Phân tích giá trị của câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau: “Mơ khách đương xa, khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử)

Đọc “Đây thôn Vĩ Dạ”, cái ám ảnh người ta khôn chỉ là bức tranh thôn Vĩ đẹp mà buồn mà còn bởi tâm sự của một người nặng lòng với thôn Vĩ: Hàn Mạc Tử. Bài thơ chỉ có ba khổ nhưng xuât hiện rất nhiều những hình ảnh không xác định, rất nhiều những câu hỏi, từ “vườn ai” “thuyền ai” đến cuối cùng là “tình ai?”

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Ai biết tình ai có đậm đà

Để cho kỉ niệm đưa tâm hồn mình với thôn Vĩ, Hàn Mạc Tử đắm chìm trong cảnh vật nhưng vẫn không thôi trăn trở. Với một người luôn mang mặc cảm của tình yêu đơn phương, mặc cảm bệnh tật, mặc cảm bị bỏ rơi trong cuộc đời như Hàn Mạc Tử thì những suy nghĩ của người đời luôn dược ông quan tâm. về thôn Vĩ, cảnh thôn Vĩ vẫn đẹp, người thôn Vĩ vẫn phúc hậu, hiền lành nhưng đó đã là người, là cảnh của quá khứ, của một thế giới khác không thuộc về nhà thơ. Thế nên tất cả cũng chỉ là phiếm định, là “ai” mà thôi. Cuộc trở về trong hoài niệm càng trở nên mơ hồ, để đến cuối cùng, nhà thơ dường như trở nên xa lạ trong kí ức của chính mình. Không phải chờ đến câu thơ cuối cùng, cái băn khoăn trăn trở về tình người, tình đời của nhà thơ đã ngổn ngang trước đó. “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. “Khách đường xa” ở đây là ai? Và ai là người “mơ khách đường xa”? Phải chăng đó là dáng hình của cái người mà “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?” - bóng hình nơi thôn Vĩ mà nhà thơ yêu mến? Nếu là người ấy thì quả thực họ cũng như thôn Vĩ giờ đây đã quá xa xôi đối với nhà thơ. Nhưng khách đường xa còn có thể là hình ảnh của chính nhà thơ nữa. Lời mời trở về thôn Vĩ có thể do nhà thơ tự đặt ra để hỏi chính lòng mình thì giờ đây, câu thơ lại là một lời trả lời về một sự thật nghiệt ngã:. Ta giờ đây chỉ là một khách đường xạ mà thôi. Đau đớn hơn, đó lại lă một người khách đường xa trong mơ. Trở về thôn Vĩ với tư cách cả một người “khách đường xa”, điều ấy đã đau đớn. Nhưng còn đau đớn hơn khi sự trở về chỉ là ở trong mơ. Có lẽ như thế thì bi kịch trong tâm hồn Hàn Mạc Tử mới càng hiện lên sâu sắc hơn. Cái “mơ khách đường xa” ấy tạo ra một khung cảnh không gian mờ ảo, nhoè mờ tất cả. “Áo em trắng quá nhìn không ra” là do nhà thơ chỉ là một khách đường xa trong mơ hay là bởi khung cảnh thôn Vĩ giờ đây trở nên quá ảo mờ? Tất cả tạo tiền đề, dồn nén cho cái trăn trở, nhức nhối ở câu thơ cuối cùng: “Ai biết tình ai có đậm đà?” Câu hỏi tu từ đặt ở cuôi câu khiến cho nó như một mũi khoan, khoan sâu vào trong lòng người đọc, nó khiến cho nỗi niềm riêng của nhà thơ càng trở nên xót xa, thâm thìa hơn. Câu hỏi đưa ra hai đại từ phiếm định “ai”. Đây vốn vẫn là một cách nói thường gặp trong ca dao để nhản vật trữ tình diễn tả những tình cảm kín đáo trong tâm hồn mình:

“Khăn thương nhớ ai?

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai?

Khăn vắt lên vai

Đèn thương nhớ ai?

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai?

Mắt không ngủ yên’’...

Để cho kỉ niệm đưa tâm hồn mình với thôn Vĩ

Cách sử dụng đại từ phiếm chỉ cùng câu hỏi tu từ khiến cho câu thơ mở ra hai ý nghĩa: Nhà thơ làm sao mà có thể biết được tình người xứ Huế có đậm đà không hay cũng mờ ảo, dễ tan như sương khói kia? Tuy vậy, người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với người Huế, cảnh Huế là hết sức thắm thiết, đậm đà? Dù hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa thì câu thơ cũng chỉ làm tăng thêm nỗi trông vắng, cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương cuộc đời và con người. Câu hỏi tu từ được sự kết hợp của đại từ phiếm chỉ càng trở nên đắc dụng. Hỏi mà không biết ai hỏi, hỏi ai. Hỏi mà không có ai trả lời. Hỏi mà không trả lời được. Câu hỏi rơi vào hư vô, day dứt, ám ảnh khôn nguôi.

Cái hay của bài thơ đó là việc làm cho không gian và cảnh vật ngày càng trở nên mờ nhoè như chính những mảng kí ức của một tâm hồn mặc cảm tội nghiệp. Làm nên cái hay ấy, bên cạnh hình ảnh và hình tượng nghệ thuật, không thể không nhăc đến những yếu tố phiếm định và những câu hỏi tu từ hỏi mà không nhằm mục đích hỏi. Tát cả nỗi niềm, nỗi đau và tình cảnh đáng thương của nhân vật trữ tình được thể hiện trong câu thơ cuối cùng, cũng qua một câu hỏi tu từ đầy ám ảnh. “Đây thôn Vĩ Dạ” sẽ mãi là tiếng lòng của một tâm hồn yêu thương con người, tạo vật nhưng đầy bất hạnh.

Viết bình luận