Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của con người Tây nguyên qua các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng trong truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành

Mảnh đất Tây Nguyên anh hùng - nơi ta đã biết đến với Bóng cây Kơ nia, Giữ lấy rừng... bên cạnh đó, còn là một Tây Nguyên khá chân thực và duyên dáng của “Đất nước đứng lên”. Và đúng mười lăm năm sau, thêm một “Rừng xà nu” nữa là đủ cho kí ức toàn vẹn về Tây Nguyên anh hùng. Cụ Mết, Tnú, Dít, Mai, Heng - những người con của vùng đất đỏ đều là những con người có lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, đều tuyệt đối trung thành với Cách mạng. Trải qua biết bao nhiêu gian khó, bản chất kiên cường, hiên ngang, bất khuất của người dân nơi đây vẫn không hề thay đổi mà như một dòng máu nóng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần làm vẻ vang lịch sử dân tộc.

Khúc lịch sử của dân làng Xôman được cụ Mết kể suốt một đêm dài bên bếp lửa

Rừng xà nu gan góc bao nhiêu, con người Tây Nguyên dũng cảm bấy nhiêu. Cũng như rừng xà nu chịu biết bao nhiêu làn đại bác của giặc, con người Tây Nguyên mang biết bao thương tích. Có những người cũng giông như một số cây xà nu nào đó, bị cái chết chặt ngang nửa đời thanh xuân. Song cũng như cây xà nu, con người làng Xô Man, con người Tây Nguyên trong những ngày gian khổ đánh giặc vẫn bền bỉ, kiêu hùng, đầy khao khát, trong niềm ham muốn mãnh liệt ánh sáng mặt trời, trong tư thế phóng lên để tiếp lấy nguồn sáng ánh nắng.

Khúc lịch sử của dân làng Xôman được cụ Mết kể suốt một đêm dài bên bếp lửa. Đó là những chuỗi ngày dài của đau thương, những quần chúng .bị giặc giết chết vì nuôi cán bộ. Anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng. Bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng. Tấm lưng Tnú - khi đó còn là một cậu bé - ngang dọc vết dao chém, máu chảy ra rồi đặc quện lại, tím như nhựa xà nu. Rồi cả Mai cũng hi sinh, cả đứa con của hạnh phúc, của tình yêu cũng chết dưới bàn tay kẻ thù. Còn Tnú - lửa xà nu đã đốt cụt cả mười ngón tay anh, lửa xà nu như thiêu đốt trong lồng ngực, như cháy cả ruột anh. Từng nhân vật, mỗi nhân vật là một hiện thân của tinh thần thép - của tinh thần Tây Nguyên gan góc, quật cường.

Cụ Mết, già làng râu dài tới ngực mà vẫn đen bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn. Cụ là một thủ lĩnh quân sự, linh hồn của cuộc chiến đấu và chiến thắng. Chính dưới lưỡi mác sáng loáng của cụ là xác thằng Dục ác ôn. Chính sau tiếng hô của cụ: “Chém! Chém hết” là những lưỡi mác của trai làng vung lên và xác lũ giặc ngổn ngang trên nhà ưng! Chính cụ đã khẳng định một chân lý cách mạng để đi tới tự do: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Sau chiến công đầu vị già làng đãtruyền hịch: “Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chóng, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”

Tiếng hịch ấy đã vang dội núi rừng. Và lửa cháy khắp rừng. Cụ Mết mang tầm vóc và khí phách như một anh hùng bộ tộc xa xưa trong trường ca Tây Nguyên. Khuynh hướng sử thi bao trùm nhân vật xuất chúng này để ta yêu mến và khâm phục.

Hết thế hệ này, lại nôi tiếp bởi thế hệ khác. “Tre già, măng mọc có gì lạ đâu”. Mai và Dít tiêu biểu cho những người con gái Tây Nguyên thời đánh Mĩ. Bà Nhan bị giặc chặt đầu đã có Mai vào rừng bảo vệ anh Quyết cấn bộ. Mai là hiện thân của lòng trung thành với cách mạng, cần mẫn, hiền dịu, sáng dạ, bâ't khuất hiên ngang trước súng đạn quân thù. Dít lớn lên, lại đi tiếp con đường của chị. Đi tiếp tế cho du kích, bị giặc bắt, phải làm bia đạn, sau mỗi viên đạn nổ “đôi mắt nó vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”. Ba năm sau ngày chị hi sinh, Dít đã trưởng thành, trở thành một bí thư chi bộ, một chính trị viên xã đội lãnh đạo cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man. Trong mỗị quan hệ mới với Tnú, cô Dít với tư cách lãnh đạo đã nghiêm trang trong thủ tục hỏi giấy tờ người lính từ mặt trận về thăm làng: “Không có giấy, trốn về thì không được, ủy ban phải bất thôi”. Là cô gái, là em chị Mai, cô Dít đã nhìn Tnú bằng “đôi mắt mở to, bình thản, trong suôt” chan chứa yêu thương và như cô đã nói với Tnú: “Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi”. Mai và Dít đều mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”...

Mảnh đất Tây Nguyên anh hùng

Nhắc đến Rừng xà nu, không thể không nhắc đến nhân vật Tnú - nhân vật chính của tác phẩm. Tnú là một anh hùng đích thực. Cụ Mết rất tự hào nói về anh: “Nó là người Strá mình - Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Yêu cách mạng và khao khát tự do. Tnú đã vào rừng bảo vệ, tiếp tế cho cán bộ hoạt động bí mật. Tnú học chữ để mai sau thay anh Quyết làm cán bộ. Dũng cảm và mưu trí lúc vượt thác, lúc cắt rừng đi liên lạc. Trung thành và bất khuất. Nuô't thư bí mật khi bị địch bắt. Giặc tra tâ'n bắt khai ai là cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình, nói: “Ở đây này”. Tnú sống với niềm tin: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Tnú vượt ngục trở về làng, đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết cho lũ làng nghe rồi anh đi lên núi Ngọc Linh lấy một gùi đá mại đem về để dân làng Xô Man mài giáo, mác, dụ, rựa, chuẩn bị khởi nghĩa. Cuộc chiến đấụ mới bắt đầu thì vợ con anh bị giặc đập chết. Cứu mẹ con Mai không được, anh bị giặc bắt trói bằng dây rừng, bị giặc đô’t mười ngón tay bằng nhựa xà nu thành mười ngọn đuôc. Anh’nghe lửa cháy trong trước ngực, cháy ở bụng, nhưng lẫm liệt, khí phách: hiên ngạng. Tnú không thèm kêu van!

Nếu ai đã từng đọc Rừng xà nu, thì chắc hẳn không thể nào quên được hình ảnh mười ngón tay Tnú rừng rực lửa xà nu, như mười ngọn đuốc. Dường như trong cách nói đây, Nguyên Ngọc ẩn chứa một chân lí sâu sắc nhưng cũng có phần tàn nhẫn. “Tnú không cứu được vợ con.Nhớ không, Tnú, mày không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại”. Bàn tay ấy, bàn tay giờ chỉ còn có những đốt tay đã góp phần làm nên lịch sử.

Tnú là một dũng sĩ kiên quyết đánh địch đến cùng. Núi rừng đã đốt lửa lên rồi! Mười ngón tay, ngón nào cũng cụt một đốt, nhưng còn hai đốt vẫn cầm giáo, bắn súng được, anh đã lên đường đi tìm cách mạng, gia nhập Giải phóng quân, đi tìm những thằng Dục ác ôn để trả thù cho mẹ con Mai, cho lũ làng. Tnú đã chiến đấu dũng cảm, đã xung phong xuống hầm ngầm, dùng tay bóp chết tên chỉ huy, cũng là một thằng Dục khát máu. Anh nhớ làng, anh xin phép về thăm làng một đêm rồi anh lại ra đi chiến đấu!

Nguyễn Trung Thành, với khuynh hướng sử thi đã khấc họa Tnú mang bao phẩm chất anh hùng lẫm liệt. Tnú đi tiếp trong “Đất nước đứng lên”. Màu sắc núi rừng và hơi hướng Tây Nguyên như ánh hào quang tỏa chiếu dũng sĩ Tnú. Nhân vật bé Heng, đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ măng non của núi rừng Tây Nguyên, Heng là nhân vật rất phụ, nhưng thiếu nó bức tranh về vẻ đẹp truyền thống anh hùng của các thế hệ Tây Nguyên sẽ không hoàn chỉnh. Heng tuy tuổi còn ít nhưng đã có dáng vẻ của một tiểụ anh hùng, còn nhỏ nhưng em rất mong được như những anh chị du kích, anh giải phóng. Em hăng háị, háo hức, tha thiết được tham gia cách mạng. Chi tiết Heng cố gắng có được trang phục như một ngưừi lính thực thụ, sự thông thuộc từng hô' chông, các chiến điểm khi dần Tnú về làng, làm người đọc tin tưởng lớn lên, lớp măng non này sẽ xứng đáng với cha ông chúng.

Thế hệ trẻ Tây Nguyên là thế hệ nhiệt thành yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, hăng hái nhận nhiệm vụ, gan góc, trung thành, chiến đâ'u hết mình không sợ hi sinh gian khổ, được sự tín nhiệm của thế hệ cha ông và toàn thể dân làng. Tuy thế hệ trẻ có nhược điểm là thiếu kinh nghiệm trong đấu tranh với kẻ thù, nhưng qua Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành vẫn khẳng định họ à lực lượng nòng cốt của cách mạng.

Đọc “Rừng xà nu” những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai... tạo nên ấn tượng sâu sắc nơi độc giả. Nổi bật hình ảnh cây xà nu được lặp đi lặp lại gần hai mươi lần một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này. Hình tượng ấy đã tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi và lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô-man bất khuất, kiên cường.

Rừng xà nu trong truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành không thuần tuý là rừng cây đặc trưng của làng Xô Man trên dải Trường Sơn hùng vĩ. Đó còn là hình tượng ẩn dụ về chính con người ở nơi khắc nghiệt của cuộc chiến tranh chông quân xâm lược. Bao con người trong những năm tháng gian lao ấy vẫn còn sống, ngoan cường, bền bỉ và kiêu hãnh. Cho đù cuộc chiến tranh khốc liệt kia đã đi qua, nhưng hình tượng nghệ thuật đó vẫn rất giàu sức sống, vẫn như một lời nhắc nhớ về những phẩm giá tốt đẹp của con người.

Viết bình luận