Giới thiệu về Lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng)

Năm Thuận Thiên thứ 6 (Quý Sửu - 1443) tháng 8 nhuận, ngày 22, Lê Thái Tổ mất, cùng năm ấy, ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng. Lam Sơn Lăng được xây dựng trên vạt đất bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu, phía bắc điện Lam Kinh 50 m, nằm trên trục bắc - nam giữa núi Dầu và núi Chúa, tạo thành thế "hậu chẩm bắc sơn, tiền án nam sơn". Bên trái lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ, bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế "long chầu hổ phục". Phía trước lăng khoảng 1000 m là sông Chu uốn cong, ôm lạy mặt tiền, dòng chảy tư phải sang trái tạo thành thế "tụ thủy".

Lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng)

'Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn gián nhưng tôn nghiêm, tự nlìiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lở, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4 m; cao 1 m.

Trước lăng có hai hàng tượng người và tượng các con vật bằng đá. Đứng đầu hai hàng tượng, ỏ vị trí gần lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ. Kích thước của tượng nhỏ, phong cách dân gian. Kế tiếp là tượng bốn cặp con vật đối nhau theo thứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa (không có yên), hai tê giác (không có bành) và hai con hố ngồi hiền từ. Trước lăng là hương án bằng đá đặt bát hương và lễ vật. Giữa hai hàng tượng chầu là một lối đi rộng hơn hai mươi mét gọi là thần đạo.

Lăng Lê Thái Tổ là một di tích quý trong khu di tích Lam Kinh

Viết bình luận