Phân tích giá trị nhân dạo của tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

Tháng Tám năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt mười ba tháng ở tù, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Hồ Chí Minh vẫn làm thơ, Người đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi lại trong một cuốn sổ tay đặt tên là “Ngục trung nhật kí”. Tác phẩm là một cuốn nhật kí bằng thơ, ghi lại bức chân dung tinh thần tự họa của người tù cách mạng chứa đựng giá trị nhân đạo cao cả.

Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên

Nhân đạo là đạo đức thể hiện ở sự thương yêu, quí trọng và bảo vệ con người. Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học thường thể hiện việc tác phẩm ấy quan tâm như thế nào đến vấn đề con người? Nó ngợi ca gì? Phê phán gì? Thể hiện tình cảm thương yêu, quí trọng con người, hướng tới việc phản ánh ước mơ, nguyện vọng của con người ra sao? Nói tóm lại, một tác phẩm nhân đạo là một tác phẩm hướng tới, đề cao, trân trọng, bảo vệ những giá trị thuộc về con người, xây dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. ớ mỗi thời kì khác nhau, về mặt bản chất, chủ nghĩa nhân đạo không có gì thay đổi nhưng có nhiều những biểu hiện không giống nhau. Trong “Nhật kí trong tù”, đó là tấm lòng nhân đạo của một người “Thân thể tại ngục trung/ Tinh thần tại ngục ngoại” đã vượt qua nỗi đau của chính mình để cảm nhận về nỗi đau của đồng loại. “Nhật kí trong tù” thể hiện tình yêu thương con người lổn lao vượt qua mọi khoảng cách, giới hạn. Vì yêu thương con người nên mới căm hận những thế lực đã chà đạp lên quyền sống con người. Vì yêu thương con người mới xót thương cho số phận của họ và những nỗi đau khổ về vật chất và tinh thần mà họ gặp phải. Vì thương yêu con người nên mới phát hiện ra và đồng cảm với những ước mơ và khát khao tự do, hạnh phúc của họ.

Giá trị nhân đạo của “Nhật kí trong tù” trước hết thể hiện ở việc nó phơi bày hiện thực xã hội Trung Quốc thối nát, đày đoạ không chỉ người tù mà ngay cả chính những người dân Trung Quốc sống trên đất nước họ.

Bằng bút pháp tả thực, tự sự kết hợp với châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, Hồ Chí Minh đã phơi bày bộ mặt đen tối, sự nhếch nhác, hãm hại của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch nơi người trực tiếp bị giam cầm, đày ải và chứng kiến tận mắt. Nhà tù là nơi thực thi sự công bằng trong xã hội nhưng lại xuất hiện những nghịch lí vô căn cứ: phải mất tiền đi tù, bị đày đi khắp nơi mà không hề được xét hỏi, bị đốì xử bất công, tàn nhẫn...

“ Mới đến nhà giam phải nộp tiền

Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên

Nếu anh không có tiền mang nộp

Mỗi bước anh đi mỗi bước phiền”.

Chế độ Tưởng Giới thạch chèn ép người lương thiện, đẩy họ rơi vào những cảnh bất bình. Nhà tù lại trở thành nơi giam giữ người lương thiện:

“Ta là đại biểu dân Việt Nam

Tìm đến Trung hoa để hội đàm

Ai ngờ đất bằng gây sóng gió

Phải làm khách quí tại nhà giam”.

Hồ Chí Minh phê phán xã hội thời đó dưới cái nhìn của một người trong cuộc, không chỉ rút ra từ những gì Người đã phải trải qua mà còn rút ra từ chính những điều người “mắt thấy tai nghe”. Xã hội ây bất công vô lí đến độ bắt giam cả gia quyến của người tù, và đặc biệt, nhẫn tâm, vô nhân đạo hơn, những đứa trẻ ngay thơ vô tội cũng bị bắt:

“Oa...! Oa...! Oa...!

Cha trốn đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha”.

Bất công hơn nữa, nơi đại diện cho pháp luật lại là nơi người ta có thể thản nhiên vi phạm pháp luật khi mà:

“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người tỉnh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn, huyện trưởng bàn công chuyện

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Tội ác và bất công được ngang nhiên thực hiện. Câu thơ nghe mỉa mai, châm biếm sâu cay nhưng cũng thật chua xót. Vậy mà chưa hết, cái bất công trong chính nhà tù mới đẩy đến một nghịch lí nực cười:

“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội

Trong tù đánh bạc được công khai

Bị tù con bạc ăn năn mãi

Sao trước không vô quách trốn này”....

Phê phán xã hội bằng ngòi bút châm biếm hài hước và sâu cay, đằng sau thái độ đó, ta bắt gặp một tấm lòng xót thương vô hạn đối với số phận con người, trong một xã hội đầy bất công. Người tù cách mạng khi nói đến những khó khăn mà mình phải trải qua thì tự trào một cách đầy hài hước:

“Đầy mình đỏ tía như hoa gấm

Sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn

Mặc gấm, bạn tù đều khách quí

Gẩy đàn, trong ngục thảy tri âm”

Nếu anh không có tiền mang nộp

Vậy mà trước nỗi khổ của người khác lại đồng cảm và xót thương sâu sắc. Nghe tiếng sáo của người bạn tù, Bác như hiểu được tấm lòng nhớ thương quê hương, gia đình của người tù. Hơn thế nữa, Người còn tưởng tượng ra cảnh: “Lên lầu ai đó ngóng trông nhau” đầy thương cảm. Tiếng khóc của cháu bé trong nhà lao Tân Dương vang lên như xoáy sâu vào tâm can Người. Người không bỏ qua một cơ hội nào để được xót thương, đồng cảm cho những thân phận nhỏ bé tội nghiệp xung quanh mình. “Nhật kí trong tù” đã để lại mãi cái dáng còng queo cả người bạn tù vừa mới chết bên cạnh Người:

“Thân anh da bọc lấy xương

Ốm đau đói rét hết phương cứu rồi

Hôm qua còn ngủ với tôi

Tối nay anh đã về nơi suối vàng”

Đọc tập thơ, ta thấy Hồ Chí Minh trang trải lòng mình cho hết thảy. Trên đường giải lao vất vả, chịu bao đày đoạ thể xác và tinh thần vậy mà người tù cách mạng vẫn vượt lên tất cả để thương xót cho những người dân lương thiện. Đó là người phu làm đường:

“Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi

Phu đường vất vả lắm ai ơi

Ngựa xe hành khách thường qua lại

Biết cảm ơn anh được mấy người?”

Cảm thông với những vất vả của người lao động đồng thời thể hiện thái độ trân trọng của mình với họ trong một hoàn cảnh như của Hồ Chí Minh là điều không phải ai cũng là được.

Hướng ngòi bút vào những con người lam lũ, đói khát, rách rưới, dưới đáy trong xã hội cũ không phân biệt đẳng cấp, giới tính, dân tộc. Trong tập thơ, Hồ Chí Minh luôn hướng tới họ với sự cảm thông, chia sẻ, không phải nhìn từ trên xuống, mà là nhìn từ góc độ của một người bạn tù, của những người cùng cảnh ngộ. Dù là ai, họ cũng đều là những nạn nhân của xã hội, những người bị xã hội bất công kia chà đạp, đày đọa. Lời thơ chân thành của Hồ Chí Minh đã khiến cho mọi khoảng cách bị xoá nhoà, chỉ còn tình người trong sáng là tồn tại và vượt lên trên tất cả.

Giá trị nhân đạo của tập thơ không chỉ được thể hiện trong sự phê phán, tố cáo hiện thực, vạch trần tội ác của bọn Tưởng Giới Thạch, thể hiện thái độ cảm thông, xót thương cho những số phận bất hạnh mà còn là tiếng lòng đồng cảm của một tâm hồn vĩ đại cho những ước mơ, khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.

Trong nhà tù, người tù không lúc nào không mơ tới bầu trời tự do khoáng đạt ở ngoài kia. Người đã có không ít những cuộc vượt ngục về tinh thần để được sống trong khung cảnh tự do và niềm hạnh phúc của tự do ấy. Tâm hồn nhà thơ đã vượt ra khỏi nhà giam để thưởng ngoạn một ánh trăng bên cửa sổ, để xót thương cho một bông hoa hồng nở ngoài song sắt. Và có lúc, đó là một cuộc vượt thoát thực sự về tinh thần, “mơ thấy cỡi rồng lên thượng giới”; “Tù nhân ngẩng mặt ngó trời tự do/ Tự do tiên khách trên trời/ Biết đâu trong ngục có người khách tiên”. Cái tự do và khát vọng tự do trong chính nhà thơ đã giúp cho Người thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc hơn với khát khao tự do, hạnh phúc của con người. Lắng nghe tiếng sáo của người bạn tù, Hồ Chí Minh cảm nhận được từ đó khát khao về về tự do hạnh phúc lứa đôi ngay cả với trong tâm trạng “lên lầu ai đó ngóng trông nhau” của người thân nơi xa. Trong niềm vui của vụ mùa người nhận ra trong đó khát khao hạnh phúc, ấm no, yên bình:

“Tới đây khi lúa còn. con gái

Gặt hái hôm nay quá nửa rồi

Khắp chốn nông dân cười hớn hở

Đồng quê vang dậy tiếng ca vui”

Có thể nói, tình cảm nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ tập thơ “Nhật kí trong tù”. Bút pháp trào lộng, châm biếm đa dạng, nhiều cung bậc khác nhau: có bài mỉa mai, tự trào, có bài cười vui thoải mái, có bài châm biếm đả kích trực tiếp, có bài châm bíếm sâu sắc, kín đáo, mạnh mẽ, có bài cười ra nước mắt. Nhưng vượt lên trên tất cả là tấm lòng yêu thương cao cả giành cho con người, những số phận bất hạnh của họ trong xã hội. Tác phẩm góp phần xây dựng bức chần dung tự họa về Bác, một con người “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.

Viết bình luận