Nghị luận xã hội - Tình thương là hạnh phúc của con người

Chuyện kể rằng, có một chàng trai đứng giữa thị trấn và tuyên bố rằng mình là người có trái tim đẹp nhất, không hề có tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý - cho đến lúc có một cụ già bước lên và nói rằng: “Trái tim anh không đẹp bằng trái tim của tôi”. Đó là một trái tim đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết. Có những phần của trái tim đã bị lấy ra và những mảnh khác được lắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những rãnh khuyết mà không có mảnh tim nào khác thay thế. Mỗi vết cắt tượng trưng cho một người mà ông thương yêu và đôi khi cũng là những tình yêu cho đi mà không cần đền đáp lại... Câu chuyện làm cho chàng trai cảm động. Anh ta không ngần ngại tiến lại gần ông cụ mà xé một mảnh của trái tim mình trao cho ông, để nhận lại một mảnh khác tuy không hoàn toàn trùng khít. Trái tim bề ngoài tưởng chừng hoàn thiện lại là một trái tim nhỏ nhoi, đơn độc. Trái tim lớn và hoàn thiện lại chính là trái tim chứa đầy dấu vết của những lần trao đi và nhận lại yêu thương. Tình thương là hạnh phúc của con người. Phải chăng đó cũng chính là một chân lí vĩnh hằng trong cuộc sống?

Tình thương là hạnh phúc của con người

Tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người làm cho có trách nhiệm và gắn bó với nhau hơn. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bạn bè, và cao hơn cả là tình thương của con người nói chung. Tình thương không chỉ thuộc về cảm xúc mà quan trọng là cả ở những biểu hiện của nó trong thực tế. Đó có thể là những tình cảm bình dị và gần gũi nhất từ sự chăm sóc, sẻ chia, đồng cảm trong cuộc sống hàng ngày đến những tình cảm lớn mang tính giai cấp, cộng đồng, tình yêu thương đồng loại. Giúp bạn tiến bộ trong học tập, lắng nghe tâm sự của người khác, thậm chí chỉ một hành động đơn giản như dắt một em nhỏ hay một cụ già sang đường... Đó cũng là những biểu hiện của tình thương. Có thể nói tình thương là một tình cảm thẩm mĩ đẹp tồn tại trong con người cũng như luôn luôn được con người hướng tới. Nó mang tính nhân bản, và trong một môi trường tốt sẽ ngày càng được bồi dưỡng để trở nên rộng lớn hơn. Cũng giống như tình thương, hạnh phúc là một khái niệm mang tính trừu tượng. Vậy hạnh phúc là gì? Có rất nhiều định nghĩa về hai từ này. Đối với người bộ hành giữa sa mạc, hạnh phúc là những giọt nước mát lành, xua tan đi con khát. Đốì với những người nghèo khổ, hạnh phúc là mỗi ngày đều có đủ lương thực để ăn. Đối với rất nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất khi mỗi sớm mai thức dậy thây mình được tồn tại trên cõi đời... Có thể nói, hạnh phúc chính là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt ý nguyện. Người ta có thể cảm nhận được trạng thái cảm xúc đó đang diễn ra nhưng để mô tả nó một cách rõ ràng và có hình khối thì không phải là một điều đơn giản. Con người cảm thấy hạnh phúc khi làm được một điều gì có ích, cho bản thân và cho người khác - đó là hạnh phúc của một người được cho đi; hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, săn sóc của những người xung quanh, vui và hạnh phúc trước một vẻ đẹp nào đó của sự sống — đó là hạnh phúc của một người được nhận lại.. Vì đó là một thứ trang thái thuộc về cảm xúc nên xưa nay, cũng như tình thương, người ta thường lấy những biểu hiện để đặt tên giải thích và cách giải thích ấy vẫn luôn được chấp nhận.

Tình thương và hạnh phúc luôn đi liền với nhau. Tình thương là hạnh phúc của con người. Tại SCO lại như vậy? Người đàn ông trong câu chiên đầu tiên cảm thấy hạnh phúc khi được trao những mảnh của trái tim mình, mỗi mảnh tượng trưng cho một tình cảm tốt đẹp, yêu thương, cho người khác. Bố mẹ trao cho ông một mảnh tim lớn hơn của ông trao cho họ, và ông cũng trao cho những đứa trẻ của ông lớn hơn của chúng... Đó chính là việc ông đang trao đi tình thương yêu. Tình thương là thứ tình cảm cao quí của con người. Nhờ có tình thương, con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, có thêm mục đích sống. Mọi hành động tốt đẹp mà con người dành cho nhau đều bắt nguồn từ tình thương và hạnh phúc cũng vậy.

“Cái đẹp cứu vớt thế giới” (Đôx-tôi-ép-xki). Tình thương yêu cũng là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh ấy. Tình thương yêu mạng lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực vượt qua khó khăn, tránh được sai lầm trong cuộc sống. Khi được một ai đó dành được tình cảm yêu thương con người sẽ luôn cố gắng sao có thể đền đáp xửng đáng. Đó chính là một trong những lí do làm cho họ ngày càng hoàn thiện hơn. Cha mẹ dành cho con cái tình yêu thương, chúng sẽ có một tâm hồn đẹp, đầy sức sống và bản lĩnh, khi khó khăn có thêm nghị lực để cố gắng, khi vấp ngã có thêm sức mạnh để đứng dậy, và mọi lúc đều có một mái ấm để yêu thương. Bạn bè dành tình thương cho nhau để cùng tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Ta dành tình thương cho một ai đó để thấy rằng trên đời này có nhiều thứ thật quí giá mà không gì có thể đánh đổi được. Trong “Những người khôn khổ” (V. Huy-gô) triết lí tình thương của nhân vật Giăng-van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao, không chỉ thay đổi số phận mà còn giáo hoá con người. Tình thương yêu ấy đã cứu vớt cô gái Phăng-tin tội nghiệp. Không chỉ mang lại cuộc sống, ông đã cố gắng tìm mọi cách để có thể tìm lại con gái cho Phăng-tin, tức đã gieo vào trong lòng cô niềm tin, giúp cô có thêm nghị lực. Phăng-tin chết để đi vào “vầng sáng vĩ đại”, khuôn mặt cô rạng rỡ bởi cô hạnh phúc và cô tin vào những điều mà con người tốt bụng mang tên Giăng-van-Giăng sẽ làm được cho Cô-dét. Đối với Gia-ve, kẻ tượng trưng cho quyền lực và pháp luật tàn nhẫn tưởng chừng như không thể thay đổi, tình yêu thương cũng có sức giáo hoá mạnh mẽ. Cuộc săn đuổi của Gia-ve cuối cùng đã kết thúc với phần thắng thuộc về Giăng-van - Giăng. Gia-ve nhảy xuống sống tự sát khi “bộ mặt chó sói” (cách mà V. Huy-gô ám chỉ về Gia-ve) không thể đối đầu với tình người cao cả được nữa. Có lẽ, đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời. Phải chăng đây chính là lúc lần đầu tiên trong cuộc đời, Gia-ve khám phá ra hạnh phúc của một con người, ánh sáng của lòng nhân và tình người cao cả? Giăng-van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên một triết lí: “Trong đời chỉ có một điều, ấy là yêu thương nhau”.

Ngay cả trong những tâm hồn tưởng chừng sẽ không bao giờ được nếm mùi hạnh phúc như Chí Phèo, Thị Nở cũng nhờ tình thương yêu mà thay đổi số phận. Nếu không có tình yêu của Thị Nở, không có bát cháo hành và tình người trong sáng của thị thì có lẽ chẳng bao giờ Chí Phèo có thể thêm một lần được cảm nhận những âm thanh của cuộc sống đời thường, của tiêng anh chài khua mõ cá, tiếng những bà đi chợ về hỏi nhau: “hôm nay vải mấy?”... Đó là thứ hạnh phúc bình dị nhưng hiếm hoi trong cuộc đời Chí, nó chứng tỏ một “con người” đang trở lại trong “con quỉ dữ” Chí Phèo. Chí Phèo cầm dao đi giết Bá Kiến và tự giết mình vì khi tính người đã quay trở lại hắn không thể tiếp tục sống cuộc sống như trước nữa. Những tình cảm thương yêu mang lại hạnh phúc và cuộc sống cho con người như vậy trong văn chương không phải là hiếm. Tình thương yêu mang lại hạnh phúc cho con người vì nó có khả năng động viên con người rất lớn, giúp họ có thêm động lực để phân đấu, sống tốt hơn và sống có ích hơn cho xã hội. Một cái ôm thật chặt, một ánh nhìn đầy khích lệ, một lời hỏi han, quan tâm... tất cả tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có tác dụng động viên, khuyến khích con người rất lđn, bởi nó tạo cho con người ta cảm giác hạnh phúc vì được yêú thương. Trong cuộc sống, con người không thể tránh khỏi tất cả những khó khăn, khổ đau, mất mát.„, chính những lúc như thế, một bờ vai để có thể nương tựa vào sẽ giúp họ gạt phãng mọi trở ngại, chiến thắng hoàn cảnh và chiến thắng chính bản thân mình. Tình cảm yêu thương sẽ biến gia một mái ấm, nơi có bàn tay mẹ cha luôn rộng mở để con cái vượt qua thử thách trên đường đời. Nêu không phải là người hạnh phúc thì sao một cô bé lại nói có thể nói với bạn mình một cách đầy tự hào về việc mình là con nuôi đến vậy. Với cô bé, con nuôi có nghĩa là cô được lớn lên từ trong tim chứ không phải từ trong bụng mẹ mình. Tình yêu thương đã giúp cô bé có được một tâm hồn đẹp. Và chắc chắn rằng một người nhận được tình yêu thương như vậy cũng sẽ mang tình yêu thương của mình để san sẻ với tất cả mọi người. Tình yêu thương có sức lây lan và cảm hoá thật lớn.

Tình cảm thương yêu con người từ lâu đã trở thành truyền thống trong đời sống tâm hồn của người dân Việt Nam. Tình cảm “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” từ đời xưa đến nay đâu chỉ là tình cảm vợ chồng. Nó còn là thứ ân nghĩa thuỷ chung là hạnh phúc con người mang lại cho nhau. Tình yêu bất diệt giống như “sợi chỉ xanh óng ánh” mà Nguyệt dành cho Lãm (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu) khiến cho anh từ bất ngờ, sửng sốt đến thán phục, trân trọng và trở thành một trong những động lực, cho anh thêm sức mạnh và niềm tin để chiến đấu. Và chính tình thương của anh em trên mảnh đất mới Điện Biên mà Đào, người đàn bà bất hạnh cuối cùng tìm lại được hạnh phúc. Cái chao chát, chỏng lỏn như một sự “phản ứng” lại cuộc đời giờ đây nhường chỗ cho niềm hạnh phúc đang rạng ngời trên nét mặt và một tương lai tươi sáng đang mở ra trước mắt: rồi’những đứa con của hai người sẽ lớn lên, cùng với bạn bè chúng, chúng sẽ đi học, và những ngày cuối tuần chúng sẽ trở về thăm cha mẹ... Tất cả đều thật đẹp. Hạnh phúc đã nở hoa từ trên mảnh đất của đau thương...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi làm được một điều gì có ích cho người khác, khi ta quan tâm đến một người, khi ta giúp đỡ một người, ta cảm thấy vui. Thế có nghĩa là chúng ta đang hạnh phúc. Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản va bình dị thế thôi. Trao đi yêu thương, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Có những hạnh phúc vô biên khi mang lại hạnh phúc cho người khác bất chấp hoàn cảnh của riêng mình. Khổ đau được san sẻ sẽ vơi nửa nhưng hạnh phúc được san sẻ thì sẽ nhân đôi. Giăng-van-Giăng suốt đời bị ám ảnh bởi án tù khổ sai, nhưng ngay cả trong những lúc nguy nan nhất ông cũng vẫn luôn dành tình yêu thương cho người khác. Với ông, lối sống tình thương đã trở thành một triết lí chi phôi mọi hành động: Giăng-van - Giăng ăn cắp một ổ bánh mì vì thương những đứa cháu đói khát; giúp đỡ Phăng-tin vì cảm thông cho số phận bất hạnh của cô; thương yêu; chăm sóc Cô-dét như một ngưòi cha... Ông làm tất cả những điều đó tự nhiên mà không hề đòi hỏi được nhận lại. Hạnh phúc với Giăng-van-Giăng có lẽ chính là ở việc đem đến hạnh phúc cho những người xung quanh. Được thương yêu là một hạnh phúc, nhưng thương yêu người khác còn là một hạnh phúc lớn hơn...

Tình yêu thương và hạnh phúc sẽ luôn đi liền nhau và có ý nghĩa trong mọi thời đại. Con người không thể sống mà không có tình thương. Tình thương mang lại hạnh phúc, giúp con người hoàn thiện nhân cách và qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Chính vì thế nó cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Hơn ai hết thế hệ trẻ cần tình yêu thương bởi chúng ta còn hon nớt, chưa hiểu biết nhiều nên cần tình thương để được định hướng đúng những bước đi trong cuộc sống, cần tình thương để sẻ chia, nâng đỡ. Chưa có đủ kinh nghiêm và sự từng trải trong cuộc sống, những người trẻ tuổi dễ bị vấp phải những khó khăn trong, cuộc sống. Khi đó nếu không có một vòng tay yêu thương nâng họ dậy, dìu dắt họ bước đi những bước tiếp theo thì họ sẽ dễ dàng gục ngã hoặc tiếp tục phạm phải những sai lầm còn nghiêm trọng hơn trước, cần thiết một thái độ yêu thương chân thành con người dành cho nhau, dành cho những người trẻ tuổi đang bước những bước đầu tiên vào đời để hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người và cuộc sống trở nên thực sự có ý nghĩa. Hãy biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp mình đang có và san sẻ nó cho mọi người bởi vì “Hạnh phúc là khi ta vẩy nước hoa vào người khác thì chinh bản thân ta cũng sẽ được hưởng hương thơm của nó”.

Tình yêu thương có một sức mạnh vĩ đại và chính nó sẽ luôn là niềm hạnh phúc quí giá của con người. Cần phải biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn. “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Là một ngày thêm để yêu thương” (Trịnh Công Sơn).

Viết bình luận