Hãy kể lại một vài câu chuyện cười đã đọc ngoài chương trình mà anh (chị) cho là có ý nghĩa phê phán sâu sắc

Sao thầy lại nhầm?

Một thầy đồ dạy học nhà nọ. Vợ nhà chủ chết, chủ nhà nhờ thầy làm cho một bài văn tế: thầy liền sao ngay bài văn tế bố mình cho chủ nhà. Lúc đọc lên, mọi người cười ầm. Chủ nhà trách thầy:

Sao thầy lại nhầm như thế?

Thầy trừng mắt cãi:

Văn tế thì nhầm sao được! Họa chăng có người nhà ông chết nhầm thì có!

Cũng giống như truyện cười Dủ dỉ là con dù dì, câu chuyện cười này phê phán hạng người dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Sự lố bịch đó gây nên tiếng cười cho mọi người.

Sao thầy lại nhầm

Đã hơn thầy rồi

Một anh rất hà tiện là học trò của một thầy đồ cũng rất hà tiện. Một hôm, nhà thầy có giỗ, anh học trò đến phục dịch. Thầy sai ra chợ mua mấy cái bánh đa về cúng. Anh học trò đi một lúc, mang về một xâu bánh đa và một con gà. Thầy ngạc nhiên hỏi:

Bảo mày đi mua bánh đa, sao lại mua gà, hoang phí quá!

Trò trả lời:

- Con mua thế này là đã tính kĩ lắm rồi. Thầy trò ta ăn bánh đa thế nào cũng rơi vãi. Con mua gà về để nó nhặt những mảnh vụn rơi vãi cho khỏi phí!

Thầy gật gù:

- Khá đấy! Như vậy là mày đã hơn thầy rồi!

Cấu chuyện cười trên phê phán (một cách nhẹ nhàng) thói hà tiện.

Viết bình luận