Phân tích khổ thơ được trích trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... Sông Mã gầm lên khúc độc hành, ..."

Tây Tiến là đơn vị bộ đội đã đóng quân và hoạt động tại đây - đơn vị với phần đông là thanh niên, học sinh Hà Nội. Trong những ngày hành quân ra trận, đoàn binh Tây Tiến chịu rất nhiều gian khổ song trong cái gian khổ đó lại hiện lên khí phách anh hùng của những người lính Tây Tiến. Khổ thơ được phân tích và bình giảng sau đây thế hiện rất rõ khí phách anh hùng đó:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quẫn xanh màu lá dữ oai hùng

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Câu thơ mở đầu, Quang Dũng đã gắn cho binh đoàn mình một cái tên rất dí dỏm và ngộ nghĩnh: đoàn binh không mọc tóc. Sống và chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc - Tây Bắc, binh đoàn đã lâm vào hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn về vật chất bên cạnh đó là căn bệnh sốt rét đang hoành hành dữ dội. Có rất nhiều chiến sĩ không bị mắc bệnh nhưng họ đều cạo trọc đầu mình đi để hòa cùng, chịu cùng những đồng đội của mình. Đọc xong câu thơ này ta liền tưởng tới tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Câu thơ thứ hai tạo nên sự đối lập quân xanh màu lá  dữ oai hùng. Một bên là những gian khổ khó khăn còn một bên lại thể hiện sự anh hùng phí phách quả cảm của người lính cách mạng:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Sinh ra và lớn lên tại thành thị các chiến sĩ Tây Tiến nay phải chịu rất nhiều khổ cực tại nơi đất khách, quê người. Họ chỉ còn biết gửi những nỗi nhớ thương, hoài niệm của mình qua những đêm mơ hay giấc mộng. Nhớ về một bóng dáng kiều thơm tại quê nhà đó là những mong nhớ thật bình dị, đơn giản song nó lại làm tôn lên hình ảnh - tấm lòng của người chiến sĩ trẻ. Mong ước của họ là chiến tranh rồi sẽ qua đi khi họ đã hoàn thành trọng trách của mình thì họ có thể quay trở về quê nhà để được gặp lại gia đình và người yêu. Những người lính trẻ sống anh hùng mà hi sinh cũng rất anh hùng, ở đây, Quang Dũng đã tô đậm cái khí phách anh hùng đó chứ không tò đậm sự sầu não bi thương bằng hai câu thơ:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Tây Tiến là đơn vị bộ đội

Câu thơ đầu tiên của Quang Dũng với hình ảnh mồ viễn xứ như tạo cho người đọc nỗi bi thương đối với người lính trẻ. Hi sinh nơi đất khách quê ngươi những nấm mồ của các chiến sĩ chôn cất tại biên cương như muốn nói cho chúng ta biết rằng họ đã hi sinh anh dũng để bảo vệ Tổ quốc. Từ rải rác như tạo cho ta không gian quạnh quẽ hoang vu nơi biên cương. Bất chấp những khó khăn, gian khổ và phó mặc sự hiểm nguy nơi chiến trường những người lính trẻ khi vừa rời ghế nhà trường đã đứng lên cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Cho dù họ có phải hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ song họ hi sinh không phải vì bảo vệ mình mà họ hi sinh vì nhân dân và đất nước.

Hai câu thơ kết thúc khổ thơ đã càng tô đậm thêm sự oai hùng đó:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lèn khúc độc hành

Hình ảnh áo bào gợi cho người đọc sự ra đi hết sức hùng dũng oai phong của người chiến sĩ cách mạng. Trong thơ xưa, áo bào là hình ảnh đi liền với vua chúa - một hình ảnh hết sức thiêng liêng cao quý - thì giờ đây áo bào là sự tiễn đưa và xẻ chia đồng cảm của tác giả đối với chiến sĩ Tây Tiến. Ra đi không có tấm chiếu để phủ chỉ có mảnh áo trên người mà thôi nhưng chính những cái đó đã tạo nên sắc thái trang trọng và giảm bớt nỗi buồn thương đó. Câu thơ cuối, hình ảnh con sông Mã lại hiện ra song nếu ở câu đầu sông Mã mang vẻ hiền hòa thì ở câu này con sông Mã hiện lên trong sự nhân hóa nỗi nhớ thương của tác giả. Tác giả cảm tưởng như con sông Mã đang tấu lên khúc ca tiền đưa những người lính trẻ ra đi trong sự tráng lệ, oai hùng. Con sông Mã như một chứng

nhân lịch sử, như một dòng sông đang trở đi những khúc ca đau đớn của con người. Câu thơ đã tạo âm hưởng rất sâu sắc.

Khổ thơ là khúc ca, là hình ảnh về sự anh dũng oai hùng của binh đoàn Tây Tiến. Khổ thơ như âm hưởng của lòng dũng cảm, sự hi sinh anh dũng của binh đoàn Tây Tiến trên con đường đấu tranh, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Viết bình luận