Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

HƯỚNG DẪN

VỀ NỘI DUNG

1. Sự đồng cảm của Nguyễn Du trước bi kịch của Tiểu Thanh: tài sắc mà bạc mệnh.

Đây là bài thơ viết về một tài nữ của Trung Hoa và bài thơ cũng nằm trong mạch cảm hứng chung của Nguyễn Du về những phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh. Thực ra vấn đề “hồng nhan bạc mệnh” không phải là vấn đề mới mẻ mà đã được nói đến từ trước (bất hạnh của người cung nữ cũng là bất hạnh của người tài sắc và Cung oán ngâm khúc đã có câu: “Oan chi những khách tiêu phòng - Mà xui phận bạc nằm trong má đào”). Nhưng dẫu sao người cung nữ cũng không phải là trường hợp phổ biến cho số phận tài sắc. Chỉ đến Nguyễn Du, văn học trung đại Việt Nam mới thực sự chú ý đến một lớp người có thân phận thấp bé trong xã hội như nàng Tiểu Thanh, Kiều, Đạm Tiên. Họ đều có tài năng và sắc đẹp, nhất là tài năng nghệ thuật, nhưng cuộc đời đều bất hạnh.

Sự đồng cảm của Nguyễn Du trước bi kịch của Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh

2. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua bài thơ: thương người và tự thương; đặt vấn đề quyền sống của những người có tài năng.

- Với Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du vừa khóc người vừa khóc mình. Bao đời nay, lòng thương người vẫn là một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo mênh mông, cao cả. Còn biết tự thương mình là một nét mới mang tinh thần nhân bản của thời đại cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, thời đại con người không chỉ ý thức về nhân phẩm, về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh nỗi đau của chính mình. Tự thương cũng là một nét mói trong tinh thần nhân bản của Nguyễn Du vì đó chính là sự tự ý thức, là bằng nước mắt mà thâm in bản ngã của mình để chông lại sự chi phôi của quan niệm phi ngã, vô ngã.

- Giá trị nhân bản đặc sắc của bài thơ là ở chỗ Nguyễn Du đã đặt vấn đề về quyền sống của những người nghệ sĩ. Ông đã thấy ý nghĩa xã hội của người nghệ sĩ, người công hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần tốt đẹp. Nhà ván nhà thơ không chỉ cần quan tâm, đồng cảm với 'những nạn nhân của xã hội phong kiến theo nghĩa những người đói cơm rách áo, cần được chăm lo bảo vệ, mà còn phải biết thương yêu, trân trọng những chủ nhân của các giá trị văn hóa tinh thần. Khi những chủ nhân này là người phụ nữ thì sự đồng cảm của nhà thơ lại có ý nghĩa sâu sắc sơn.

VỀ NGHỆ THUẬT

Tác dụng của kết cấu thơ Đường luật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề bài thơ: mỗi phần của bài thơ vừa có vị trí riêng vừa liên kết chặt chẽ với nhau trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề chung của toàn bài.

Tác dụng của kết cấu thơ Đường luật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề bài thơ

- Hai câu đề bắt đầu bằng một sự kiện cụ thể: tác giả hình dung quang cảnh hoang phế ở Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của thơ Tiểu Thanh, từ đó mà xúc cảm trỗi dậy. Đây là bài thơ được viết theo nguyên lí vật cảm thuyết của thi pháp trung đại (tình do vật, tức là ngoại cảnh khơi gợi, tình được cảnh kích phát, gợi hứng).

- Hai câu thích thực nêu những suy nghĩ, liên tưởng được khơi gợi từ cảnh và vật. Hai câu này mới chủ yếu giới hạn trong phạm vi suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh - một người đẹp (son phấn) và có tài văn chương.

- Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ đến sự tương đồng giữa thân phận của bản thân tác giả với thân phận của nàng Tiểu Thanh và bình luận đây là chuyện đáng hận.

- Tiếng khóc ở hai câu kết cuối bài có ý nghĩa khái quát, như lời bình của Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân: “...người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Bài thơ đi từ trường hợp cụ thể đến tư tưởng khái quát về thân phận chung của người tài sắc.

Viết bình luận