Phân tích cấu trúc cân đối của các câu thơ sau và chỉ ra ý nghĩa, vẻ đẹp của chúng: "Ta dại, ... Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm) và "Thạch lựu hiên... Dắng dỏi cầm ve, lầu tịch dương." (Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi)

Đề bài:

Phân tích cấu trúc cân đối của các câu thơ sau và chỉ ra ý nghĩa, vẻ đẹp của chúng:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

                                                           (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng kiên trì đã tịn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve, lầu tịch dương.

                                                          (Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi).

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Bài làm:

Trong văn học trung đại, sự cân đốì trong cấu trúc của các câu thơ, lời văn luôn được những người nghệ sĩ quan tâm và thể hiện khá đậm nét ở các sáng tác của mình. Thực chất, chúng cũng mang đến mỗi văn bản những vẻ đẹp và ý nghĩa nhất định. Ví như những đoạri thơ sau:

- Thạch lựu hiên...

... lầu tịch dương

                                                           (Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi)

- Ta dại...

... hạ tắm ao

                                                           (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Phép đối là phương thức tụ từ thường được vận dụng rộng rãi trong từ, phú biền văn, nhất là trong thơ. Gọi là đối do hai câu có số chữ bằng nhau, từ loại đối nhau, kết cấu câu giống nhau cấu thành. Luật thi bắt buộc hai liên giữa (các câu 3, 4, 5, 6) phải là hai đối liên. Dễ dàng nhận thấy Cảnh ngày hèNhàn là những bài thơ Đường luật. Như vậy, giữa các câu thực, luận bắt buộc phải đối nhau. Sự đăng đốì giữa mỗi cặp câu đều được các nhà thơ tuân thủ khá chặt chẽ.

Trong đoạn thơ của Nguyễn Trãi, hai câu trên được viết theo kết cấu 3/4, hai câu dưới lại có kết cấu 4/3. Ung với mỗi kết cấu là sự đôi nhau về từ loại:

Danh từ (hoa thạch lựu) / cụm động từ (động từ chính là phun)

Danh từ (hoa sen) / cụm động từ (động từ chính là tịn)

Tính từ - danh từ / danh từ

Tính từ - danh từ / danh từ

Bằng nghệ thuật đối, Nguyễn Trãi đã vẽ ra trước mắt chúng ta một bức tranh với những mảng màu được kết hợp với nhau một cách hài hoà. vẻ hài hoà được gợi lên từ sự luân ehuyển nhịp thơ 3/4 ở hai câu trên thành 4/3 ở hai câu dưới. Riêng hai câu thực, với cách ngắt nhịp 3/4 - không theo nhịp 4/3 của thơ luật Đường hoàn chỉnh, cảnh vật trong ngày hè có phần nổi bật hơn, tập trung được sự chú ý của người đọc.

Sự xuất hiện của các danh từ chứng tỏ nhà thơ đã liệt kê ra đây khá nhiều sự vật, tất nhiên, chúng được sắp xếp theo trật tự mĩ thuật chứ không ngổn ngang, lộn xộn. Thêm vào đó, các động từ (phun, tịn), tính từ (lao xao, dắng dỏi) với sắc độ miêu tả cao đã góp phần thể hiện sức sống mạnh mẽ của các sự vật, hiện tượng đó. Bức tranh Cảnh ngày hè nhờ đó có phần rộn ràng, tươi vui, sinh động, đầy sức sống.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Trong đoạn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, kết cấu lời thơ có phần phong phú hơn. Hai câu trên có kết cấu 2/5 và hai câu dưới lại có kết cấu 4/3. Nhưng điểm nhấn của nghệ thuật đối không nằm ở kết cấu mà ở phương diện ý nghĩa. Giữa các câu thơ có sự đối lập về ý nghĩa.

Hai câu trên có sự đối lập một cách triệt để trên phương diện ngữ nghĩa: Ta - người, dại - khôn, vắng vẻ - lao xao. Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn thể hiện quan niệm của mình về lẽ “dại - khôn”. Triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một triết lí ngược, nó cho thấy thái độ bàng quan, thờ ơ với danh lợi của ông. ông tự đối lập mình với lũ người ham vinh hoa, tước vị. ông nhận phần dại về mình. Nhưng ai dại, ai khôn trong thời buổi đó, có lẽ chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, đâu cần ông phải diễn giải. Vẻ đẹp trong nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm theo đó mà lộ hiện. Niềm vui như hiện lên trong bước đi ung dung, thơ thẩn được gợi lên từ nhịp 2/5.

Tiếp theo triết lí về lẽ “dại - khôn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngâm ngợi về thú thanh nhàn của mình:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Kết cấu 4/3 không chia lẻ mỗi câu thơ mà trái lại, nó giúp tác giả sắp xếp một cách cân đốì lời thơ, ý thơ. Bốn mùa trong năm cùng chia đều xuất hiện trong hai câu thơ. Và người nhàn “mùa nào thức ấy”, thảnh thơi, chậm rãi chứ không gấp gáp, vội vã. Một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, hương sắc hiện lên trước mắt người đọc. Phép đốì trong lời thơ gia tăng thêm sự đạm bạc mà thanh cao vốn được gợi lên từ phép liệt kê. Vẻ thanh cao trong lối sống gắn bó với tự nhiên của một con người nhờ đó mà được thể hiện một cách tự nhiên.

Sự cân đốì trong cấu trúc lời thơ không chỉ được các nhà thơ trung đại chú ý thể hiện. Sau này, câu trúc cân đốì vẫn được các nhà thơ vận dụng vào sáng tác của mình, đưa đến những hiệu quả nghệ thuật cao. Phép đổì được thể hiện trong kết câu 4/3 đã giúp thi sĩ Hàn Mặc Tử thể hiện đậm nét hơn mặc cảm về sự chia lìa:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Từ sự cân đốì trong cấu trúc lời thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng và của các nhà thơ nói chung trước hết khiến sáng tác của họ thêm phong phú, hàm súc, hình thức thêm cân đối, hài hoà, hoàn mĩ. Hơn nữa, hình thức nghệ thuật ấy cũng chính là phương thức hữu hiệu nhất thể hiện thành công nội dung tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện.

Viết bình luận