Lớp em tổ chức thảo luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”. Em hãy viết bài văn ngắn giới thiệu về nhà văn mà em yêu quý

Trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại, người để lại trong lòng độc giả cũng như những nhà phê bình văn học sắc sảo niềm tiếc nuối lớn nhất là nhà văn Nam Cao. Chúng ta nhận ra trên trang viết của Nam Cao dấu hiệu cùa tài năng có một không hai trong nền văn học nước nhà. Nếu bom đạn chiên tranh không tước đi sinh mạng của ông thì hẳn Nam Cao sẽ mang lại vẻ vang cho cổ một dân tộc. Nhưng tôi yêu mến Nam Cao không hoàn toàn bới những điều chúng ta vẫn tiếc nuối về ông. Tôi hâm mộ nhà văn này bời quan niệm sống và viết và bởi sự nặng lòng của nha vãn dành cho người nông dân Việt Nam.

Nam Cao

Sinh ra trong một làng quê vùng Hà Nam, Nam Cao là một người trí thức chân chính. Hẳn là như vậy, Nhưng điều kì lạ là trong khi nhiều nhà văn đặt nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của mình lên trên hết thì Nam Cao lại làm khác. Dĩ nhiên, đã là nhà văn thì phụng sự nghệ thuật, dam mê sáng tác là một lẽ thường tôi không hề có trách. Song chính điều đó càng khiến Nam Cao nổi bật bởi ông đã vượt qua được cái lẽ thường ây của cuộc sống. Không coi sáng tác là nhiệm vụ số một thì Nam Cao coi trọng điều gì? Trong những năm tháng chống Pháp gian khổ, Nam Cao gác bút lèn dường ra mặt trận, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Nhà văn quan niệm “sống đã rồi hây viết”. Đó là một quan niệm sâu sắc, có tính lí luận khái quát cao. Phải sổng đủ đầy với cuộc đời rồi mới viết. Phái cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan, mọi cảm xúc, cảm giác cùa bán thăn rồi mang những cảm nhận máu thịt đó của mình lên trang viết. Khi ấy, người nghệ sĩ mới có thể chuyền tải đầy đủ, chân thật bản chất cuộc sống đến với độc giả. Trong lời phát biêu của Nam Cao, ta nhận thấy một nhiệm vụ thiêng liêng của văn học: nhiệm vụ phản ảnh cuộc sống. Không phải đến tận những năm tháng sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao mới cố được tư tướng vĩ đại đó. Trước Cách mạng, trong truyện “Trăng sáng” ỏng tưng viết: “nghệ thuật có thể chí là tiếng đau khố kia cất lên từ những kiếp lầm than”. Vậy là, ngay từ rất sớm, Nam Cao đã ý thức được vai trò của người cầm bút là bám sát với đời sống thực tại của nhân dân đê phản ánh và đồng cảm với nó.

Xuất phát từ quan niệm ấy, trước Cách mạng, ngòi bút Nam Cao theo sát đời sống khổ ải, bần cùng của người nông dân đương thời. Đọc văn Nam Cao, người đọc bị ám ảnh nặng nề bởi cái đói quay quắt. Cái đói dường như là một căn bệnh di căn lây lan với tốc độ khủng khiếp trên trang viết của ông. Người đọc hôm nay đã có lúc sợ hãi khi lật giớ những trang truyện ngắn có sức bùng nổ dữ dội ấy. Sợ hãi bởi phải đôi mặt cái khô đau, rùng rợn - những cảnh tượng ấy như từ trang viết mà lan ra ám vào lòng người đọc. Tôi nghĩ rằng, khi viết những truyện ngắn ấy, nhà văn thực đã sống đủ đầy với đời sống người nông dân trước Cách mạng, thực đã cảm nhận đời sống ấy bằng máu thịt đế mỗi nhịp tim nhà văn rung lên lại bắt nhịp cho những đợt xúc động vô bờ của'độc giả. Cái đói, rồi những lời chửi rùa, những tiếng khóc tiếng hờ, những sự bê tắc,... Bao nhiêu sự thực cay đắng của đời sống người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã mang cả tâm lòng của một người đồng bào đê đón lấy, quằn quại đau và đau đáu viết.

Tôi hâm mộ Nam Cao bởi nhiều điều nhưng trước hết là bởi tâm lòng chân thành và tha thiêt với cuộc đời như thế.

Viết bình luận