Nhà văn Nga Lêônít Lêônốp có nói: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên

Không phải ngẫu nhiên mà Lep Tônxtôi, cây đại thụ của nền văn học Nga và của toàn thế giới đã luôn nhắc nhở đại ý ràng: khi một nhà văn mới bước vào làng văn, điều đầu tiên tôi hỏi anh ta là anh sẽ mang lại điều gì mới cho văn học? Câu nói giản dị đó thực ra đã đúc kết được một lẽ sinh tử của văn chương nghệ thuật, một điều đã làm cho bao nhà văn chân chính xưa nay phải day dứt, trăn trở. Đó là vấn để khám phá, sáng tạo trong văn học. Cũng chung một nghĩ suy, trăn trở ấy, nhà văn Nga Lêônit Lêônôp cho rằng: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung".

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Ý kiến của Lêonit Lêônôp đã khẳng định một điều mà từ xưa đến nay các nhà văn mỗi lẩn cẩm bút, không ai không nghĩ tới: những gì ta viết ra đây liệu có mang lại một điều gì mới mẻ không, liệu có đóng góp cho văn học những phát hiện, những khám phá gì mà trước đây chưa từng có hay không? Nghệ thuật vốn không chấp nhận sự sao chép và cũng không đi theo đường mòn. Bởi vậy, thước đo giá trị của một tác phẩm văn học là ở những cái mới mà nhà văn đã sáng tạo nên, nghĩa là những "phát minh về hình thức và khám phá về nội dung".

Mỗi loài hoa đều vươn lên hít thở khí trời, đểu bắt rễ từ trong lòng đất, nhưng mỗi loài hoa lại góp cho đất trời một hương sắc riêng, một vẻ đẹp riêng. Hoa Hồng dẫu là rất đẹp và quyến rũ, nhưng có lẽ không mấy ai lại muốn bông hoa nhài thanh khiết một cách mộc mạc nơi đồng nội phải giống như hoa hồng. Và nhà văn cũng vậy. Mỗi nhà văn đích thực mang một bản sắc riêng, một phong cách riêng, không chịu bắt chước ai, dẫu người đó có vỉ đại đến đâu đi nữa. Sự bắt chước trong văn chương nghệ thuật, tự nó sẽ phủ nhận nó. Không ai muốn đọc một tác phấm rập khuôn nhàm chán. Văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung luôn là lĩnh vực của cái mới của khám phá và sáng tạo. Hiểu theo nghĩa ấy, câu nói của Lêônit Lêônốp thục sự là một chân lý lớn

Theo ông, "mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Tức là cái mới, phài biểu hiện ở cà hai phương diện nội dung và hình thức. Có phát hiện về nội dung nhưng nội dung mới mẻ ấy lại được thể hiện trong cách nói cũ, trong những phương tiện biểu đạt đã quen nhàm thì nội dung mới không thể hiện ra được. Nhưng những phát hiện, những cách nói mới về hình thức mà không bao chứa một nội dung gi thì cái mới lạ ấy hoá ra chỉ là trò chơi duy mỹ sao! Sức nặng trong ý kiến của Lêônit Lêônôp là ở đó. Mỗi cái sáng tạo phải thể hiện cả từ nội dung đến hình thức. Trong một tác phẩm văn học, nội dung và hình thức không tách rời nhau, vì thế, nhà văn khám phá, sáng tạo củng phải tuân theo quy luật thống nhất của hai phương diện ấy.

Khi nhà thơ Xuân Diệu bước vào làng Thơ mới, người ta ngỡ ngàng quá, ngac nhiên quá. Bởi vì người đến với ta trong một bộ y phục phương Tây, rất xa lạ với quan niệm thẩm mỹ truyền thống. Có ai không ngỡ ngàng cho được khi bắt gặp cách nói như thế này:

"Hơn một loài hoa đã rụng cành"

hay như:

"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa".

Cái kiểu nói "hơn một" rất Tây, kiểu ngắt đôi dòng thơ và Kiểu câu nghị luận ấy có lẽ rất lạ tai với những ai chỉ quen nghe những âm điệu du dương, bồng trầm của thơ cũ. Nhưng rồi ngày một, ngay hai, ta cơ hồ đã quen đi những lối nói mới mẻ ấy và dần dần ta nhận ra rằng cái bản sắc riêng, điều làm cho Xuân Diệu còn sống mãi trong ta cũng một phần là ở những cách nói rất mới, rất riêng ấy. Và phải chăng, đó cũng chính là một "phát minh" rất mới mà ông đã đem lại cho làng thơ Việt Nam lúc bấy giờ. Cái áo xưa giờ đây đã quá chật hẹp so với cơ thể tráng kiện tràn đầy sức sống của hồn thơ thời đại. Bởi vậy, những khuôn khổ câu chữ phải lung lay, những ước lệ, khuôn sáo của thơ cổ điển ngày xưa phải nhường lại cho một lối thơ rất mực phóng khoáng tự do. Không câu nệ vào vần điệu, vào âm luật bằng trắc cứng nhắc. Dòng cảm xúc cứ thế mà tuôn chảy dệt thành những dòng thơ. Thơ mới thật sự còn neo lại trong trái tim của mỗi chúng ta một phần có lẽ củng nhờ vào những cách nói rất mới ấy. Hiểu theo nghĩa ấy. thơ mới đã đem lại cho nền văn học Việt Nam một "phát minh" mới về hình thức phù hợp với nội dung mới của nó

Nhưng vội vàng một nửa

Sự mới mẻ trong cách thể hiện nội dung là một điều rất cần thiết đối có một tác phẩm thật sự có giá trị. Sự mới mẻ về mặt hình thức sẽ đem lại cho nhà văn một phương diện quý giá để có thể biểu đạt được tâm tư của minh. Nhà văn phải biết tìm tòi, phải biết khám phá sáng tạo, phải lao động rất công phu và nhọc nhằn mới tìm được cho mình một lối nói, một kiểu viết, một phong cách thể hiện sao cho không giống ai.

Tuy nhiên trong nghệ thuật, bàn thân sự mới lạ chưa hẳn đã có giá trị gì. Sự mới lạ ở đây phải có phẩm chất nghệ thuật, phải là những sáng tạo nghệ thuật thật sự. Trong nền văn học hiện đại nước ta, có lẽ Nguyễn Tuân là nhà văn bỏ nhiều công phu nhất trong việc tìm hiểu và sử dụng chữ nghĩa cũng như sáng tạo các hình thức biểu đạt mới mẻ. Nhà luyện đan ngôn từ Nguyễn Tuân đã có những khám phá rất độc đáo trong cách nói cách viết. Tiếng nói Việt Nam, qua sự sáng tạo màu nhiệm của ông trở nên thật sống động, thật phong phú Chi để nói về một viên "ngọc trai" mà ông đã tung ra biết bao từ ngữ đầy ấn tượng. "Ngọc trai" trong cách nói nghèo nàn của chúng ta chỉ có một từ. Nhưng với Nguyễn Tuân thì nào là cái hạt buốt sắc, cái bụi bặm khách quan, nào là hạt bụi biển, nào là hạt đau, hạt xót... Nguyễn Tuân đã đem lại cho kho từ vựng Việt Nam nhiều từ mới, với nhiều cách biểu đạt, nhiều lối nói mới mẻ và đầy thú vị. Nhưng cái mới ấy sờ dĩ được người ta say mê và chấp nhận là bởi vỉ nó mang sức nặng của công phu lao động nghệ thuật của nhà văn. Hình thức mới mẻ trong văn Nguyễn Tuản, xét đến cùng không phải là trò chơi duy mỹ mà thực sự đã tạo được sức biểu đạt đầy "năng suất" cho những diều mà nhà văn mới gửi gắm qua những trang văn và dĩ nhiên, cái "phát minh về hình thức" phải luôn đi kèm với những "khám phá về nội dung". Những cái bơi chèo của hình thức mới sở dỉ cần thiết cũng là để cho con thuyền nội dung được đi ra khơi xa .Hình thức và nội dung trong một tác phẩm văn học, luôn ràng buộc lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và quy định lẫn nhau

Vậy cái mới về nội dung mà Lêônit Lêônôp muốn nhấn mạnh trong câu nói này là điều gì? Một điệu cảm xúc mới? Một suy nghĩ mới?

Hay những đối tượng thể hiện mới? Theo tôi, những khám phá quan trọng nhất về mặt nội dung là cái nhìn nghệ thuật của nhà Văn về cuộc đời, về con người. Cái nhìn nghệ thuật ấy phải mới. phải có sức sáng tạo riêng và phải chứa đựng những trải nghiệm riêng của nhà văn trong hành trình khám phá cuộc sống. Nếu nói văn học là lĩnh vực của cái mới, thì ý nghĩa của nó chủ yếu ở chỗ: nhà văn đã biết vượt lên những cái chung, những mặt bằng quen thuộc để trình bày ý tưởng, tiếng nói riêng biệt của mình trong một cách nói cũng hết sức mới mẻ. Nhiều khi đứng ở cùng một góc độ, cùng quan sát một đối tượng, nhưng mỗi nhà văn lại có một cách nhìn khác nhau và có chiều sâu riêng trong việc khám phá hiện thực. Khi Nam Cao viết tác phẩm Chí Phèo, trên văn dàn văn học hiện thực lúc ấy đã sừng sững bao nhiêu hình tượng đầy sức sống như Chị Dậu, anh Pha... Nam Cao cũng như Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan, cũng viết về người nông dân trong xã hội cũ nhưng như thế không có nghĩa là ông rập theo khuôn mẫu của người đi trước. Ngược lại, chính bản lĩnh và tài năng nghệ thuật của Nam Cao đã cho phép ông, cũng trên hành trình tìm hiểu người nông dân nhưng không hể dẫm lên vết chân của những cây bút đàn anh. Những cái bóng to lớn ấy không che khuất được phong cách riêng của Nam Cao. Với bản lĩnh và cái nhìn nghệ thuật của mình, Nam Cao đã phát hiện ra người nông dân không chỉ đau khổ vi đói cơm rách áo mà còn vì bị tàn phá cả nhân phẩm, nhân cách. Bản lĩnh lớn của Nam Cao và sức sống mãnh liệt của những tác phẩm Nam Cao chính là ở đấy! Ông biết khai thác vào bể sâu của hiện thực, biết sống đến đáy cùng của cuộc sông đế tìm ra những điều mới mẻ về con người và về cuộc đời mà trước đó chưa ai thấy.

Văn chương cũng như nghệ thuật nói chung không phải là một thứ nghề chi cần đến kỹ xảo đơn thuần. Nam Cao đã ý thức rất rõ điều ấy: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiều mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp nhưng người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguổn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có".

Ý kiến của tác giả Chí Pheo, Đời thừa trên đây tuy diễn đạt có khác nhưng xét về thực chất, không khác gì quan niệm của nhà văn Nga. Cả bài đều đòi hỏi nghệ sĩ phải luôn luôn tìm tòi, khám phá và sáng tạo từ nội dung đến hình thức. Đây là sự gặp gỡ cùa hai nhà văn chân chính, tuy ở hai phương trời xa cách, nhưng đều cùng nghĩ suy trên những kinh nghiệm phong phú cùa mình trong sáng tạo nghệ thuật.

Viết bình luận