Một hôm nào đó, em thôi mặc chiếc áo cũ của mình để tới trường. Em hãy kể lại một vài kỷ niệm của em về tấm áo ấy

YÊU CẦU

1. Kiểu bài kể chuyện.

2. Đây là chuyện sinh hoạt đời thường. Người kể cần kể lại một hoặc hai, ba kỉ niệm của bản thân với tấm áo cũ của mình. Tấm áo đã từng chịu qua mưa nắng, giá rét theo em tới trường học hành, vui chơi cùng bè bạn. Kỉ niệm có thể trực tiếp hay gián tiếp, có thể là kỉ niệm vui hay buồn, nhưng phải là kỉ niệm sâu sắc gắn với tấm áo.

3. Có thể chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất, chủ nhân kể về tấm áo của mình. Cũng có thể để tấm áo ở ngôi thứ nhất tự kể chuyện mình, hoặc hai tấm áo cũ mới trò chuyện đối thoại giữa chủ nhân và áo cũ... Tốt nhất là người viết kể về tấm áo của mình để không làm xa vời kỉ niệm của người với áo.

4. Cần phải kết hợp kể với tả, phải nêu bật được kỉ niệm về tấm áo. Kỉ niệm phải sâu sắc, có ý nghĩa, có ảnh hưởng tới tình cảm và suy nghĩ của người kể.

BÀI LÀM

Thế là hôm nay, em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi xanh thân thuộc, vì lẽ nào em cũng không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học, em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy, những kỷ niệm về tấm áo cũ vẫn in đậm trong tâm hồn em.

Người lính bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc

Tấm áo ấy không phải ai mua, ai tặng, và không phải do một thợ máy khâu lành nghề nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật! Tấm áo màu xanh lá cây có hai cái túi xinh xắn cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác lên người tấm áo thân yêu. Nhưng có một điều làm em quý nó gấp bội: đó là hơi ấm của bố vẫn còn trong áo em - hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bọn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió thổi nhè nhẹ làm tà áo em bay lượn, múa hát như nhắc nhở chúng em mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới khi nghĩ đến người cha yêu kính đang cầm súng đánh giặc, bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc.

Em khoác lên người tấm áo thân yêu

Một hôm, trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngớt hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối (vì thường thường khi mưa tạnh mối hay ra mà). Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch” em ngã sóng xoài, quần áo lâm lem bùn đất. Các bạn phải chạy ra đỡ em dậy. Hôm ấy em cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo “tuyệt đẹp” kia thì em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em giặt bao xà phòng nó mới sạch được mọi vết bẩn. Em ân hận quá. Từ đây, em quý áo hơn. Lúc nào em cũng gần gũi với nó như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng, mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên. Một hôm nào đó đi học về, em không nhớ rõ nữa. Chả là hôm ấy được chín điểm văn. Em sung sướng hồ hởi, vừa đi vừa tung cặp lên cao. Quá tay, chiếc cặp rơi bịch sang bờ rào bên kia. Em hơi lo. Bỗng em nghĩ được một ý, liền lây que chọc một lỗ hổng, chui sang lây cặp. Lúc trở ra, mặt mũi em bị xước, áo rách toạc một mảng. Lần này em về bị mẹ phê bình và xuýt nữa bị mấy roi vào “đằng sau chỗ thắt lưng” nữa đấy. May sao em tìm được mảnh vải giống áo. Mẹ cặm cụi vá. Thế là áo em đã bị vá, em rất buồn. Tấm áo này em vẫn mặc để nhớ ngày bố em lên chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay. Vì hay nghịch ngợm quá đáng nên chiếc áo rách thêm và ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc nó, vẫn gắn liền kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gởi gắm tình thương của mình sang áo. Một ngày kia, áo rách nhiều quá. Mẹ không vá hết được. Và hôm nay tổng kết năm học, em đành phải từ biệt áo. Áo ơi! Mình vẫn quý bạn đó, mình vẫn nhớ mỗi sáng mùa đông rét buốt như kim châm, không nhờ bạn, có lẽ mình không thể đến lớp học được đâu. Mình xin cảm ơn bạn nhé! Chính nhờ bạn, mình đi hoc đều đặn trong mỗi sáng mùa đông nên bây giờ mình mới đạt được kết quả to lớn trong buổi tổng kết năm học năm nay.

Tấm áo của em đã phải “nghỉ hưu” rồi là như vậy. Chỉ vì em mà áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đây là chiếc áo thứ bao nhiêu! Rút kinh nghiệm lần trước, em giữ gìn áo cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc áo ấm để tới lớp thật đều, học cho thật giỏi, để đáp đền cổng ơn mẹ cha. Chính cha em cũng như bao chiến sĩ khác đã chiến đấu một mất một còn với giặc để cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thần yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh. Và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỷ niệm về đời mình.

Viết bình luận