Phân tích hình tượng nhân vật Giăng - van - giăng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Huy- gô)

Hơn một thế kỷ qua, hàng trăm, hàng triệu người đọc trên thế giới đã được biết đến và có những ấn tượng sâu đậm với bộ tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng của nhà văn Pháp vĩ đại Vích - to Huy - gô. Cuộc đời khốn khổ và tâm hồn cao cả, thánh thiện của nhân vật chính, người tù khổ sai Giăng-van-giăng khiến chúng ta vô cùng ngưỡng mộ và cảm thương. Hình tượng nhân vật đó bao trùm và xuyên suốt trong toàn bộ tác “phẩm trong sự đối lập với một hình tượng nhân vật Gia-ve. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là một trong những đoạn trích tiêu biểu trực tiếp làm nổi bật lên sự đốì lập ấy, qua đó người tù khổ sai Giăng-van-giăng hiện lên thật đẹp.

“Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất

Giăng-van-giăng, người thợ xén cày đã bị tù khổ sai vì tội ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hóa bằng tình thương, Van-giăng coi dó là lẽ sống của mình. Sau đó ông đổi tên thành Ma-đơ-len và trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ổng làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được cô gái nghèo Phăng-tin, người đã phải bán răng, bán tóc để nuôi con. Song gã thanh tra Gia-ve, người luôn bám theo dấu tích của Giăng-van-giăng truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không gặp lại được đứa con gái là Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục nhiều lần, thay đổi tên họ nhiều lần chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi tận đến khi đã nằm xuống mồ. Chính lẽ sống tình thương ấy đã có tác dụng cảm hóa Gia-ve, khiến cho hắn cảm thấy mất phương hướng về chính bản thân mình và sụp đổ lý tưởng mà xưa nay hắn tôn thờ, theo đuổi nên nhảy xuống sông Xen tự tử. Và cũng chính lẽ sống ấy, cuối cùng đã khiến cho Cô-dét và Ma-ri- uýt nhận ra, cảm phục, biết ơn. Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một người vô tội bị Gia-ve bắt oan, Giăng-van-giăng đã phải thú nhận mình là ai và Ma-đơ-len chỉ là một cái tện khác. Ồng đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thực tàn nhẫn. Cuộc gặp gỡ giữa ba người, dưới sự chứng kiến của bà sơ nhưng thực chất là cuộc gặp gỡ đầy kịch tính giữa Giăng-van-giăng và Gia-ve,qua đó bản chất và tính cách của mỗi nhân vật được bộc lộ một cách cao độ. Giăng-van- giăng được miêu tả bằng nhiều cách khác nhau: miêu tả trực tiếp, miêu tả gián tiếp, bình luận ngoại đề.

Nếu như Gia-ve hiện ra như một con thú dữ với giọng nói như “tiếng thú gầm”, cặp mắt “như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”; cái cười “ghê tởm phô ra hết hàm răng” thì Giăng - van - giăng lại được miêu tả hoàn toàn đối lập. Ngôn ngữ của ông nhẹ nhàng, điềm tĩnh để trấn an Phăng-tin, nhún giọng, thì thầm với Gia-ve để cầu xin hắn cho một ân huệ: cứu giúp người đàn bà xấu số, tội nghiệp đang hấp hối. Nếu như Gia-ve hiện lên như một con thú, một con chó sói chỉ chực nhảy vào cắn xé và đang hân hoan, vuỉ sướng với cảm giác đó thì Giăng-van-giăng hiện lên trong dáng vẻ của một con người, một con người thực thụ, sống vì người khác. Giăng-van-giăng đã tình nguyện ra đầu thú để cứu vớt một người lương thiện thì có lẽ nào ông lại nghĩ đến chuyện sẽ chạy trôn? Ông cũng không hề run sợ trước Gia-ve, ông nhún nhường vì ông biết dù sao mình cũng - là một người có tội, và lợi thế đang thuộc về Gia-ve, nhưng đó chỉ là phụ. Điều quan trọng nhất, ông nhún nhường vì muôn mình có thể nhận được sự đồng thuận từ Gia-ve cho ông thực hiện việc nghĩa hiệp cuối cùng, cứu giúp một người lương thiện. Sự biến đổi đột ngột của Giăng-van-giăng là hoàn toàn có lý do và nó không hề làm ảnh hưởng đến nhân cách của ông. Khi Phăng-tin chết, thái độ của Giăng-van-Giăng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hết sức kìm chế. Ông chỉ muốn Gia-ve để ông yên lặng mây phút để từ biệt người đàn bà xấu số mà ông đã cưu mang, đã giúp đỡ chưa trọn vẹn. Hành động lay bật thanh sắt khung giường và câu nói nghiêm khắc nhưng vẫn bình tĩnh của ông làm Gia-ve khiếp sợ không dám ra tay. Và ông cũng đã có chút tự do để bày tỏ tình thương của mình. Thái độ bình tĩnh đến lạnh lùng và vẻ đe dọa của ông chủ yếu bắt nguồn từ tình cảm mà ông giành cho Phãng-tin, tự nó tạo ra luồng ánh sáng - sức mạnh vô hình khiến cho bản thân Gia-ve, tên tay đại diện cho một bộ máy pháp luật lạnh lùng phải run sợ. Cuối cùng, ông sẵn sàng chịu bị bắt mà không hề tìm cách thoát hiểm, ông thực hiện hành động xả thân cứu người theo lời cảm hóa của giám mục Mi-ri-en thuở nào. Một lần nữa, để khác họa hình tượng nhân vật, V.Huy-gô đã dựng lên sự đối lập trong thái độ của Giăng-van-Giăng với Gia-ve và với Phăng-tin. Sự xuất hiện của Gia-ve làm Phăng-tin khiếp sợ, nhưng ngay lập tức, Giăng-van-giăng đã trấn an nàng. Thông qua biện pháp miêu tả gián tiếp (những lời cầu cứu và thái độ tin tưởng một cách tuyệt đối của nàng giành cho Giăng-van-giăng), hình ảnh Giăng-van-Giăng tiếp tục được khắc họa một cách sâu sắc hơn. Với một ngườ phụ nữ gặp quá nhiều bất hạnh và đang làm một công việc bị người đời khinh rẻ như Phãng-tin, thái độ yêu thương, trân trọng và bao bọc của Giăng - van- giăng - Thị trưởng Ma-đơ-len đã là một điều hạnh phúc và may mắn, đã là điều mang đến thêm cho chị niềm tin vào cuộc sống. Sự tin tưởng và kính trọng của chị giành cho Giăng - van - Giăng - Ma-đờ-len là hoàn toàn có căn cứ. Vào những lúc nguy cấp nhất, cũng là lúc chị hướng tới ông để mong muốn một sự che chở. Chỉ tiếc rằng cả hai con người bất hạnh đó (lúc này Giăng-van-giăng cũng là một người khốn khổ bất hạnh) đang phải đối mặt với một kẻ có trái tim của loài sói. Phăng-tin chết vì nỗi hoang mang, vì nỗi sợ mà Gia-ve gây ra. Ngay cả khi bị dồn vào tình thé hiểm nghèo, ánh hào quang mà Giăng-van-giăng tạo ra vẫn đủ sức để đánh bật tất cả. Không ai biết rằng Giăng-van-giăng đã thì thầm điều gì vào tai người đàn bà xấu số đã chết những họ biết và không nghi ngờ một chút nào về những điều mà bà xơ Xem- pli-xơ đã chứng kiến và kể lại: “Lúc Giăng-van-giăng thì. thầm bên tai Phăng - tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”. Có thể lấy điều gì để giải thích cho những gì đã diễn ra ấy nếu như đó không phải là một điều kì diệu mà Giăng-van-giăng đã làm nên? Tác giả đặt ra câu hỏi: “có những ảo tưởng cảm động, có thể là những sự thực cao cả” nhưng dù là thế nào đi chăng nữa thì Giăng-van-giăng vẫn hiện lên trong hình ảnh của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế. Thái độ của ông đổỉ với Phăng-tin không chỉ của những người khốn khổ, bất hạnh với nhau mà gần như thái độ yêu thương, chân trọng, che chở của một vị cứu tinh, là ân nhân, là thánh. Giăng-van-giăng coi việc giúp đõ mẹ con Phãng-tin là nghĩa vụ thiêng liêng, là việc thiện mà ông tự nguyện làm, xuất phát từ tình thương yêu những người khốn khổ mà ông từng là nạn nhân thê thảm. Và đó cũng chính là tư tưởng, quan điếm của tác giả.

Giăng-van-giăng, người thợ xén cày đã bị tù khổ sai vì tội ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ

Đoạn trích cũng chứa những lời bình luận ngoại đề của tác giả. Đó là những lời bình luận góp phần tiếp tục hoàn thiện hình tượng Giăng-van-giăng - một nhân vật phi thường, lãng mạn. Tác giả đã đưa ra hàng loạt các câu hỏi: “Ổng nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời nói ấy là gì vậy? Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Người chết có nghe thấy không?”, nghi vấn nhưng lại là để khẳng định một chân lý: Giăng-van-giăng đã làm nên những điều kì diệu mà không ai có thể ngờ tới được. Câu nói đó dường như đã làm khiến cho vẻ sợ hãi, đầu “nghẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ” của Phăng-tin được thay thế bằng “một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng” khi đi vào cái chết, ở một góc độ nào đó, có thể coi việc làm của Giăng-van đã có tác dụng “cải tử hoàn đồng”, mang lại sự thanh thản cho người đàn bà bắt hạnh. “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”. Phãng-tin thanh thản bởi nàng đã được che chở bởi một tấm lòng nhân hậu và giờ đây, nàng vẫn đang đi vào nơi có luồng ánh sáng vĩ đại của tình thương yêu ấy che chở. Thêm một lần nữa, lời bình luận này khẳng định tính chát phi thường, lãng mạn trong hình tượng nhân vật Giăng-van- giăng. Sức mạnh của tình thương, trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng có thể đẩy lùi bóng tối cường quyền và nhen nhóm niềm tin. vào tương lai. Đó là giá trị tư tưởng mà V.Huy-gô đem lại. Van-Giăng quả thực đã đẩy lùi sự hung bạo của Gia-ve, hiện thân của cường quyền và bóng tối - cái ác, đã đem lại chút hi vọng để cho tâm hồn người ra đi được thanh thản.

Kết thúc đoạn trích, hiện lên không còn là một Giăng-van-giăng, tên tội phạm nguy hiểm, một tù khổ sai trốn lệnh truy nã, lại càng không phải là một người khốn khổ nữa mà là một thiên sứ, một bậc thánh hiền nhân cao cả. Tuy chỉ là một trích đoạn nhưng “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” có tính chất tiêu biểu cho bút pháp Huy-gô và qua đó cũng in những dấu ấn đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn. Phóng đại, so sánh, ẩn dụ và tương phản là những thủ pháp quen thuộc của Huy-gô, nhưng đây không chỉ là vấn đề thư pháp: tất cả những biện pháp này đều bị chi phối bởi đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn - đó là trong khi đối lập thực tế với lý tưởng, chủ nghĩa lãng mạn luôn hướng về khuynh hướng khẳng định thế giới lý tưởng. Điều này cũng giống như việc hình tượng Giăng-van-giăng thể hiện quan điểm tư tưởng, niềm tin vào con đường cải tạo xã hội của Huy-gô: con đường hướng đến những người lao khổ bằng sức mạnh của tình thương và lòng nhân ái vô bờ, đồng thời khát khao dùng chính tình thương đó để thay đổi thế giới, xua tan bóng tối.

Tuy chỉ là một trích đoạn ngắn trong bộ tiểu thuyết đồ sộ “Những người khốn khổ” nhưng “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” trên cơ sở đối sánh với các nhân vật khác con người khôn khổ đã khắc họa hình tượng nhân vật Giăng-van-giăng, một nhưng có tâm hồn cao thượng. Thông qua hình tượng nhân vật, V-Huy-gô đã thể hiện một cách chán thực và sâu sắc, gửi trọn vào đó niềm tin vào lẽ sống tình thương của con người và đề cao nó như một chân lý. Giăng-van-Giăng trở thành một hình tượng nhân vật tiêu biểu cho các tác phẩm của Huy-gô nói riêng và văn học lãng mạn Pháp nói chung, tồn tại mãi cùng với thời gian.

Viết bình luận