ anh, chị em, bà cháu, ông cháu, chú cháu, cha mẹ, con cái, v.v...

3. Chuyện xảy ra trong một gia đình, có thể là chuyện đã xảy ra với em, cũng có thể là chuyện mà em có thể nghe kể lại hay chứng kiến, mà cũng có thể là chuyện em hư cấu theo trí tưởng tượng. Miễn là câu chuyện thật đáng tin và có ý nghĩa.

4. Chuyện loại này yêu cầu giới thiệu quan hệ các nhân vật rõ ràng, có tính cách rõ nét để người đọc hình dung được các mỗì quan hệ và lí do sự việc, đặc biệt là thể hiện được thái độ đánh giá của em. Thái độ đó phải chân thật, nghĩa là khen chuyện đáng khen, chê chuyện đáng chê, không thể nhập nhằng lẫn lộn, đồng thời thái độ khen chê cũng phải đúng lúc.

BÀI LÀM

Mười hai giờ trưa, con bé lê tùng bước chân nặng nề về nhà. Chẳng hiểu sao, gương mặt con bé cứ bần thần khi đứng trước ngôi nhà của mình. Hình như nó chẳng muốn bước vào ngôi nhà ấy nữa. Tại sao vậy? Đó là ngôi nhà của nó cơ mà! Con bé ấy không phải là bé Phương hay cười, hay đùa ngày trước.

Phương chỉ buồn cười vì có thằng con trai nhè, đang ăn vạ tên Linh

Bạn bè thường bảo nó: “Phương ơi, mày như bà cụ non ấy!” Nó biết rằng minh đã khác trước nhiều, nó muốn cười mà cười không nổi, muốn nói mà cũng không mở miệng được... Vì gia đình nó không cho nó cười đùa, không cho nó hồn nhiên, vô tư... Sáu năm về trước, nó đã sống trong những ngày tháng tràn trề hạnh phúc. Ôi! Ước gì giờ đây nó có nhũng năm tháng ấy nhỉ?... Ngày tháng qua đi, thế rồi bác nó có con trai. Mọi việc không còn bình thường khi bố nó con một bề, còn bác nó lại cho bà nội nó thằng Linh để nối dõi... Bà quý thằng Linh lắm, chăm bẵm, nuông chiều hết mực. Còn chị em nó thì... bà mặc kệ. Đôi lúc nó tủi thân nhưng rồi tuổi trẻ con cũng quên đi cho đến một lần... “Linh, tại sao lấy vở của Phương rồi vẽ lung tung vào? Chiều nay, Phương đi học lấy gì để viết đây?” Con bé quát. Thằng Linh vốn được bà nuông chiều, vênh mặt đáp: "Tao làm gì kệ tao. Tao thích viết vào vở của mày đấy. Vở của mày chỉ đáng làm vở nháp cho tao. Tao nói trước mày mà đánh tao, mắng tao, chốc nữa bà về tao mách đấy! Cứ liệu hồn!...”. Con bé giận tím mặt, nó không thể kìm chế được nữa. Nó quát: “Linh cậy bà nhưng Phương không sợ, Phương có làm điều gì xấu đâu”. Nói rồi nó đánh một phát vào tay thằng Linh. Vốn là công tử bột, miệng chỉ chực khóc, thằng Linh gào to như la làng: “Mày nhớ đấy, tao sẽ mách bà... Đến lúc ấy đừng có bảo tao vu oan cho mày”. Phương không sợ. Phương chỉ buồn cười vì có thằng con trai nhè, đang ăn vạ tên Linh. Phương vừa nói vừa kéo dài giọng giễu cợt. Nhưng kìa bà đã về. Thằng Linh được thể càng gào to. Lúc này, mặt con bé có chút sợ hãi, nó lúng túng: “Cháu...cháu... chào bà ạ!” Bà hết nhìn thằng Linh, lại nhìn con bé. Dường như đã hiểu hết mọi chuyện. Bà giận dữ hỏi: “Phương, mày làm gì thằng Linh đấy? Mày đánh nó hả?” Một chút sợ hãi, lúng túng ban đầu biến mất, con bé rắn rỏi trả lời: “Dạ đúng, cháu có đánh anh Linh nhưng...”. Chẳng để con bé nói dứt lời, bà quát: “Không nhưng nhị gì hết... ra xin lỗi anh Linh mau lên”. Chẳng hiểu sao, lúc ấy con bé gan lì đến thế. Nó nói: “Thưa bà, anh Linh viết lung tung ra vở của cháu!”. “Ôi dào, tưởng chuyện gì! Đây, tiền đây! Ra mua quyển vở khác mà dùng”. Không, đây là quyển vở mẹ cháu thưởng cho cháu tháng vừa rồi cháu xếp thứ nhất. Cháu quí nó lắm”. “Nhiễu sự, yêu sách vừa vừa thôi cô ạ!”. Nói rồi, bà quay về phía thằng Linh: “Thôi, nín đi nào cháu cưng, thích gì nào? Kẹo nhé? Bánh nhé?... Đêm, con bé mơ thấy bà ngoại nó. Ngoại đến bên nó, vuốt tóc nó, rồi kể cho nó nghe biết bao nhiêu chuyện cổ tích. Ngoại cười hiền từ rồi vẫy tay chào nó... Phương chợt tỉnh giấc. Trên môi nó còn đọng lại nụ cười. Bất giác, nó òa khóc và gọi: “Ngoại ơi... ơi”.

Viết bình luận