Lênin đã từng thúc giục cán bộ, thanh niên với khẩu hiệu: "Học! Học nữa! Học mãi." Em hiểu và thực hiện lời dạy trên như thế nào

I. MỞ BÀI:

- Khoa học không ngừng phát triển, con người cũng phải nỗ lực học tập để theo kịp sự phát triển ấy.

- Lênin đã từng thúc giục cán bộ, thanh niên:

“Học, học nữa, học mãi!”

Là người, muốn theo kịp đà tiến hóa của xã hội thì phải học tập

II. THÂN BÀI:

1. Giải thích ý nghĩa:

- Là người, muốn theo kịp đà tiến hóa của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Đó là bổn phận của cán bộ, thanh niên, học sinh.

2. Tại sao ta cần phải học tập?

- Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới.

- Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn. Người công nhân học tập để nâng cao tay nghề. Giám đốc học tập để nâng cao công tác quản lí. Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy theo ý thức của mỗi người chúng ta. Học tập không ngừng ta sẽ được trưởng thành ở mọi lĩnh vực.

3) Ta phải học tập như thế nào để có kết quả?

- Trước hết phải xác định mục đích học tập, nội dung học tập và sau cùng là phương pháp học tập. Nắm vững, xác định đúng mục đích ta sẽ học tập có kết quả.

- Học, học nữa, học mãi! hà mục đích cần đạt tới của người thanh niên hôm nay: học để hiểu biết, học để có một nghề nuôi sống bản thân, học để rèn luyện kĩ năng lao động, học để bước vào cuộc sống vững vàng hơn.

- Ta phải học trong sách vở, ở nhà trường, ở thực tế cuộc sống. “Học” bao gồm cả học văn hóa, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sông. Vì vậy “học tập” là nhiệm vụ suốt cả đời người.

học học nữa học mãi

Ill. KẾT LUẬN:

Lời nhắn nhủ của Lênin là một bài học quý giá giúp ta ý thức hơn nhiệm vụ học tập của mình. Tuổi trẻ chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, phải nỗ lực học tập không ngừng để nâng cao hiểu biết, để góp phần xây dựng đất nước, quê hương.

Viết bình luận