Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” để chứng minh cho một nhận định của Xuân Diệu: Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”

Nhắc đến những bài thơ viết về mùa thu Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến chùm ba thơ thu của nhà thơ “Tam nguyên Yên Đổ” Nguyễn Khuyến mà “Thu điếu” là bài thơ tiêu biểu nhất. Bài thơ không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên, làng cảnh Bắc bộ và tâm sự sâu sắc của nhân vật trữ tình mà còn để lại ấn tượng cho người đọc nhiều thế hệ bởi sự vận dụng sáng tạo, thành công hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân tộc. Ông xứng đáng được coi là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu).

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Xưa nay, nhìn chiếc lá vàng rơi người ta biết mùa thu đang về

“Thu điếu” là bài thơ Nguyễn Khuyến sáng tác khi đã từ quan về ở ẩn. Đọc bài thơ ta bắt gặp những hình ảnh thân thuộc vẫn thường gặp ở những vùng chiêm trũng đồng bằng Bắc bộ: Một chiếc ao thu nhỏ bé, chiếc thuyền câu cũng nhỏ, những ngõ trúc quanh co... Tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó dành cho quê hương vốn đã tiếm ẩn trong tâm hồn Nguyễn Khuyến nay được dịp “bùng nổ” mãnh liệt. Văn thơ Nguyễn Khuyên là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa những cái tinh hoa của văn học bác học với vản học dân gian được chắt lọc từ ngàn đời của dân tộc. Văn học dân gian chính là cội nguồn nuôi dưỡng văn học dân tộc nhưng cũng chính văn học bác học với những tri thức thông minh, bác cổ đã góp phần vô cùng quan trọng giữ gìn, phát huy sáng tạo văn học, giúp cho văn học dân gian phát triển. Sự trở về Yên Đổ là một bước ngoặt quan trọng quyết định trong sự nghiệp vãn học của ông. Đó chính là sự trở về với cuộc sống của nhân dân, hoà mình vào môi trường sống, môi trường văn học vốn gần gũi với ông từ thuở lọt lòng. Nguyễn Khuyến là một trong số những nhà thơ nổi tiếng viết về nông thôn của văn học dân tộc, một nông thôn Việt Nam với đầy đủ những âm thanh và màu sắc đặc trưng từ ngàn đời, độc đáo mà gần gũi, thân quen mà đẹp đẽ đến diệu kỳ. Trong “Thu điếu”, người ta bắt gặp một chủ đề quen thuộc vẫn thường gặp trong dân gian, trong cuộc sống bình dị của người lao động: hình ảnh ngư ông, thuyền câu, ao nước. Đó cũng là những hình ảnh rất đặc trưng của quê hương ông, vùng đồng bằng chiêm trũng Hà Nam, đặc trưng của vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ. Trong một không gian nhỏ nhắn, bình lặng, bài thơ không gợi nhưng cũng làm hiện lên hình ảnh nhà thơ trong dáng hình của một ngư ông - một người nông dân thực thụ. Con người và thiên nhiên hài hoà trong bức tranh thu tĩnh lặng. Khí thu buồn, ấy là chất thu đặc trưng tự ngàn đời và đến nay, nó lại tiếp tục xuất hiện trong bài thơ thu của Nguyễn Khuyến nhưng để rồi buồn theo điệu buồn của riêng nó, điệu buồn của cảnh và của người ngoạn cảnh. Những âm thanh và hình ảnh vốn quen thuộc của mùa thu lại tiếp tục được miêu tả trong sự chuyển động của làn nước và đặc biệt là chiếc lá thu:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo’’

Sóng cũng chỉ “Theo làn hơi gợn tí” bởi có lẽ vì gió rất nhẹ. Gió nhẹ hợp với khí thu và cũng bởi cho khỏi phá tan đi cái bầu không khí tĩnh lặng vốn đang có từ ngàn đời kia. Và trong khung cảnh dường như tĩnh đến tuyệt đối ấy xuất hiện một hình ảnh rất động, dù chỉ là thoáng diễn ra rất nhanh: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu xanh vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi...”. “Diệp lạc tri thu”. Xưa nay, nhìn chiếc lá vàng rơi người ta biết mùa thu đang về. Mùa thu của Nguyễn Khuyến cũng vậy. Ông cảm nhận mùa thu qua cái lạnh và tĩnh của làn nước mùa thu, của làn gió thu se lạnh và ông cũng không quên đưa vào đó một chiếc lá thu “khẽ đưa vèo”. Đó là một khoảnh khắc diễn ra rất nhanh mà dường như người ta không chỉ nhìn thấy bằng mắt thường mà còn phải bằng một tâm hồn nhạy cảm nắm bắt lấy cái hồn của tạo vật.

“Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến

Bầu trời mùa thu cũng là hình ảnh rất hay được đưa vào trong thơ Nguyễn Khuyến. Ta đã bắt gặp hình ảnh “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” trong “Thu vịnh”, và “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” trong cặp mắt của nhân vật trữ tình trong “Thu ẩm” vàđây là “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”. Cũng giống như chiếc lá vàng, bầu trời thu cũng trở thành một nét đặc trưng cho mùa thu Việt Nam xứ Bắc. Bầu trời mùa thu dường như được đẩy lên, cao hơn, trong hơn nhưng cũng vì thế mà sáng và nhẹ nhàng hơn. Khí thu lạnh, bầu trời thu buồn không làm mất đi vẻ đẹp của cảnh vật cũng như không làm mất đi vẻ đẹp của bầu trời mùa thu. Nó không gay gắt như mùa hè, không u ám như mùa đông, mà với những áng mây trôi lơ lửng dường như bầu không khí mùa thu còn khiến bầu trời trở nên cao hơn, trong hơn và xanh hơn nữa. Đặt trong khung cảnh như vậy, con đường làng vốn đã vắng vẻ nay lại càng trở nên vắng vẻ, quạnh quẽ hơn. Không có chút bóng dáng của con người. Chỉ có hình ảnh ngư ông được hiện lên từ trong câu chữ khiến cho “Thu điếu” gần như trở thành một bài thơ dành trọn vẹn cho bức tranh mùa thu. Nhà thơ vào vai một ngư ông nhưng rồi một cách không cố ý lại biến mình thành người ngoạn cảnh, để rồi, thu vào tầm mắt tất cả hồn cốt của mùa thu Bắc Bộ. Người say sưa ngoạn cảnh bởi có tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước sâu sắc, bởi mùa thu xứ Bắc đẹp, thanh bình và thu hút lòng người và cũng bởi người ngoạn cảnh trong lòng đang có nhiều tâm trạng, hoà mình với thiên nhiên, đó cũng là bởi, người đi câu cá nhưng lại là “đi câu” sự thanh thản trong tâm hồn. Bài thơ mang tựa đề “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) nhưng mãi đến cuối bài thơ mới xuât hiện người đi câu:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá dâu đớp động dưới chân bèo”

Hình ảnh con người ở trong tư thế bất động, như chạm khắc vào thiên nhiên, hài hoà với thiên nhiên thành một khối thống nhất, tĩnh lặng. Người đi câu chăm chú với suy tư của mình đến mức dường như quên mất rằng mình đang đi câu. Chỉ đến khi tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo” mới khiến cho ngư ông chợt tỉnh, kéo ông trở về với hiện thực. Chỉ là một tiếng cá đớp động dưới chân bèo nhưng lại đủ sức kéo con người trở lại với hiện thực chứng tỏ bức tranh thu đó phải tĩnh lặng lắm và con người lòng cũng đang rất nhiều tâm sự. Đó là tâm sự thầm kín của một người luôn nặng trĩu suy tư về quê hương, đất nước, về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước mình. Người đã nén cả một nhân cách lớn, một hồn thơ lớn một nỗi đau lớn vào tiếng cuốc nhớ nước thảm thiết làm chảy máu cả tâm can người đọc hôm nay.

“Có phải tiếc xuân mà đứng gọi

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ”.

“Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Bài thơ dựng lên bức tranh thiên nhiên đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ với rất nhiều nét thanh bình, những ấn tượng về một mùa thu đẹp và buồn. Nguyễn Khuyến đã rất tài tình trong việc vận dụng từ ngữ “lạnh, lẽo, trong veo, bé tẻo teo” gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa “vèo” trong làn gió thu, tiếng cá “đớp động” chân bèo - đó là tiếng thu dân dã quen thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước. Những hình ngôn từ đầy sức gợi đó không chỉ chứng minh cho tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khuyến mà còn góp phần làm nên một bức tranh mùa thu viết về làng cảnh Việt Nam rất riêng, thật buồn và cũng thật đẹp.

Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh”, chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đát nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

Viết bình luận