Nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia (trích “Số đỏ")

Vũ Trọng Phụng là một cây bút đa tài, ông tung hoành trên rết nhiều lĩnh vực từ truyện ngắn, phê bình văn học, báo chí đến tiểu thuyết. Người đọc nhớ ông là “vua phóng sự đất Bắc” nhưng còn ấn tượng hơn bởi tên tuổi ông gắn liền với tiểu thuyết “Số đỏ” - tác phẩm thể hiện ngòi bút châm biếm sắc sảo của nhà văn. Đoạn trích “Hạnh phúc của một táng gia” thể hiện rõ nghệ thuật này.

sự vô văn hoá của gia đình cụ cố Hồng

Đoạn trích có tựa đề ấn tượng và lạ lùng này chính là chương XV trong tiểu thuyết “Số đỏ”; đây là chương truyện được xem là màn hài kịch đặc sắc nhất của tác phẩm, ở đoạn trích này, cây bút tài năng Vũ Trọng Phụng đã thể hiện khả năng sử dụng bút pháp trào phúng bậc thầy, làm nổi bật lên sức phê phán mãnh liệt đối với xã hội thượng lưu tư sản vừa giả dối vừa tàn nhẫn lại hết sức lố lăng, bịp bợm.

Nghệ thuật trào phúng chính là nắm bắt lây trang đời sống hiện thực những mâu thuẫn gây cười nhưng có ý nghĩa phê phán xã hội rồi phóng đại, tô đậm nó lên trước mắt độc giả để gây ra tiếng cười. Vũ Trọng Phụng đã nắm bắt rất nhanh nhạy, tinh tế các mâu thuẫn ấy và thổi vào đó một hơi thở trào phúng đặc sắc thông minh, hóm hỉnh.

Màu sắc trào phúng được thể hiện ngay ở nhan đề chương truyện: “Hạnh phúc của một tang gia”. Cái nhan đề thật lạ đã mang một mâu thuẫn đầy hài hước: cái chết của người thân lại có thể đem đến cho cả đại gia đình niềm hạnh phúc to lớn. Một nhan đề khó tin và đầy nghịch lý tới mức người ta có thể nghĩ rằng tác giả đã bịa ra một cách ác ý khi kết hợp hai điều đối lập ấy. Nhưng đáng tiếc đó không phải là ác ý mà là một sự thật, một sự thật đau lòng mà nhà vãn muốn mổ xẻ ra để mọi người được nhìn tận mắt. Sự thật ấy không xa lạ khi xảy ra ngay trong chính một gia đình đầy thanh thế trong xã hội thực dân phong kiến lúc bây giờ: gia đình lớn của cụ cố Hồng.

Mọi mâu thuẫn trào phúng bắt đầu được khai thác xung quanh đại gia đình ẩy mà nguyên do trước nhát từ cái chết của cụ cố Tổ. Vũ Trọng Phụng đã lấy cái chết của cụ cố Tổ để tạo nên một tình huống mâu thuẫn trào phúng. Để rồi từ cái chết này bao nhiêu mâu thuẫn lớn nhỏ được phơi bày và thêm ỵào dó là sự xuất hiện của.hàng loạt các chân dung trào phúng được tô đậm. Mọi sự bắt đầu từ sự ra đi của cụ cồ' Tổ. Ong già ấy là cha, là ông của một gia đình đông đảo và “đáng kính” trong xã hội tư sản ở Hà Nội. Cả gia đình ấy đã “nhao lên mỗi . người một cách”, nhưng “nhao lên” không phải vì đau khổ mà vì... hạnh phúc. Câu văn tưởng chừng chỉ đơn giản như một lẽ đời ấy nhưng dưới bàn tay nhà văn họ Vũ nó lại thâu tóm được một thứ “nhân tình thế thái” hơi đặc biệt với nhiều người trong chúng ta nhưng lại quá bình thường trong xã hội “nửa Tây nửa Ta” mà Vũ Trọng Phụng gọi là “xã hội chó đểu”. Niềm vui lớn nhất và cũng là chung nhất của gia đình bất hiếu ấy là “cái gia tài to lớn kia thế là được phép chia cho mọi người: con và cháu, trai và gái, dâu và rể”. “Người ta đã chờ mãi cái phút tắt thở của cụ cố Tổ là vì thế”.

Vui chung có mà vui riêng cũng có. Mỗi người có một niềm hứng khởi riêng, mang nhiều sắc thái rất “phong phú”, “đa dạng”. Xin được bắt đầu từ con người có địa vị được trọng vọng nhất hiện thời: cụ cố Hồng. Một “cụ cố” mới có năm mươi tuổi nhưng chỉ mơ được gọi là “cụ cố”, ông ta đang mơ màng sung sướng nghĩ đến lúc “mặc đồ xô gai, chống gậy, lụ khụ vừa khóc mếu đi giữa phố đông” để người thiên hạ phải trầm trồ. “úi kìa! Con giai nhớn đã già đến thế kia kìa! Thật là hài hước! Cái tình phụ tử như núi Thái Sơn thiêng liêng là thế nay được đem ra phô diễn trước thiên hạ dưới một màn kịch giả dối. Và cũng trong lúc tang gia bối rối ấy ông ta còn sung sướng vì đã nói được tới 1872 lần câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”, “biết” nhiều quá tới mức chẳng biết gì hết cả.

Ông Văn Minh, cháu đích tôn của người quá cố lại vui một niềm vui khác. Lễ tang cũng là dịp để “lăng xê” những bộ trang phục táo bạo nhất của hiệu may Âu hoá. Những bộ trang phục được đánh giá rằng sẽ ban cho “những ai đang có tang đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng một chút hạnh phúc đời”. Kể đến bà Văn Minh thì cũng sung sướng theo cách của một phụ nữ tân thời. Bà ta nhận ra từ cái chết của ông nội chồng một dịp may hiếm có để được trưng diện những bộ “tang phục tân thời”.

Chưa kết thúc danh sách ấy vì còn có cậu Tú Tân. Kẻ bất tài này sướng điên người vì được dùng đến cái máy ảnh mãi chưa có dịp dùng. Cậu ta chạy lăng xăng bắt bẻ mọi người đứng thế này, biểu lộ thế kia để tạo ra các “tác phẩm” trên nắp quan tài người đã khuất. Phán mọc sừng thì sung sướng vì không ngờ cái sừng vô hình trên đầu mình lại đáng giá đến hai nghìn bạc.

Tâm địa của đám con cháu ấy đáng kinh tởm không sao kể xiết nhưng chưa dừng ở đó, Vũ Trọng Phụng còn đẩy mâu thuẫn lên một tầng nữa khi để cho những kẻ ấy đóng nốt màn kịch hiếu thảo trong đám ma to chưa từng thấy. Dưới con mắt của Vũ Trọng Phụng, lũ giả dối không chỉ bao gồm những kẻ trong gia đình người quá cố mà là toàn xã hội. Bắt .đầu là hai nhà đại diện cho bộ máy chính quyền: thầy Minđơ và Mintoa. Hai. con người này đang “buồn rầu như nhà buôn vỡ nợ” vì chẳng có việc gì làm, nay được thuê đến trông coi, giữ gìn trật tự cho đám ma thì thực là sung sướng. Thật trớ trêu khi người ta còn phải lo kìm bớt sự huyên náo trong một đám ma. Phải chăng những kẻ đưa ma vô tư đến nỗi họ quên mất mình đang làm gì!? Tiếp theo đến là những vị tai to mặt lớn “tinh hoa của giới thượng lưu. Nhưng con người này đi dự đám tang chỉ cốt để khoe đủ loại huy chương “Bắc đẩu vạn tượng bội tinh”, “Nam long bội tinh”... và trên mép trên cằm họ đủ thứ râu “hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún la tha hoặc rầm rậm loăn quăn”. Và sự cảm động của họ không phải bồi tiếng kèn đưa ma não lòng bi ai mà vì được làn da trắng thập thò sau bộ cánh “ngây thơ” của Tuyết làm cho cảm động. Hôm nay Tuyết chọn bộ “ngây thơ” nửa kín nửa hở để muốn chứng minh cho thiên hạ thấy mình vẫn chưa mất giá như lời họ vẫn đồn đại. Và hôm nay Tuyết cũng buồn, một vẻ buồn “lãng mạn”, không phải vì ông chết mà vì Tuyết đã đưa mắt nhìn khắp lượt mà vẫn không thấy bạn giai đâu cả - đó là Xuân tóc đỏ.

ngòi bút châm biếm tài năng của Vũ Trọng Phụng

Đám ma được tổ chức rất to, rất long trọng, danh giá, thật là một đám ma gương mẫu. Người ta đã lợi dụng đám ma đến mức cao nhất để khoe giàu, khoe sang, khoe lòng hiếu thảo “giả vờ” của mình. Đám to đến nỗi cả hàng phố đi ra “nhộn nháo cả lên” khen đám to. Đám ma được phối hợp “cả lối ta, tân, tây, có lợn to đi lọng, có kiệu bát cống, kèn ta, kèn tây bú dích, lốc bốc xoảng”, “không biết bao nhiêu là vòng hoa”, có đến 300 câu đối, vài ba trăm người đi đưa; lại có cậu Tú Tân “chỉ huy đám thợ chụp ảnh như hội chợ”. Tác giả cũng đã phải thốt lên những lời mai mỉa “Thật là một đám ma to làm cho người trong quan tài cũng phải mỉm cười nếu không cũng phải gật gù cái đầu”. Có kèn ta, tây, tàu, đông vui như đám hội. Những âm thanh như “lốc bốc xoảng” làm đám ma càng thêm phần nhộn nhịp và lại càng khoe ra sự vô văn hoá của gia đình cụ cố Hồng.

Chưa dừng lại ở đó, người ta cảm thây rung động cực điểm khi có sự xuất hiện của hai tên đại bịp bợm: Xuân tóc đỏ và sư cụ Tăng Phú với sáu chiếc xe kéo và hai vòng hoa đồ sộ làm đám ma càng thêm long trọng, to tát. Đến ngay cả con người có lẽ là lương thiện nhất trong gia đình hư hỏng ấy là cụ cố Hồng bây giờ cũng hớt hải lên mà rằng “ấy, thiếu hai món ấy thì không được to”. Những người đưa đám thật đông. “Đám cứ đi” điệp khúc ấy được nhắc đến mấy lần để nhắc chúng ta rằng đám ma thật là to, thật là đông, thiên hạ tha hồ mà chiêm ngưỡng để thấy sự to tát của nó. Nhưng kỳ thực trong đám người đông đảo ấy không có ai thực sự là người “đi đưa đám”. Tất cả mọi người, già cũng như trẻ, đàn ông cũng như đàn bà ai cũng giữ một vẻ mặt nghiêm chỉnh, ai cũng đang nói một điều gì đó nhưng là về những đứa trẻ bụ bẫm nhà ai đó, về “cái tủ mới mua”, “cái áo mới sắm”, “trai thanh gái lịch thì chim nhau, hẹn hò nhau”... không có ai nói đến người đã mất. Tất cả đều mang một vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma nhưng thật giả dối và nhẫn tâm. “Đám cứ đi” nghĩa là sự giả dối tàn nhẫn ấy cứ kéo dài xa mãi. Đến lúc đám không đi nữa mà dừng lại hạ huyệt thì Vũ Trọng Phụng còn đem đến cho người đọc hai chi tiết đặc sắc nữa. Đó là cậu Tú Tân bắt bẻ mọi người làm từng động tác, những tư thế buồn đau để cậu chụp ảnh. Mỗi người một góc máy, họ “nhảy cả lên những ngôi mộ khác” để kiếm cho được góc chụp đẹp. Tính chất đóng kịch của đám ma đến đây không cần che đậy nữa. Và ấn tượng thứ hai là từ kịch sĩ tài ba Phán mọc sừng, ông ta thật đau lòng với những tiếng khóc quái gở “Hứt... hứt... hứt”. ông ta khóc tới mức oằn người đi tưởng chừng như đứt ruột đứt gan nhưng vẫn đủ tỉnh táo và lạnh lùng dúi gọn vào tay Xuân năm đồng vì gã đã có công gọi ông là ông chồng mọc sừng, cái đã đem lại cho ông ta hai ngàn bạc và cũng như để cảm ơn kẻ đã gián tiếp gây ra cái chết của cụ cố Tổ. Phán mọc sừng đã là kẻ giả dối tài năng khép lại bức tranh về xã hội giả dối ấy trong chương chuyện nhưng lại gieo nhiều suy tư cay đắng trong lòng bạn đọc.

Tài năng châm biếm sắc sảo của Vũ trọng Phụng còn được thể hiện trong giọng điệu mỉa mai, chua chát “quả thực là một đám ma to khiến người trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng hay nếu không cũng gật gù cái đầu”. Với ngôn ngữ châm chọc hài hước và thái độ coi khinh, phản ứng gay gắt trước sự lố lăng, vô văn hoá, nhẫn tâm chà đạp lên các giá trị thiêng liêng, đặc biệt và cụ thể ở đây là chữ “Hiếu”. Giọng văn mỉa mai châm chiếm cùng cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ đối lập, nói ngược “hạnh phúc một tang gia” đã không che giấu những cảm nhận đầy chua xót, căm phẫn với xã hội mà ông gọi là “khôn nạn”, “chó đểư”. Nghệ thuật trào phúng đã được Vũ Trọng Phụng dùng đắc đạo trong việc thể hiện nhân tình thế thái đen bạc, sự giả dối nhẫn tâm của người đời.

Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút châm biếm tài năng của Vũ Trọng Phụng, đó là thành công lớn nhất trong rất nhiều đóng góp không mệt mỏi của ông cho nền văn học nước nhà cho dù cơ hội cho ông được cống hiến là không dài. Tài năng, hóm hỉnh nhưng mang chút bất hạnh: tất cả làm nên một Vũ Trọng Phụng và “Số đỏ” không thể nào quên.

Viết bình luận