Kể lại một câu chuyện xảy ra trong lớp học hoặc trong đời sống khiến anh (chị) băn khoăn trăn trở nhiều về đạo đức và lối sống hiện nay

Câu chuyện xảy ra hai tháng trước đây nhứng mỗi lần nhắc đến, ai ai trong lớp tôi cũng không khỏi bàng hoàng,

Bình lớp tôi là một người trầm lặng, luôn tự khép mình vào vỏ bọc của một nỗi đau khôn nguôi, đai dẳng. Gương mặt lúc nào cũng toát lên một vẻ u buồn khó tả. Hồi mới vào lớp 10, nhiều bạn trong lớp nghĩ Bình bị mắc một căn bệnh khó chữa nào đó. Tôi học cùng Bình từ cấp một, lại gần nhà nên biết rât rõ chuyện của Bình. Bạn có một gia đình không hạnh phúc. Nhà Bình giàu có, bố làm giám đốc một công ti thực phẩm lớn, mẹ làm cho một công ti nước ngoài. Nhưng hai người lớn luôn luôn vắng nhà, họ đi kiếm tiền suốt ngày. Bình phải lủi thủi một mình một bóng. Song nếu chỉ có vậy thì không nên nỗi vì Bình rất ngoan và có tính tự lập rất tốt. Không vì thiếu vắng sự quan tâm của bố mẹ mà bạn sa ngã hay chểnh mảng học hành.

Bình lớp tôi là một người trầm lặng

Chuyện xảy ra vào một ngày cuối năm. Hồi ấy Bình học lớp tám. Hôm ấy, Bình đi học về. Khác với vẻ yên lặng thường ngày, từ ngoài cổng, Bình đã nghe trong nhà có tiếng đập, ném đồ đạc loảng xoảng. Hoảng hốt, bạn chạy vào nhà thấy bố đang xô vỡ các cốc chén, chai lọ trên bàn trang điểm của mẹ và chửi mắng bà thậm tệ. Người mẹ của Bình vẫn ngồi bình thản trên giường cùng một người đàn ông khác mỉm cười thách thức người chồng tội nghiệp. Cảnh tượng ấy hằn sâu vào tâm hồn Bình một vết cứa tê buốt. Từ ấy, bạn sống như một cái bóng. Bạn khép mình với tất cả và hầu như không tin tưởng ai hết.

Câu chuyện về gia đình của Bình cũng chỉ tôi và vài ba người bạn học cùng Bình từ cấp hai biết. Nhưng chúng tôi hiểu câu chuyện ấy khủng khiêp với Bình như thế nào. Chẳng ai trong số chúng tôi nhắc đến chuyện ấy với các bạn trong lớp.- Nếu có, chúng tôi chỉ nói vừa đủ để mọi người thông cảm và giúp đỡ Bình nhiều hơn.

Bình khép mình cô độc nhưng lại có vẻ chơi rất thân với Hùng lớp 10D hàng xóm. Có thể ở Hùng, Bình tìm được sự cảm thông và chia sẻ. Theo như chúng tôi biết Hùng tốt với Bình vô cùng. Hình ảnh chúng tôi thường thấy là Hùng đạp xe, Bình ngồi phía sau suốt chặng đường gần chục cây số từ nhà đến trường và ngược lại. Đáp lại, Bình cũng rất tốt với Hùng. Nhà Hùng hơi khó khăn một chút nên bạn ấy không có xe đạp riêng để đi học. Biết điều đó, Bình sẵn sàng rủ Hùng đi học cùng xe với mình. Nhiều lúc, chúng tôi thấy Bình mua cả vở và đồ dùng học tập cho Hùng nữa. Hai bạn thân với nhau đi đâu cũng gặp cả hai thật gắn bó! Nhiều người ác miệng bảo Hùng chơi với Bình chỉ là để lợi dụng. Họ vin vào chuyện nhà Bình giàu có, bề thế còn nhà Hùng thì nghèo rớt mồng tơi... Nhưng cứ nhìn cách hai người bạn bá vai, bá cổ nhau như hai anh em thì có ai nghĩ ác thế cho được! Hơn nữa, thấy Bình tìm được một người bạn để sẻ chia chúng tôi cũng thấy mừng: ít nhất bạn ấy cũng có nguồn động viên tinh thần nào đó. Và lâu rồi thành quen, chúng tôi rất có cảm tình với Hùng, Hùng thật là một người tốt. Bạn ấy hẳn phải rất tốt bụng, rất tâm lí mới khiến Bình gỡ bỏ cái vỏ bọc u sầu và cô độc kia...

Cho đến một ngày...

Hôm ấy, giờ thể dục, đến lượt tôi và Bình đi nhận dụng cụ tập cho lớp. Vừa bước vào cửa phòng đồ dùng tôi đã nghe tiếng Hùng oang oang:

- Cái thằng dật dờ ấy hả! Bạn bè gì! Có qua có lại thôi, nó cho tao mượn xe tao đèo nó đi học; nó than vãn xả rác chuyện gia đình nhà nó với tao thì đổi lại tao được nó bao ăn sáng và sách vở vớ vẩn thôi!

Bình rất ngoan và có tính tự lập rất tốt

Tôi điếng người. Chẳng phải Hùng đang nói về Bình hay sao? Thốt nhiên, tôi quay sang Bình. Gương mặt Bình cũng đờ ra thoáng một vẻ kinh ngạc.

Vẫn cấi giọng oang oang ấy:

- Ờ, lại chuyện bố mẹ nó. Đâu! Mày đừng tưởng cứ cho con nhiều tiền là thương con. Bố mẹ nó chẳng có gì cho nó ngoài tiền chúng mày ạ!

Đến đây, tôi thấy gương mặt Bình đỏ gay lên vì giận giữ, hai bàn tay nắm chặt đầy chịu đựng. Cái âm thanh khủng khiếp kia vẫn chưa chịu dừng lại:

- Chúng mày ạ, bố nó bị cắm sừng vì mẹ nó...

Bình lao vụt đi, nức nở. Tôi cũng chạy theo lên phòng học. Chao ôi! Tôi sợ phải nhìn người khác khóc biết mấy. Và lại là nước mắt của một bạn trai cùng lớp. Hơn nữa mình chẳng giúp được gì, chỉ biết đứng nhìn bất lực... Một lúc sau, Bình nghẹn ngào nói với tôi:

- Tớ không ngờ... tớ không ngờ Hùng lại nói như vậy. Vậy mà bao lâu nay tớ cứ nghĩ Hùng thật lòng chơi với tớ, hoá ra chỉ để lợi dụng. Nhưng cứ cho là vậy. Bạn ấy có thể gọi tớ là thằng này thằng nọ, có thể giễu cợt tớ vì bị lợi dụng là không biết. Nhưng bạn ấy... bạn ấy không được nhắc đến bố mẹ tớ. Bạn ấy biết rõ như thế mà!

Nước mắt tôi trào ra không thể nào dừng được. Bao nhiêu năm nay Bình vẫn ấp ủ một nỗi đau, một sự mất mát không gì bù đắp được. Hôm nay, bạn lại phải chứng kiến một sự phản bội đến sững sờ.

Tôi cứ ngỡ cảnh đưa đón của Hùng đối với Bình đến đây là chấm dứt. Nhưng không ngờ, ngày hôm sau, tôi vẫn thấy Hùng tươi cười đạp xe đèo Bình đi học. Bình ngồi sau, gương mặt vẫn trầm lặng đến xót xa, duy có đôi mắt dường như khổ đau thêm rất nhiều.

Hai ngày sau, lớp tôi chết lặng nghe tin Bình đang được cấp cứu trong bệnh viện. Bạn đã uống nguyên cả một lọ thuòc ngủ của mẹ. Việc phát hiện quá muộn, Bình uống thuốc từ đêm, khi bố mẹ về cả hai đều say mềm không nhận ra. Đến sáng thì mọi việc đã quá muộn. Trên bàn học của Bình còn một dòng chữ lạnh ngắt: “Tôi chẳng còn tin ai được nữa”.

Càng đau xót về sự ra đi của Bình bao nhiêu, tôi càng băn khoăn day dứt về sự những sự rạn nứt tình cảm trong các gia đình trong thời đại xã hội mở cửa như hiện nay. Và dường như sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với nhau cũng vơi bớt dần. Nhiều mối quan hệ tưởng như tốt đẹp song bản chất chỉ là sự lợi dụng, cơ hội, toan tính. Trong cái chết của Bình, nhiều khi tôi cũng thấy mình có lỗi. Tôi đang sống và cô gắng sống để chuộc lại phần lỗi của mình.

Viết bình luận