Phân tích bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến và tác giả Quang Dũng.

2. Thân bài

a. Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 14): Cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ, tự hào của các chiến binh Tây Tiến.

b. Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Nỗi nhớ khôn nguôi những kỉ niệm vui vầy và hào hứng: một đêm liên hoan, một cuộc vượt thác.

c. Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ, hi sinh anh dũng của các chiến binh Tây Tiến.

d. Đoạn 4 (bốn câu còn lại): Những dòng chữ ghi vào mộ chí như lời thề cùa người chiến sĩ.

3. Kết bài

"Tây Tiến mùa xuân ấy” đã trở thành cái thời điểm một đi không trở lại của lịch sử nước nhà. Sẽ không bao giờ lại còn có lại cái thuở gian khổ và thiếu thốn đến dường ấy nữa. Không có cái thuở ấy thì sẽ không có bài thơ Tây Tiến và tất nhiên là không có cái hồn thơ, cái tài thơ của Quang Dũng thì cũng sẽ không có Tây Tiến.

B. BÀI LÀM

Có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn cũng không thể quên.

May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng.

Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến và tác giả Quang Dũng

Thật ra số phận của Tây Tiến cũng khá truân chuyên. Đã có lúc Tây Tiến được trích dẫn như một dẫn chứng để phê phán cái xu hướng gọi là “tiểu tư sản” trong thơ kháng chiến, một “đối chứng” để khẳng định những gì nên có trong Thơ mới. Nhưng rồi Tây Tiến cuối cùng đơợc nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của kháng chiến, một tiếng thơ bi tráng của một nền thơ.

Thành công đầu tiên của Quang Dũng là đã chọn cho bài thơ một thể thơ rất hợp: thể bảy chữ; nhưng không phải bảy chữ Đường luật mà là bảy chữ thể hành; mỗi vần thơ ăn theo một vần bằng, cứ một câu vần bằng lại một câu vần trắc. Điệu thơ ây, tạo cho bài thơ một nhạc điệu vừa cổ kính trang nghiêm, vừa phóng khoáng, bay bổng, vừa trùng điệp vừa như trải ra vô tận. Điệu thơ ấy, lại cộng với cách dùng từ hơi cổ kính một chút của Quang Dũng khiến cho bài thơ ngay khi vừa đọc lên, đã có một không khí vừa man mác, buâng khuâng vừa lãng mạn hào hùng. Nếu Quang Dũng sử dụng một thể thơ khác, kế cả thể thất ngôn tứ tuyệt trường thiên như ở Đôi mắt người Sơn Tây, điệu thơ sẽ khác đi, không khí bài thơ cũng khác đi, sẽ buồn hơn và sẽ không còn là Tây Tiến nữa. Nhưng đày không phải là vấn đề lựa chọn. Cảm hứng nghệ thuật của Quang Dũng, như câu bốn trong của nhà thơ, đã tìm đúng cái dạng hình phải có sự thổ lộ của mình, để cho Tây Tiến ra đời và sống cuộc đời đầy thăng trầm nhưng mãnh liệt của nó.

Hình như có lúc nhan đề bài thơ gồm những ba chữ kia: Nhớ Táy Tiến. Cái nhan đề ấy hơi thừa nhưng lại rõ nghĩa, Tây Tiến là một cảm hứng bắt nguồn từ kĩ niệm, kỉ niệm về một đoạn đời chiến đấu, về một miền đất, kỉ niệm về những người đồng đội, cả những kỉ niệm khó quên về chính mình. Trong đời có những lúc nào đó, kỉ niệm bỗng sống dậy với những đường nét và sắc màu nóng bỏng để gợi lên những cảm xúc và hoài niệm vộ tận. Kỉ niệm về Tây Tiến, về cuộc hành quân tiến về Tây Tiến đánh giặc bên kia biên giới Việt - Lào, đã bắt đầu như thế:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

“Nhớ chơi vơi”! Hai tiếng chơi vơi dùng ở đây thì thực là đắc địa. “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, hình như nhẹ tênh tênh mà nặng vô cùng, bởi không đo nó được, không cân nó dược, chỉ biết nó lửng lơ, đầy ắp, mênh mông, nó ám ảnh tâm trí mình, nó da diết thương nhớ vô cùng. “Nhớ chơi vơi”, ít ai nói như thế; hình như trong ca dao cũng có và chỉ có một lần nỗi nhớ như thế xuất hiện: Ra về nhớ bạn chơi vơi...

Trong bài thơ Quang Dũng, hai tiếng “chơi uơỉ” này lại ăn vần với tiếng “ơi” ở câu trên, nên càng bộc lộ hết sắc thái ngữ nghĩa và sức khơi gợi của chúng, càng trở nên như một tiếng vang tức thời bật lên từ cội nhớ: nhớ Tây Tiến - nhớ ngay về rừng núi.

Ấn tượng sâu đậm nhất về Tây Tiến là ấn tượng về rừng núi. Cả một đoạn thơ đầu gồm 14 câu đều dành cho kỉ niệm về rừng núi một vùng bát ngát miền Tây, một vùng biên giới Việt - Lào. Mà rừng núi mới dữ dội khắc nghiệt làm sao: núi cao, đốc thẳm, sương dầy, mưa mịt mù, thác gầm, cọp dữ. Miền Tây, ấy là nơi ngự trị của vẻ thâm u hoang dã, những thách thức gớm ghê đặt ra trước con người: thiên nhiân ở đây luôn là mối đe dọa, môt sức mạnh sẵn sàng vồ lấy con người, nuốt chửng con người. Ta chớ quên rằng, vào cái mùa xuân Tây Tiến ấy, những người lính Tây Tiến như Quang Dứng chi vừa mới ra đi từ một mái trường hoặc một góc phố nào đó của Hà Nội - Thăng Long, nơi cỏ Hồ Gươm, Tháp Bút, Đài Nghiên, có liễu Hồ Tây, có ba mươi sáu phố phường, có cả những cuộc chiến đấu trên chiến lũy ác liệt mà vần pha nét hào hoa.. Ấn tượng trước miền Tây vì thế càng ghê gớm:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Từng chi tiết: sương, dốc, mây, mưa..., đều được Quang Dũng đưa ra với ấn tượng mạnh nhất của nó. Sương thì: “dày” đến lấp cả đoàn quân, dốc thì đã “khúc khuỷu” lại “thăm thẳm”, đã “ngàn thước lên cao” lại “ngàn thước xuống”, “cồn mây” thì heo hút và cao đến “súng ngửi trời”, mưa đến mức những ngôi nhà như bồng bềnh trên biên khơi... Những từ địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch xa lạ càng làm tăng cái ấn tượng xa ngái, hoang sơ lên một bậc nữa.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Đọc mấy câu thơ sau đây:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

tự nhiên thấy rợn ngợp cả người, cứ như khi đọc mấy câu thơ trong Thục đạo nan của Lí Bạch:

Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên!

(Đường xứ Thục khó đi, khó hơn cả lên trời xanh)

hoặc như khi đọc Chinh phụ ngâm mà đến câu:

Hình khe thể núi gần xa

Đứt thôi lại nổi, thấp đà lại cao...

Tây Tiến là một cuộc hành quân cực kì gian khổ đến độ:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Gian khổ tưởng như đã vượt lên trên giới hạn chịu đựng của con người. Những người gục xuống trên đường đi, gục xuống khi chân còn đi; chỉ khi “không bước nữa”, không thể bước nữa mới “gục lên súng mũ”, và thế là “bỏ quên đời” chứ không phải nằm xuống, ngã xuống. Cái ý thơ này dẫu buồn mà vẫn không bi đát, bởi vì con người ở đây vẫn vượt lên minh, dẫu không áp đảo được khó khăn nhưng không khuất phục, và cho đến khi chết, vần chết trong cuộc hành trình. Thật là một hình ảnh vừa bi vừa hùng. Nó đúng với cái không khí thời đại của đất nước đang bước vào một cuộc chiến đấu mà mỗi người chỉ có hai tay không và một tấm lòng, phải đương đầu với súng đạn bom pháo của một bầy giặc mạnh, chiến đấu cho một lời thề thiêng liêng: “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Mỗi cuộc ra đi đều không hẹn ngày về, giống như lời bài hát rất thịnh hành ngày đó:

Đoàn vệ quốc quân một lòng ra đi

Nào có mong chi đâu ngày trở về...

Đừng đưa những tiêu chuẩn tinh thần lạc quan cách mạng hay gì gì đó của những năm sau này mà đo đạc hay phê phán tinh thần cua lớp người ngày ấy. Bởi vì ở họ, ở mỗi người chiến sĩ lên đường ngày ấy, đều có một hình ảnh và có một tâm trạng của Kinh Kha sang Tần:

Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn

Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn

(Gió hiu hắt chừ, sông Dịch lạnh tê

Tráng sĩ một đi chừ, chẳng trở về).

Ôi, cái lãng mạn đẹp đẽ của một thời! Đừng gọi đó là anh hùng cá nhân. Anh hùng có nhưng cá nhân thì không, bởi cái anh hùng ấy vô tư lắm.

Trong đoạn thơ đầu này, nếu Quang Dũng có nói “quá lên” về cái ghê gớm của núi rừng (mà chắc chắn là không quá) thì cũng chỉ là đề nói lên cái hào hùng của con người chứ không phải để hạ nó.

Rồi giữa những kỉ niệm khổ và đau như thế, đoạn thơ bỗng khép lại bằng một kỉ niệm thật ấm áp, như một tiếng hát vui bỗng vút lên. Cái khổ cái buồn thật đáng nhớ; vì thế, cái ngọt bùi giữa bao buồn khố ấy lại càng đáng ghi nhớ hơn:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Điều vui gợi nhớ điều vui, Quang Dũng dành cả phần thứ hai gồm tám câu thơ cho những kỉ niệm vui về tình người xứ bạn:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Hình ảnh một cuộc liên hoan văn nghệ đã thành truyền thống trong cuộc kháng chiến chống Pháp được nhắc đến với ba nét tiêu biểu: đuốc, hoa, điệu múa, tiếng khèn, những chi tiết có màu sắc tả thực mà vẫn có chút gì rất mộng, rất ảo. Hai tiếng “kìa em” vừa ngỡ ngàng vừa trìu mến.

Một nét chấm phá về nhân dân xứ bạn lại được hiện hình rất rõ trên tấm ảnh thời gian:

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong dưa.

Quang Dũng đã dành phần cuối của bài thơ cho hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến, một hình ảnh mà tác giả muốn ca ngợi một cách khác thường sau khi đã nói đến những nét hoặc khác thường hoặc độc đáo của Tây Tiến gian khổ, hào hùng.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Nếu cần sự độc đáo thì mấy từ “không mọc tóc” đã đạt đến chỗ tột cùng của độc đáo, nhưng thế thì có chân thực không? Hình ảnh anh bộ đội có trở nên quái đản không? Không! Bởi vì, đấy là hình ảnh anh “Vệ trọc” nổi tiếng một thời, hình ảnh như một dấu ấn không thể phai của những chàng trai từ thành phố, từ dưới các mái trường “xếp bút nghiên” bước vào chiến đấu, với một lòng yêu nước hoàn toàn vô tư và một chút lãng mạn của một khách chinh phu và một tráng sĩ “gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”. Hình ảnh anh bộ đội trong cái năm đầu tiên của kháng chiến ấy chưa có thể hoàn toàn thoát được hình ảnh người anh hùng mà văn thơ lãng mạn đã tạo nên, cả từ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn hay Chí anh hùng của Nguyễn Công Trứ. Mà đã có “đoàn binh không mọc tóc” thì tất nhiên cũng có được “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Hơn nữa, cái vẻ “dừ oai hùm” ấy cũng hoàn toàn tương xứng với một ý thơ của đoạn đầu:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Tình ảnh anh bộ đội Tây Tiến đã được dựng lên như thế thì tất phải có hai câu thơ này:

Tâm tình người chiến sĩ

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Mấy câu thơ sau thì thật buồn:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Đó là hình ảnh tất nhiên của một cuộc chiến tranh. Câu thơ đầu đọng lại như một bức tranh buồn thảm bởi tất cả bảy tiếng “rải rác - biên cương - mồ viễn xứ” đều hàm chứa một lượng thông tin lớn, Câu thơ này nếu đứng một mình thì ấn tượng bi thảm thật đến vô cùng. Nhưng từ cái bi thảm ấy, những câu thơ sau lại nâng nó lên thành bi tráng chứ không còn bi thảm nữa. Nó tráng bởi Quang Dũng đã nói được một điều cốt lõi trong nhân cách của Người đã chết:

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Cách nhìn, cách phát biểu của nhà thơ cũng xuất phát từ cái tráng ấy. Riêng chi tiết thực này: người tử sĩ được mai táng trong chính quẫn áo của mình (không có cả chiếu) Quang Dũng đã nói khác đi. Nhà thơ không nói “áo” mà nói “áo bào”, và khi nói “áo bào” thì ta không còn nghĩ đến “áo” nữa mà nghĩ đến một cái gì đẹp và hùng tráng hơn rất nhiều. Nói “áo bào” không phải là thi vị hóa hay “tiểu tư sản”, “mộng rớt” như có người đã nói. Áo bào là đúng trong trường hợp này, vì đây là tấm áo mà người chiến sĩ đã mặc để chiến đấu cho đến phút chót của đời mình. Vả lại “áo bào” chứ không phải “chiến bào”, “chiến bào” thì nghe cố quá, không phù hợp, còn “áo bào” thì lại mới, rất đúng, (một sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai từ “áo”, “bào”, coi như một đóng góp về từ vựng của Quang Dũng). Người tráng sĩ thời phong kiến coi “da ngựa bọc thây” là một niềm vinh quang thì người lính bảo vệ đất nước ngày nay, “áo bào thay chiếu anh vể đất” là một hình ảnh đầy sức mạnh ngợi ca. “Về đất” không chi là được chôn vào lòng đất, mà còn là niềm trân trọng yêu thương của đất nước, của đồng đội. Bi tráng nhất là câu thơ cuối đoạn này:

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Buồn đấy nhưng sao mà hùng tráng quá!

Quang Dũng kết thúc Tây Tiến bằng một khổ thơ tứ tuyệt:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

“Không hẹn ước” rồi lại “thăm thẳm một chia phôi”. Quang Dũng lại khẳng định lại cái ý niệm “nhất khứ bất phục hoàn” trong hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến, cũng là ý niệm chung cả một thời kì, một thế hệ con người. Đã nói nhiều điều về Tây Tiến, đã nhắc lại nhiều kỉ niệm về Tây Tiến; nhưng cuốì cùng, cái đọng lại sâu nhất, bền vững nhất về Tây Tiến là cái tinh thần ấy. Giọng thơ trầm, nhịp thơ chậm, hơi buồn nhưng ý thơ thì vần hào hùng.

“Tây Tiến mùa xuân ấy” đã trở thành cái thời điểm một đi không trở lại của lịch sử nước nhà. Sẽ không bao giờ lại còn có lại cái thuở gian khổ và thiếu thốn đến đường ấy nữa. Không có cái thuở ấy thì sẽ không có bài thơ Tây Tiến và tất nhiên là không có cái hồn thơ, cái tài thơ của Quang Dũng thì cũng sẽ không có Tây Tiến.

Viết bình luận