Nghị luận xã hội - Tiền tài và hạnh phúc

Hiểu một cách đơn giản thì “tiền tài” ở đây là tiền bạc, là của cải vật chất nói chung; còn “hạnh phúc” là chỉ sự sung sướng về tinh thần trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là để có được một cuộc sống tốt đẹp thì buộc mỗi con người phải có được: tiền tài và hạnh phúc.

hạnh phúc

Vậy hiểu một cách sâu xa hơn thì “tiền tài” là gì? “hạnh phúc” là gì? Và chúng có quan hệ với nhau như thế nào?

Như chúng ta đã biết, trong xã hội hiện đại ngày nay thì vật chất là “điều kiện cần” để duy trì cuộc sống, và “hạnh phúc” là “điều kiện đủ” để làm cho cuộc sống đó tô't đẹp hơn và có ý nghĩa hơn. Cho nên, “tiền tài” là cuộc sống vật chất, là cơ sở ban đầu để bắt nguồn, để khởi đầu cho các bước đi tiếp theo của mỗi người. Và “hạnh phúc” là một “chất xúc tác” cần thiết, không thể thiếu để dẫn đến những thành công.

Tuy nhiên, không phải lúc nào “tiền tài” cũng là tất cả. Nó cũng có những mặt tích cực và tiêu cực của nó. Bởi bản chất của mỗi vấn đề đều luôn tồn tại hai mặt. Cũng như con người được tạo nên bởi hai phần: phần con và phần người. Bởi thế, ai cũng có “cái tôi” đầy ham muốn chế ngự sẵn trong người, nên ai cũng có lòng tham, ai cũng muốn mình có thật nhiều tiền, muốn mình thật giàu có để thỏa mãn mọi sở thích, mọi nhu cầu... và có thể giúp đỡ những người khó khăn hơn, đồng thời để tạo điều kiện cho mình phát triển hơn nữa.

Đơn giản, nếu như bạn muôn có một chiếc xe máy, một ngôi nhà đẹp... mà trong tay bạn không có tiền, thì đó chỉ là một ước muốn viển vông. Khi bạn đã có tiền, rất nhiều tiền thì bạn sẽ làm được rất nhiều việc. Bạn có thể đi du lịch nhiều nơi, có thể mua sắm mọi thứ bạn thích. Hơn thế nữa, bạn sẽ có cơ hội giúp đỡ người khác - những người nghèo khổ, người gặp khó khăn... Lúc ấy, bạn sẽ làm được tất cả những việc mà khi không có tiền, bạn không thể làm được.

Tuy nhiên, khi đã có tiền rồi, bạn cũng cần có kế hoạch chi tiêu cho hợp lí, không nên tiêu bừa bãi vào những việc chẳng đáng tiêu, không nên “vung tay quá trán”. ai có thể biết trước được tương lai mình sẽ ra sao? Đời người “lên voi xuống chó” là điều tất yếu.

Mặt khác, tâm lí của những kẻ lắm tiền là thường muốn thử tất cả những cái lạ nhất, “mốt” nhất, “sành điệu” nhất. Nên đôi khi, tiền bạc lại có thể làm tha hóa, làm hư hỏng con người, thậm chí là dẫn họ tới con đường phạm pháp. Và rồi, chính bản thân bạn sẽ đưa bạn vào chỗ sa ngã, nhấn chìm bạn vào đông bùn nhơ, hủy hoại cuộc đời, hủy hoại tương lai của bạn. Chính vì thế, dù là người giàu có, hay người nghèo túng, bạn cũng hãy sống lạc quan lên, và bạn phải biết rằng: Tiền không phải là tất cả.

Còn “hạnh phúc” - nó thuộc về đời sống tinh thần, nó là sự thanh thản trong cuộc sống, thoải mái trong công việc, là niềm tin và là hi vọng... Một khi con người có được hạnh phúc thì họ sẽ sống tốt, sống có ý nghĩa và luôn vươn tới những cái tốt đẹp hơn. Hạnh phúc sẽ là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần để bạn có một động lực hoàn thành tốt mọi việc và tạo ra những thành công nối tiếp thành công. Tuy mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giông ai, có những niềm hạnh phúc rất riêng, rất độc lập, nhưng chúng đều giông nhau ở chỗ là làm cho người ta thêm yêu cuộc sống, yêu công việc mình làm và luôn muốn hoàn thành nó một cách tốt nhất. Đồng thời, khi có được một niềm hạnh phúc dù chỉ là rất nhỏ bé cũng làm cho người ta thấy “hưng phấn” hơn và cô' gắng để làm cho niềm “hạnh phúc” đó được nhân lên mãi.

tiền tài

Nhưng, liệu hạnh phúc sẽ có không nếu như thiếu đi “tiền bạc”? Vâng, để có được một niềm hạnh phúc cho mình thật không phải đơn giản, mặc dù nhiều khi “hạnh phúc” không hề xuất phát từ vật chất. Liệu bạn sẽ có được một niềm hạnh phúc trọn vẹn không, nếu như cuộc sống của bạn quá ư thiếu thôn? Một gia đình có thể thực sự vui vẻ, thực sự hạnh phúc và có nhiều thời gian quan tâm đến nhau không? Nếu như họ sống trong cảnh, “ăn bữa nay lo bữa mai”. Khi không có tiền thì sẽ không có ăn, mặc... rồi có thể sẽ đẩy người ta vào con đường bất chính, trộm cắp, lưu manh... để giành giật lấy “miếng cơm manh áo” trong lúc cùng quẫn nhất.

Tuy nhiên, không phải lúc nào “tiền tài” cũng tạo nên “hạnh phúc”, không phải “có tiền mua tiên cũng được”. Trong cuộc sống mỗi con người, thì tiền bạc chỉ có thể mua được vật chất, danh vọng, địa vị chứ không mua được tình cảm, không mua được niềm hạnh phúc trọn vẹn. “Tiền tài” nào có thể mua được tình yêu, mua sao được lòng nhân ái... Những người có nhiều tiền nhiều khi lại không có được hạnh phúc xứng với “đồng tiền” của họ. Hay có người chỉ vì tiền mà làm mất đi “hạnh phúc chân chính”.. Vì thế, cho nên “tiền tài” chỉ tạo nên “hạnh phúc” khi con người biết chia sẻ nó cho những người khác, nghèo khổ... khi con người biết kìm hãm lòng tham, trân trọng những niềm vui dù là nhỏ bé nhất. Bởi đôi khi, hạnh phúc chỉ là: “Làm cho một nụ cười nở trên môi một người”. Giông như, chỉ nhờ “bát cháo hành”, lòng bao dung của Thị Nở đã làm cho “con quỷ dữ” trong Chí Phèo chết đi, khiến hấn muốn trở lại làm người lương thiện, để được sống và được yêu, được đối xử theo đúng bản chất một con người.

Trong cuộc sống của chúng ta, “tiền tài và hạnh phúc” là hai nhân tố không thể thiếu được, chúng tồn tại song song nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Là người thông minh, sẽ biết lấy “tiền tài” để làm nên “hạnh phúc” và lấy “hạnh phúc” để làm ra “tiền tài”. Và, sẽ biết cách để đồng tiền không thể chế ngự trong tâm, không để đồng tiền sai khiến, quản thúc, đưa đến chỗ sa ngã, lầm lỗi...

Mỗi chúng ta hãy biết quý trọng những niềm hạnh phúc mình đang được hưởng, dù có hơi thiếu thôn về vật chất. Hãy biết coi trọng những gì mình đã có, đang có và những đồng tiền chân chính dù là rất nhỏ. Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa, “hạnh phúc” sẽ tạo ra “tiền tài” và “tiền tài” sẽ làm cho “hạnh phúc” nhân lên gâp bội. Cuộc sống vật chất đầy đủ, tinh thần thoải mái, thanh thản, vui vẻ... Đó là tất cả những gì mỗi chúng ta đều có quyền mong muôn và đạt tới. Hãy biết “chớp lấy” nó và tạo ra nó từ chính đôi tay, khối óc của mình, theo sự mách bảo của lương tâm, của trái tim đầy nhân hậu của mỗi chúng ta. Bạn phải biết rằng: “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc mà chỉ góp phần vào hạnh phúc”, sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn.

Viết bình luận