Nêu ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Cung oán ngâm... người cung nữ

Đề bài:

1. Nêu ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Cung oán ngâm.

2. Tâm trạng người cung nữ trong đoạn trích chưa phải là toàn bộ hiện thực được phản ánh. Hãy cho biết tác giả miêu tả tâm trạng của người cung nữ nhằm mục đích nào khác?

3. Phân tích để thấy được nỗi niềm bi phẫn của người cung nữ trong đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ.

Phân tích để thấy được nỗi niềm bi phẫn của người cung nữ trong đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ

HƯỚNG DẪN

1. Nguyễn Gia Thiều xuất thân trong gia đình đại quý tộc, cha là Nguyễn Gia Cư, mẹ là công chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều thông minh, học rộng, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong phủ chúa, am tường nhiều lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc, được chúa Trịnh trọng dụng. Ông tận mắt chứng kiến cảnh ăn chơi sa đọa của tầng lớp giai cấp mình, thấy được sự rung chuyển của những rường cột phong kiến ngay trong chôn cung thất. Đó là cội nguồn của những trang thơ đầy lo lắng trước sự sụp đỗ của triều đình Lê - Trịnh. Ông xót xa cho thân phận của những người cung nữ mà Cung oán ngâm là một tác phẩm tiêu biểu. Coi trọng nghệ thuật, Nguyễn Gia Thiều là một cây bút dụng công hiếm thấy với việc lựa chọn từ ngữ cao sang, gợi cảm, sử dụng nghệ thuật đối điêu luyện...

2. Hình tượng người cung nữ được khắc họa trực tiếp trong đoạn trích. Đó là một phần của hiện thực.

Giữa thênh thang phòng đãi nguyệt, gác thừa lương, phòng tiêu... - chôn lầu son gác tía mà “âm thầm chiếc bóng”, qua ngày sáu khắc, đêm năm canh mà “một minh đứng tủi ngồi sầu”, giữa những gương loan, dải đồng, gối, chăn chờ đợi vô vọng,... Những điều đó đã miêu tả tâm trạng bẽ bàng của người cung nữ. Khát vọng hạnh phúc được thể hiện trong một cảnh ngộ đặc biệt: phút giây hạnh phúc với người cung nữ mãi đã là quá khứ xa xôi.

Ngay trong chốn lầu son gác tía vẫn có người bất hạnh. Bởi vì người cung nữ chỉ là nạn nhân của một chế độ, lí giải căn nguyên đó là phần quan trọng trong việc phản ánh hiện thực.

3. Phân tích để thấy được nỗi niềm bi phẫn của người cung nữ trong đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ.

- Để diễn tả tâm trạng của người cung nữ, tác giả đã tái hiện lại hiện thực về:

+ Cuộc sống xa hoa của vua chúa bằng những chi tiết miêu tả cung quế với lầu đãi nguyệt, gác thừa lương, phòng tiêu, gương loan, cửa châu, rèm ngà... - cuộc sống dư thừa về vật chất.

+ Thân phận bẽ bàng của người cung nữ được thể hiện qua các chi tiết miêu tả không gian vắng lặng, thời gian với những dấu tích của sự vật còn lại qua như “Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ — Dấu dương xa đám cỏ quanh co”, qua lời than của người cung nữ “Khoảnh làm chi bấy chúa xuân - Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi”..

- Đốì tượng miêu tả của Nguyễn Gia Thiều trong đoạn trích là nỗi lòng của người cung nữ bị thất sủng nhìn tuổi xuân của mình qua đi, hạnh phúc chỉ còn là vô vọng ở nhiều mức độ:

+ Là lời than vãn ủ ê, nặng nề: “Lạnh lùng thay giấc cô miên - Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u”.

+ Là nỗi oán thán: “Giết nhau chẳng cái lưu cầu - Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!”.

+ Có cả ý định quyết liệt thoát khỏi thân phận bị giam hãm “Đang tay muốn dứt tơ hồng - Bực mình muôn đạp tiêu phòng mà ra!”.

Ớ mức độ cao nhất, nỗi buồn chuyển thành ý muôn hành động, thể hiện phần con người với khát vọng sống mạnh mẽ.

Viết bình luận