Những nét chính của trích đoạn Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)

Người lái đò Sông Đà là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tuỳ bút của Nguyễn Tuân. Tác phẩm được viết tại Điện Biên từ tháng 10 - 1958 và hoàn thành tại Hà Nội vào tháng 4 - 1960. Tác phẩm được ra đời trong một bối cảnh lịch sử xã hội khá đặc biệt. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 - 1954, Đảng ta tổ chức cuộc vận động văn nghệ sĩ đi thực tế, sống và lao động cùng nhân dân để tìm nguồn cảm hứng, để viết về nhưng vấn đề đang nóng hổi của cuộc sống. Nguyễn Tuân cùng đoàn văn nghệ sĩ đã đến Tây Bắc trong không khí ấy. vẫn tiếp tục tiếp cận đối tượng từ phương diện văn hóa thẩm mĩ, nhà văn đã phát hiện và ngợi ca chất vàng mười của tâm hồn. Người lái đò Sông Đà ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc và tôn vinh vẻ đẹp của con người trong lao động. Tác phẩm thể hiện một tư tưởng nhân văn: mỗi người lao động chân chính đều là nghệ sĩ trong công việc của mình.

Lịch sử xã hội khá đặc biệt

Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đó là hình tượng người lái đò (ngoại hình và công việc): vẻ đẹp của con người trong lao động. Công việc lái đò tưởng chừng là một công việc rất bình thường nhưng với người lái đò trên sông Đà thì công việc đó là một nghệ thuật - nghệ thuật vượt thác, nó đòi hỏi ở con người lòng dũng cảm, sức mạnh và sự tào hoa (cuộc thuỷ chiến, nghệ thuật vượt thác, cuộc sống lúc thảnh thơi...). Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên qua hình tượng sông Đà: sông Đà vừa mang vẻ đẹp trữ tình vừa vô cùng dữ dội, vừa đáng yêu vừa đáng sợ, vừa là cố nhân, vừa là kẻ thù hung bạo của con người Tây Bắc, ...

Nghệ thuật trần thuật: giọng văn trần thuật có sự đan xen, kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình, giữa hiện thực và lãng mạn. Lối trần thuật sắc sảo, khả năng quan sát tỉ mỉ đã tạo nên nét độc đáo cho tác phẩm. Đặc biệt, trong đoạn trích, nhân vật tôi - giữ vãi trò người trần thuật dẫn dắt mạch trần thuật một cách tài tình.

Viết bình luận