Làm dàn ý trần thuật theo nguyên bản “Truyền thuyết về hồ Gươm”

MỞ BÀI

  • Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, làm nhiều điều bạo ngược phi nhân, phi nghĩa.
  • Thấy nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc bị thua, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để thắng giặc.

THÂN BÀI

1. Đức Long Quân trao gửi gươm báu

a. Lê Thận:

  • Ba lần kéo lưới đều lên một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm, đem về cất ở xó nhà.
  • Tham gia nghĩa quân Lam Sơn, hăng hái, gan dạ, can trường.

b. Lê Lợi:

  • Một rần, đi qua một khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, giắt vào lưng đem về.
  • Kể chuyện về chuôi gươm bắt gặp, Lê Thận mang lưỡi gươm đến, tra vào chuôi vừa khớp như in.
  • Lê Lợi nhận ra gươm báu trong một lần cùng nghĩa quân đến nhà Lê Thận. Lê Thận đã nâng gươm trao cho minh chủ và thay mặt nghĩa quân nói lời nguyện thề sắt son trước gươm thiêng tỏa sáng.

Làm dàn ý trần thuật theo nguyên bản “Truyền thuyết về hồ Gươm”

2. Gươm thẩn mở đường cho nghĩa quân đánh thắng giặc

  • Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một tăng tiến, tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía.
  • Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống nghĩa quân khá hơn. Thế chủ động tấn công ngày một cao, rồi đuổi sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

3. Lê Lợi hoàn gươm lại cho Long Quân

  • Một năm, sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân đó Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần.
  • Thuyền rồng tiến ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua lệnh cho thuyền đi chậm lại. Rùa Vàng tiến về phía vua, đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
  • Lưỡi gươm thần, trước đố, đeo bên người vua, tự nhiên động đậy. Nghe rùa vàng nói, vua hiểu và rút gươm trả cho Rùa Vàng. Rùa Vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
  • Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Truyền thuyết hồ gươm

KẾT LUẬN

  • Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
  • Hồ Gươm là nơi chứng giám sự giúp sức của tổ tiên, của thần linh cho cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta, ghi dấu những năm tháng thanh bình của đất nước.

Viết bình luận