Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để nêu rõ "Đây là sự chiến thắng của ảnh sáng... trước thái độ cam chịu nô lệ"

Đề bài: Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để nêu rõ "Đây là sự chiến thắng của ảnh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn; của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ".

DÀN Ý

Bước 1: Tìm hiểu đề trên câu chữ của văn bản.

- Nhận dạng đề: Đề phân tích một cảnh của tác phẩm và là đề nổi.

- Xác định yêu cầu của bài làm: đề chỉ gồm một câu dài, ở giữa có ba chữ "để nêu rõ" vừa chia thành hai ý, vừa để nối liền hai ý đó. ý 2 là phân tích cái gì? (cảnh cho chữ), còn ý 2 là nêu lên điều gì? Điều đó chính là ý nghĩa của cảnh cho chữ được ghi rõ và cụ thể trong đoạn giữa hai ngoặc kép. Như vậy, có thể xác định yêu cầu của bài làm là:

Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ để nêu rõ ý nghĩa của cảnh đó.

"Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ là công việc của học sinh để đạt tới kết quả trong bài làm là "ý nghĩa của cảnh đó". Yêu cầu của bài làm rút lại là: ý nghĩa của cảnh Huấn Cao cho chữ.

Huấn Cao cho chữ

Bước 2: Định hướng giải đề bài.

Hướng giải đề bài là phân tích ý nghĩa của cảnh Huấn Cao cho chữ đã được ghi rõ trong đoạn giữa hai ngoặc kép. Đây lại là dề nổi, các ý đã được nói đến theo một thứ tự hợp lí trong đề. Vì vậy, cứ theo thứ tự các ý ấy mà định ra dàn ý cho bài làm.

Bước 3: Định ra dàn ý thích hợp (chỉ nói phần thân bài).

Như vậy, dàn ý không thể sắp xếp theo 2 ý lớn:

1. Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ;

2. Ý nghĩa của cảnh Huấn Cao cho chữ, mà chỉ có một ý lớn là Ý nghĩa của cảnh Huấn Cao cho chữ. Ý này có 3 ý nhỏ được phân cách bởi các dấu chấm phẩy (;) trong đoạn câu giữa hai ngoặc kép. Ta sẽ có dàn ý đại cương của phần thân bài như sau:

Ý nghĩa của cảnh Huấn Cao cho chữ

1. Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối.

2. Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn.

3. Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.

Vấn đề còn lại là từ dàn ý đại cương này phát triển thành dàn ý chi tiết, mà ở đây là chọn các chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa trong cảnh Huấn Cao cho chữ để phân tích nhằm bộc lộ rõ ba ý nghĩa trên đây. Cần chú ý là cảnh trong truyện - nhất là các cảnh quan trọng như cảnh Huấn Cao cho chữ - các chi tiết, hình ảnh thường mang nhiều tầng nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng (nghĩa bóngvchính là ý nghĩa của nó). Ta chỉ cần tìm các chi tiết, hình ảnh mang nghĩa đen tương ứng với ba ý nghĩa trên đây trong cảnh Huấn Cao cho chữ để xây dựng thành dàn ý của bài làm:

I. Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối

a. Bóng tối nhà giam trong đêm khuya khoắt đối lập với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu (đây là bóng tối và ánh sáng trong nhà ngục, theo nghĩa đen).

b. Bóng tôi và ánh sáng ở đây còn được hiểu theo nghĩa bóng: bóng tối của sự tàn bạo, phi nghĩa, ánh sáng của lòng nhân từ, chính nghĩa. Ánh sáng của bó đuốc đỏ rực đã xua tan và đẩy lùi bóng tối trong phòng giam có nghĩa là ánh sáng của chính nghĩa đã chiến thắng bóng tối phi nghĩa trong cuộc sông của con người.

Chữ người tử tù

II. Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn

a. Cảnh nhà giam bẩn thỉu, tối tăm, hôi hám (một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián) đốì lập với màu trắng tinh của phiến lụa óng, mùi thơm của thoi mực và của chậu mực bốc lên (theo nghĩa đen).

b. Nghĩa bóng: Cảnh nhà giam bẩn thỉu, hôi hám tượng trưng cho sự phàm tục, sự nhơ bẩn; còn màu trắng tinh khiết của phiến lụa và mùi thơm của thoi mực và chậu mực là biểu trưng của cái đẹp, cái cao thượng. Trong cảnh cho chữ, giờ đây chỉ còn lại màu trắng tinh khiết và mùi thơm nồng nàn ấy, có nghĩa là cái đẹp, cái cao thượng đã chiến thắng sự phàm tục, sự nhơ bẩn trong cuộc đời.

III. Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ

Sự chiến thắng này không thể hiện ở cảnh vật, đồ vật mà thể hiện ở con người trong cảnh cho chữ:

a. Thái độ cam chịu nô lệ ở đây là viên quản ngục và thầy thơ lại còn tinh thần bất khuất được miêu tả rất đẹp trong nhân vật Huấn Cao (cử chỉ đường hoàng, lời nói đĩnh đạc, và nhất là cái tâm trong sáng).

b. Sự chiến thắng được thể hiện rõ ràng, sâu sắc trong sự thay bậc đổi ngôi giữa người cho chữ và người xin chữ: người tù lại như người làm chủ, còn bọn quản lí nhà ngục lại khúm núm, sợ hãi và xúc động trước những lời khuyên dạy của tù nhân (dẫn chứng). Đó là sự chiến thắng của "thiên lương", của tình người - và nó đã cảm hóa được một con người lầm đường quay về với cuộc sống lương thiện (Kẻ mê muội này xin bái lĩnh).

Viết bình luận