Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Mai An Tiêm trong tác phẩm “Sự tích dưa hấu”

DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG

A. MỞ ĐỀ:

- Lí do Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang.

- Suy nghĩ và cách sống của An Tiêm.

B. THÂN BÀI:

- Mai An Tiêm bắt đầu một cuộc sống với hai bàn tay trắng.

- Bằng ý chí và nghị lực, hai vợ chồng An Tiêm dần dần ổn định cuộc sống.

- Sự xuất hiện của hạt giống quí và suy nghĩ của An Tiêm về nó.

- Với mồ hôi, nước mắt và những hi vọng của gia đình Mai An tiêm đặt vào giống dưa quí, nó đã không phụ lòng người chăm sóc.

- Kết quả cuối cùng An Tiêm đã đạt được, cũng như câu nói của chàng: “Do hai bàn tay mình làm ra”.

C. KẾT LUẬN:

Mai An Tiêm là một hình ảnh đẹp trong văn học dân gian.

BÀI LÀM

Mai An Tiêm là con nuôi của vua Hùng Vương thứ mười bảy. Chỉ vì một câu nói thẳng thắn của chàng lọt tới tai nhà vua mà cả gia đình chàng bị đày ra đảo hoang. Sống sao đây với những ngày trên đảo hoang xa lạ? Nhưng không hề gì - An Tiệm tự nhủ - Ta còn bàn tay, còn khối óc, ta sẽ sống được.

Mai An Tiêm bắt đầu một cuộc sống với hai bàn tay trắng

Thế là gia đình An Tiêm bắt đầu cuộc sống mới trên đảo hoang với một chiếc nồi con, một thanh gươm cùn và thức ăn dùng cho vài ngày. An Tiêm bắt đầu công việc đầu tiên, đó là cắp gươm đi thăm dò đảo. Hòn đảo thật hoang vu chỉ có ít cây cỏ lơ thơ và mấy loài chim biển. Màn đêm buông xuống, An Tiêm dắt vợ con vào hốc đá nghỉ tạm. Cuộc sống của bốn người vô cùng lao đao, vất vả. Tuy vậy An Tiêm vẫn không nản lòng mà phân công các việc cho gia đình: nàng Ba mò con ngao, cái hến. An Tiêm trồng rau dại và săn bắn... An Tiêm thật là một con người đẹp. Đẹp về nhân cách lẫn tâm hồn. Theo em thì gian lao thử sức, người có lòng tin còn dời nổi cả núi, tát biển Đông cũng cạn. Và cứ thế, cuộc sống của gia đình An Tiêm ngày càng ổn định.

Những hi vọng của gia đình Mai An tiêm đặt vào giống dưa quí

“Quác! Quác!” Đó là tiếng kêu của con chim biển. Phải chăng tiếng kêu ấy chẳng những giúp An Tiêm tìm ra giống dưa quý mà còn giúp cho gia đình chàng có một cuộc sống khá hơn. Chim bay đi bỏ lại một miếng mồi đo đỏ. An Tiêm cầm lên, miệng lẩm nhẩm bảo rằng: “Chim ăn được có lẽ người cũng ăn được”. Nói rồi, An Tiêm đưa lên miệng ăn thử. Ăn xong, chàng thấy người khỏe khoắn, mát ruột lại đỡ đói, nên chàng đem hạt giống về giao trồng, bao nhiêu mồ hôi, nước mất, ngay cả tấm lòng thành và niềm hi vọng của gia đình An Tiêm đều đặt hết vào giống dưa quí. Nàng Ba giúp chàng chăm sóc giống dưa ấy. Với người thường, giống dưa lại chẳng lạ gì cả, nhưng đối với gia đình An Tiêm thì nó bỗng lớn lao lạ thường. Nó không phụ lòng người chăm sóc. Giống dưa bò lan khắp mặt đất, kết hoa, tạo quả, quả to dần, vỏ mỏng dần đi.

Với lòng tin và hy vọng vào giống dưa, An Tiêm đã thàng công. An Tiêm trên đất liền tự tin và lạc quan như thế nào thì An Tiêm trên đảo hoang cũng tự tin, lạc quan như thế. Cứ mỗi lần An Tiêm trẩy dưa là chàng lại chọn những quả ngon nhất mà thả xuống biển cho trôi vào đất liền. Phải chăng tại chàng muốn nối nhịp cầu giữa đảo hoang và đất liền? Đó là phép tiên phù hộ cho gia đình An Tiêm? Không đâu, đó chính là sự thật, thực tế. Cuộc sống của gia đình An Tiêm đã ổn định. Chiếc hốc đá biến thành căn nhà lá xinh xinh. Những thành quả đó là do An Tiêm trồng. Vua ngẫm nghĩ, thấy mình sai, bèn cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. Chàng đã tự cứu mình và cứu gia đình.

An Tiêm quả là một con người có lòng tin, có tinh thần tự lực cách sinh. Chàng đã gieo vào tâm trí em hình ảnh một con người có phẩm chất và nhân cách cao đẹp. Gian lao không sợ, thử thách không sờn, chàng là hình ảnh văn hóa dân gian tuyệt đẹp...!

Viết bình luận