Phân tích vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Trong lí luận văn học, người ta thường quan niệm, nhân vật trữ tình là hình tượng văn học trực tiếp thổ lộ những cảm xúc, tình cảm, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, ngôn ngữ, hành động, ...cụ thể, chi tiết như nhân vật tự sự. Trong một bài thơ trữ tình, nhân vật trữ tình có thể là chính tác giả, cũng có thể là nhà thơ hóa thân vào nhân vật khác tạo thành nhàn vãt trữ tình nhập với. Ở bài Xuất dương lưu biệt, nhân vật trữ tình chính là nhà thơ - nhà chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Bởi vậy. nói đến vẻ đẹp của nhân vật trữ tình ở bài thơ này cũng tức là nói đến vẻ đẹp tâm hồn của tác giả

Lập thân tối hạ thị văn chương

Sinh thời, Phan Bội Châu rất tâm đắc câu thơ của Viên Mai (Trung Quốc):

Mỗi phạn bát vong duy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương.

Có thể tạm dịch là:

Mỗi bữa không quên ghi sử sách,

Lập thân hèn nhất ấy văn chương.

Như thế cũng có nghĩa là Phan Bội Châu không muốn lấy văn chương làm lẽ sống. Nhưng do yêu cầu của cách mạng, trong hơn nửa thế kỷ cấm bút, ông đã sử dụng cà chữ Hán lẫn chữ Nôm. sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ, gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sách, bằng nhiêu thể loại khác nhau. Trong đó, bài thơ Xuất dương lưu biệt là một trong những tác phấm tiêu biểu. Vẻ đẹp của bài thơ này trước hết là vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình - tác giả.

Thơ Phan Bội Châu phản ánh cuộc đời cách mạng của nhà chí sĩ lúc lạc quan đắc ý, lúc thất bại đau buồn. Bởi vậy, khi phân tích thơ văn của ông không thể không tìm hiểu kỹ hoàn cảnh ra đời của mỗi tác phẩm. Nói ở phạm vi hẹp hơn, ta chỉ có thể hiểu được vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài Xuất dương lưu biệt nếu hiếu được kĩ lưỡng hoàn cành ra đời của bài thơ này.
Vào cuối thế kỷ XIX, sau cái chết oanh liệt của Cao Thắng và của Phan Đình Phùng, phong trào Cần Vương đã thất bại. Dẫu trên rừng Yên Thế (thuộc địa phận tình Bắc Giang) vần còn đì đoàng tiếng sung của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, nhưng thực chất, giặc đã làm chủ tình thế. Dần dần, chúng đặt ách đô hộ lên cả ba kì Đất nước ta lúc này thật là tăm tối. Câu chuyện "Bình Tây phục quốc” tưởng chỉ là một mớ ký ức tê tái” (Đặng Thai Mai) của người Việt Nam. Nhưng rồi, nhờ truyền thống quật cường của dân tộc, nhờ ánh hưởng của "tân thư” từ nước ngoài..., đến những năm đầu thế kỷ XX, cả một lớp nhà tho đây nhiệt huvết đã thức tỉnh với những phong trào: Duy tân. Đông du, Đông kinh nghĩa thục, chống thuế ở Trung kì. Họ tập hợp nhau lai bắt liên lạc với những lực lượng chống Pháp ở trong nước. Nhiều cậu học sinh cắt nghiến búi tóc trên đầu. quyết tâm đoạn tuyệt với lối học cử tử để đi tìm lí tưởng mới. Ho thoát li gia đinh và xuất dương, đi Tàu, đi Nhật…, đi Xiêm - "tất cá chí hướng của thế hệ trí thức yêu nước đã nhằm vào một mục tiêu vĩ đại: "Khôi phục nước nhà (Đặng Thái Mai). Trong bối cảnh ấy, năm 1905, Phan Bội Châu cùng với Tiểu La Nguyễn Thành lập tổ chức Duy Tân hội. Sau đó, theo chủ trương của hội. Phan Bội Châu chia tay bè bạn sang Trung Qưốc vã Nhật Bản. tranh thủ sự giúp đỡ của những nước nàỳ đối với phong trào cách mạng Việt Nam.

Trước khi lên đường, vào lúc chia tay, Phan Bội Châu đã sáng tác bài Xuất dương lưu biệt (có nghĩa là: Đề lại lúc từ biệt ra nước ngoài), bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú Đuờng luật. Bài thơ này đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch cùa Tôn Quang Phiệt in ở sách giáo khoa là bản dịch khá thành công, tuy có một vài chỗ chưa lột tà hết. tình thần nguyên tác.

Bài Xuất dương lưu biệt thể hiện rõ tư thế hào hùng, sự quyết tám cao độ và những ý tường mới mẻ của nhân vật trữ tình - nhà cách mạng Phan Bội Châu buổi đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình trực tiếp thể hiện một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao. Là đấng nam nhi sinh ra ở đời thì phải làm được những việc lớn lao phi thường (Điều lạ), phải chủ động xoay chuyển đất trời, không thể để cho trời đất tự chuyển vần (“Há để trời đất tự chuyển vần lấy sao”). Ý tưởng táo bạo này có lần đã được họ Phan nhắc đến với thái độ đầy lạc quan trong bài Chơi xuân:

Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,

Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.

Đúng là làm trai, khát vọng làm được những việc to lớn vốn được Phan Bội Châu tâm niệm từ rất sớm. Sau này, ông đã kể lại trong một tác phẩm tự thuật: "Từ lúc bé đọc sách hiểu được ít nhiều nghĩa lí vẫn không thiết gì sống theo thói thường như người xung quanh" (Phan Bội Châu niên biểu). Nhưng cũng phải đến những năm đầu của thế kỷ XX, khi họ Phan có điều kiện xuất dương cứu nước, khát vong làm trai trong con người này mới được thể hiện đầy đủ. Thực ra, từ xa xưa, chi làm trai đã thường được nói đến trong văn học. Phạm Ngũ Lão - một viên tướng lừng danh thời Trần đã từng đánh đông dẹp bắc, vẫn thấy chưa trả xong "món nợ" của kẻ làm trai và cảm thấy thẹn thùng khi nghe chiến tích của Không Minh Gia Cát Lượng:

Công danh nam từ còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hàu.

(Thuật hoài)

Mỗi phạn bát vong duy trúc bạch

Trong buổi "giã nhà" cùng ba quân ra chiến trường, hình tượng người chinh phu trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn dường như đẹp hơn, hùng dũng hơn:

Chi làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Và Nguyễn Công Trứ cũng đã không chỉ một lần tâm niệm:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì vói núi sông.

(Đi thi tự vịnh)

"Chí làm trai" là tư tưởng rất đáng trân trọng, là sức mạnh tình thần giúp cho nhiều người lập nên những công tích vang dội, có ích cho đất nước, cho xã hội. Đối với Phan Bội Châu, thực hiện chí nam nhi chính là chủ động tiến hành sự nghiệp cứu nước. Trong hoàn cánh ra đời của bài thơ như đã trình bày ở trên, việc khẳng định chí nam nhi càng có ý nghĩa cao cả.

Đến hai câu thực, ý tưởng của nhân vật trữ tình được triển khai rõ hơn: "Giữa khoảng trăm năm này cần phải có ta chứ, chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?". Người xưa quan niệm một kiếp người là 100 tuổi. Do đó, "giữa khoảng trăm năm" có nghĩa là cuộc sống một cá nhân trong thực tại. Còn ngàn năm sau là nói đến lịch sử, nổi đến tương lai. Câu đầu của phần thực, người dịch chuyển chữ ta thành chữ tớ. Tớ nói được cái hãm hở, lạc quan, trẻ trung, nhưng lại làm mất đi sự trịnh trọng đường hoàng không thật phù hợp với nội dung của đoạn thơ: long trọng tuyên bố về một lẽ sống, một tư thế vào đời của đáng tu mi nam tử. Hơn nữa, câu thơ dịch thanh thoát đọc êm tai, nhưng lại làm mất đi âm điệu chắc nịch, nói như "đinh đóng cột" của tác giả. Hai câu thơ trên thoạt xem dường như có chút ngông nghênh tự phụ, thực ra là sự bộc lộ ý thức sâu sắc về cái "tôi" cả nhân tích cực (« ai », "tôi”) này chẳng những khẳng định trách nhiệm đối với hiện lại, tức là đối với vận mệnh Hôm nay của đất nước, ma còn khẳng định nghĩa vụ đối với lịch sử muốn đời. Thật lã tư thế cua con người có chi khi lớn, muốn vươn tới đỉnh cao cùa lịch sử. Phóng tâm mắt tới nghìn đời sau tư thế ấy càng được khẳng định hiên ngang hơn nữa ở hai câu luận:

Non sông đã chết, sống chỉ nhục

Hỉền thánh đã vắng thì đọc sách cũng ngu thôi.

Ở con người này. sổ phận gắn làm một với số phận đất nước, sống chết cùng non sông, vinh nhục cùng Tổ quốc. Ở con người này dường như không có chút băn khoăn về quan hệ cá nhân, quan hệ đời tư. Mót tư thế sử thi hùng vĩ biết bao!

Ở dây, nhân vật trữ tình tuy nói về mình nhưng cũng là nói cho cả một. thế hệ, cả một dân tộc đang chuyển mình theo một lý tưởng cứu nước mới, phù hợp với thời đai mới. Hiền thánh đã chết, kinh sử mất thiêng, nhà thơ dứt khoát hướng thẳng về tương lai. đầy lạc quan tin tường. Bài nơ kết bằng hai câu tuvệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn.

Muốn vượt biển Dông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Dùng là con đại bàng cất cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại. Hình ảnh thơ nếu hiểu đúng như nguyên tắc còn lãng mạn và hào hung hơn nữa:

Thiên trùng bạch lãng nhất tẻ phi

(Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên)

Xuất dương lưu biệt là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách Phan Bội Châu ở giai đoạn đầu của cuộc đời cách mạng, khi ông xuất dương ra đi cứu nước theo đường lối cách mạng mới mà ông xiết bao tin tưởng. Bài thơ mang khẩu khí của bậc trượng phu đội trời đạp đất. Cải hay của bài thơ xuất phát từ vẻ đẹp của nhân vật trữ tình với khát vọng làm nên sự nghiệp lớn lao, với khí thế hăm hở và "một dự cảm mới mẻ" (Nguyễn Huệ Chí) Bởi vậy, bài thơ có giá trị khích lệ, động viên, tuyên truyền cách mạng mạnh mẽ, nhất là đối với thế hệ thanh niên yêu nước hồi đầu thế kỷ này

Viết bình luận