Phân tích bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao

Trong các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám có lẽ hiếm có một người nào lại có thể miêu tả về đời sống của tầng lớp mình sâu sắc và tài năng như Nam Cao. Không chỉ khắc họa những nỗi khổ về vật chất của họ Nam Cao còn mổ xẻ ở họ những bi kịch của một lớp người muốn bay lên nhưng lại bị gánh nặng áo cơm “ghì sát đất”. Hộ trong “Đời thừa” cũng là một trong số những nhân vật bi kịch ấy.

Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng

Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn sục sôi, có khi căng thẳng. Người trí thực “trung thực vô ngần” (Tô Hoài) ấy luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, ích kỉ, khát khao vươn tới “tâm hồn trong sạch và ước mơ, tới cảnh sống, tới những con người thật đẹp” (trích trong Nhật kí ở rừng). Nam Cao viết nhiều về người nông dân và trí thức. Trong hình tượng người trí thức, người ta có thể nhận thấy chính một Nam Cao cũng đang vật lộn với gánh nặng cơm áo, đang trăn trở, thấm thìa những bi kịch của chính mình.

Hộ là một nhà văn nghèo không gặp thời. Bi kịch đầu tiên mà anh mắc phải, cũng giống như phần lớn người dân thời kì bấy giờ là bi kịch của đói nghèo. Là một tri thức, nhưng cuộc sống của anh cũng không hơn những người nông dân xung quanh mình là mấy: vẫn cảnh chạy ăn từng đồng, vợ con nheo nhóc, ốm yếu. Cái nghèo không cho người ta cuộc sống yên ổn. Và còn nữa, cái nghèo khiến cho người ta không thể có thời gian và tâm trí mà sáng tạo nghệ thuật. Mà đối với một người nghệ sĩ chân chính, còn đau khổ nào hơn khi không thể có thời gian dành cho niềm dam mê và sự sống thứ hai ấy của chính mình. “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Cuộc sống qụẩn quanh, mòn mỏi đã không chỉ đè nặng lên con người họ mà còn bóp méo con người họ, nhiều khi tạo ra tư thế thảm hại đến tội nghiệp: so đo không thể đứng thẳng lên được (Quên điều độ).

Bi kịch về vật chất đã là đau khổ nhưng những bi kịch tinh thần còn đau đớn hơn. Đó là bi kịch vỡ mộng. Như những Điền, những Thứ, những San, những “hắn”, những “tôi”, Hộ đã từng là nhân vật có máu mặt ở quê ít gì cũng là người trí thức hiểu biết được người ta trọng vọng. Hộ ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, dự định lớn lao. Hộ say mê nghệ thuật, anh đã từng sẵn sàng đánh đổi cả đời mình cho nghề văn. Và chính những say mê nghệ thuật ấy đã chắp cánh cho ước mơ và hoài bão không giới hạn. “Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn mỗi ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhặn xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa”. Thậm chí, đã có lúc hắn từng mơ về một tác phẩm đạt giải Nô-ben, được cả thế giới biết đến. Những hoài bão, dự định lớn lao luôn gắn với tư tưởng tiến bộ. Một tác phẩm thực sự đối với Hộ “phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khỏi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn”... nhưng đáng tiếc, cuộc sống không cho phép họ thực hiện những dự định và ước vọng lớn lao ây. Khi vướng vào cuộc sống, vào những cái vật chất mà Hộ coi là tẹp nhẹp, là tủn mủn, tất cả mọi ước mơ đều vỡ tan như bong bóng xà phòng. Hộ khát khao sáng tác những tác phẩm thực sự nhưng lại vẫn phải làm ra “Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rết thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá dề dãi”, những bài báo để “người ta đọc rồi quên ngay sau khi đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình là thằng khốn nạn”. Mộng văn chương đã không thành mà ngay cả những quan niệm nghệ thuật mà mình tôn thờ cũng đã dần dần bị phá vỡ. Hộ tiếp tục rơi vào bi kịch của người muốn sống có ý nghĩa bằng sự công hiến của mình mà không được. Hắn thấy mình như một kẻ vô ích, một “người thừa”. Hộ đã luôn quan niệm rằng: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đã cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gi chưa có”. Nhưng “Có gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được gì cả, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt”. Khát khao công hiến va thay đổi cuộc sống theo một chiều hướng tốt đẹp hơn, khát khao làm nên giá trị đích thực của văn chương nghệ thuật nhưng Hộ đã không vượt qua được những rào cản xung quanh mình, không thể vươn tới những cái mình mơ ước mà còn đẩy nó theo chiều hướng ngược lại. Càng bi kịch hơn khi anh lại là người có tài năng và ý thức được cái tài của mình. Bi kịch được ý thức sâu sắc nhưng lại không thể tìm ra lói thoát, nó gặm nhấm, cẩn xé Hộ, làm cho anh đau đớn, mệt mỏi đến cùng kiệt.

Hộ trong “Đời thừa” cũng là một trong số những nhân vật bi kịch ấy

Hộ đã không thể tự giải thoát cho bi kịch nghề nghiệp, trong vai trò một nhà văn. Và rồi, cũng chính anh lại rơi vào một bi kịch khác còn đau đớn, ám ảnh hơn rất nhiều. Là bi kịch sống cuộc sống của một người bình thường, làm một người cha, một người chồng tốt cũng không được. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi bàn đến những bi kịch của Hộ đã đặc biệt nhân mạnh ý này. Theo ông, nỗi đau đớn nhất của người tri thức tư sản là khi họ vi phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình. Vỡ mộng văn chương, đó chỉ là bi kịch trong nghề nghiệp. Thất vọng vì lẽ sống của chính mình, về lôi sống cần có ở một con người, đó là bi kịch của cả một nhân cách. Hộ đã từng cúi xuống nỗi đau khổ của Từ và đưa bàn tay ra cứu vớt nàng, giữa lúc nàng đang đau thương vô bờ bến. Việc làm ấy đã từng khiến Hộ cảm thấy sung sướng, cái sung sướng của người vừa làm một việc nghĩa và nhận được sự tôn thờ, của người đã thực hiện được triết lí sống tình thương mà mình đề ra. Nhưng rồi, đã có lúc hắn lại mơ tưởng về cuộc sống của mình lủc chưa có Từ, chưa phải nuôi cái gia đình nheo nhóc. Cuộc sống ấy mới tươi sáng biết bao. Cũng giông như mơ tưởng của Điền khi ngắm vầng trăng sáng, ai dám chắc rằng, lúc đó, Hộ đã không có chút gì đó hối hận vì hành động nghĩa hiệp trước đó của mình? Người trí thức vì những gánh nặng áo cơm đã dần bước vào bi kịch của sự tha hoá về nhân phẩm. Thất vọng trong nghề nghiệp, túng quẫn trong cơm áo, Hộ đã từng làm cho mình biết ác. “Hộ diên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên người lên vì con khóc, mà không lúc nào được yên tĩnh cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất kì ai, vói chính mình”. Triết lí tình thương: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai người khác dể thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ nâng đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình” đã bị vi phạm. Không phải Hộ không yêu và thương Từ. Họ đã có những phút giây hạnh phúc. Ấy là khi Hộ gặp được một đoạn văn hay, mỉm cười san sẻ với vợ. Hắn đọc lại đoạn văn, giảng giải cho Từ hiểu. Còn Từ thì ngồi đó, mỉm cười nhìn chồng, chẳng hiểu được bao nhiêu nhưng “cũng tin lời hắn lắm”. Là khi hắn chuẩn bị đi xuống phố để lĩnh nhuận bút của toà báo. “Hắn cố ý chạm khẽ môi mình vào má Tù’ một cái. Từ vờ rũ mấy cái bụi tay áo hắn. Vợ chồng nhìn nhau âu yếm. Hắn vuốt má Từ một cái rồi ra đi”. Tình yêu thương đã khiến cho hắn nhận ra vẻ tái xanh trên khuôn mặt, trên đôi môi nhợt nhạt, ở cái cẳng tay lủng củng những xương, những đường gân xanh bóng, mỏng manh, yếu đuối, cần được che chở. Hắn đã đổ ra “hàng suối nước mắt” vì hối hận. Vì thương xót mà tự nhận mình là một thằng “khốn nạn”. Tình yêu thương bị gánh nặng vật chất làm cho lu mờ. Hộ luôn ý thức được mình phải làm gì nhưng lại lưôn không thể làm được. Tính bi kịch vì thế mà càng trở nên sâu sắc. Hộ trong tác phẩm vọng lên một lời kêu cứu khẩn thiết về nhân phẩm của người tri thức dưới gáng nặng vật chát. Người trí thức bị thực tế quăng quật làm biến dạng cả về thể xác và tâm hồn. Họ bị từ chòi trong cuộc sống bình thường để rơi vào những kiếp “sống mòn”, “đời thừa” đang rỉ ra, đang mốc lên. Bi kịch ấy cũng đau đớn và sâu sắc không kém gì bi kịch của người nông dân như Chí Phèo, như Lão Hạc.

Đọc “Đời thừa”, người ta mãi ám ảnh bởi những bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ. Nam Cao đã tỏ ra rất tài tình khi để cho nhân vật luôn bị giằng xé giữa - ước mơ và trách nhiệm, giữa ý thức, khát vọng và thực tế. Mâu thuẫn trong tâm hồn nhân vật càng trở nên gay gắt thì bi kịch càng trở nên sâu sắc và nỗi đau càng được tô đậm. Cái tài và cái tâm của Nam Cao là ở chỗ đó.

Viết bình luận