“Hiền... thấp” (Thân Nhân Trung). Từ ý kiến trên, hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về việc rèn luyện tài đức và trách nhiệm với quốc gia của mỗi con người. (Yêu cẩu lập dàn bài)

Đề bài:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” (Thân Nhân Trung). Từ ý kiến trên, hãy trình bày ý kiến của anh/ chị về việc rèn luyện tài đức và trách nhiệm với quốc gia của mỗi con người. (Yêu cẩu lập dàn bài)

hiền tài (người trí thức có tài và đức)

HƯỚNG DẪN

1. Xác định yêu cầu của đề bài:

a) Yêu cầu về thao tác lập luận: Đây là loại đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng trên cơ sở giải thích ý kiến của một tác giả có uy tín. Yêu cầu kết hợp các thao tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh và các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, biểu cảm.

b) Yêu cầu về nội dung bàn luận: Trọng tâm của đề bài là khẳng định việc rèn luyện tài đức và trách nhiệm công dân đối với đất nước của mỗi cá nhân. Đó là một việc có ý nghĩa quyết định sự phát triển của quốc gia, thông qua việc giải thích và bình luận ý kiến của Thân Nhân Trung.

Yêu cầu về nội dung bàn luận

2. Gợi ý lập dàn bài:

MỞ BÀI

Có thể mở bài theo nhiều cách, nhưng cần dẫn nhập đề bài theo định hướng sau:

- Từ thế kỉ XV, cha ông ta đã đặc biệt đề cao vai trò của người “hiền tài” đối với “thế nước”.

- Lịch sử đã chứng minh thời đại nào, quốc gia nào biết coi trọng và sử dụng đúng người tài thì thời đại và quốc gia đó ổn định, phát triển.

THÂN BÀI

Cần triển khai bài viết theo hệ thống ý sau đây:

a) Giải thích các khái niệm, nội dung ý kiến của Thân Nhăn Trung, nêu ngắn gọn về tiểu sử Thân Nhân Trung và bối cảnh đưa ra ý kiến

- Tập trung giải thích ba khái niệm: hiền tài (người trí thức có tài và đức), nguyên khí (nguồn lực tiềm ẩn) thế nước (sự phát triển thịnh vượng của quốc gia), từ đó nêu nội dung của ý kiến: khẳng định người tài đức có vai trò quyết định đối với sự phát triển hay tụt hậu của đất nước đồng thời điều đó phụ thuộc vào việc người lãnh đạo quốc gia có phải là người tài đức và biết dùng người tài đức hay không.

- Thân Nhân Trung (1418 - 1499) đậu tiến sĩ đời vua Lê Thánh Tông, trải qua nhiều chức quan cao trong những năm niên hiệu Hồng Đức - giai đoạn thịnh vượng của thời Lê sơ. Ý kiến này là câu mở đầu bài văn bia mà ông được vua giao soạn để khắc vào bia tiến sĩ đầu tiên năm Nhâm Tuất (1442) ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

b) Bàn luận, chứng minh về vai trò của người hiền tài đối với quốc gia và khẳng định trách nhiệm rèn đức luyện tài của thế hệ trẻ

- Tại sao hiền tàinguyên khí quốc gia có quan hệ chặt chẽ với nhau? Hiền tài sẽ đưa ra được những sách lược đúng đắn để phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của quốc gia; đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho dân.

- Thực tế chứng minh hiền tài quyết định đến vận mệnh quốc gia thế nào? Quốc gia nếu không biết sử dụng hiền tài thì sẽ chịu những hậu quả gì? Lịch sử các đời Lí, Trần, Lê, Nguyễn đều cho thấy ở giai đoạn đầu khi vua biết dùng người tài đức, được lòng dân, thì xã hội thịnh vượng; đến giai đoạn cuôĩ, các vua chỉ lo hưởng thụ, không nghe lời can gián của bậc tôi trung đều dẫn đến tan nhà, mất nước.

- Đối với thế hệ trẻ Việt Nam, nhiệm vụ hàng đầu là học tập, rèn luyện để trở thành hiền tài, cần phải thực hiện nhiệm vụ cao cả này thế nào? Học ở trường và học trong cuộc sông; gắn các kiến thức sách vở với các vấn đề cần giải quyết của xã hội, đất nước; luôn giữ ý thức công dân tích cực, tự đặt cho mình câu hỏi và hướng giải quyết trước những sự việc cần tỏ bày chính kiến.

c) Trải nghiệm của bản thân: Có thể nêu những tấm gương rèn đức, luyện tài mà anh / chị chứng kiến hoặc ý thức rèn luyện phấn đấu của chính bản thân mình.

KẾT BÀI

Khẳng định tư tưởng trọng dụng người tài đức là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Song tư tưởng đồng thời phải đi liền với việc thực hành tư tưởng, không nên chỉ là lời nói suông.

Viết bình luận