Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) khi đọc đoạn văn miêu tả thác nước và “thạch trận" mà ông lái đò sông Đà phải vượt qua trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Sinh thời, Nguyễn Tuân rất ham mê “xê dịch” bởi theo ông, “xê dịch” đã giúp ông thay đổi thực đơn cho giác quan. Vì vậy, những gì gắn với sông, nước, thuyền, bè hoặc đường xá, cầu công thường có cảm hứng mãnh liệt đối với ông. Nét tài hoa của Nguyễn Tuân là ở chỗ ông coi nghệ thuật đặc biệt có cảm hứng trước những gì thật dữ dội, phi thường, hoặc thật thơ mộng, tình tứ. Và có lẽ vì thế, đoạn văn miêu tả thác nước, “thạch trận” mà ông lái đò phải vượt qua trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Tuân như một bằng chứng thuyết phục về phong cách độc đáo của nhà văn tài hoa này.

phong cách độc đáo của nhà văn tài hoa

Không phải ngẫu nhiên khi miêu tả về “Người lái đò sông Đà” - ông lái đò Lai Châu - Nguyễn Tuân lại tập trung miêu tả một số chi tiết ngoại hình: “Tay ông lêu nghêu như cái xào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại kẹp lấy một cái cuồng lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong đợi một cái bến xa nào đó trong sương mù”. Cái nghề nghiệp trên sông nước cũng đã tạo nên ông đặc điểm rất riêng từ dáng vẻ đến cái giọng “ăn sóng nói gió” mạnh mẽ, dữ dội, át cả tiếng thác nước sông Đà cùng với “cài đầu quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao, to và gọn quánh như chất sừng chất mun”, vẻ đẹp của người lao động được tôi luyện, thử thách có thể chiến thắng được thiên nhiên hung bạo là một chi tiết tưởng như rất tự nhiên nhưng thực ra nó thể hiện sự quan sát tinh tế như những lời ngợi ca bất tuyệt dành cho ông đò: “Ngực, vú, bả vai người lái đò chống xào vượt thác hay bầm lên một khoanh củ nâu... Cái đồng tiền tụ máu cũng là hình ảnh quý giá củ một thứ huân chương lao động siêu hạng.tặng cho người lái đò”.

Chở đò là một nghệ thuật cao cường đòi hỏi sự thông minh, khôn khéo và trí dũng, tài ba. ở đây, ông đò hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Tuân là một nghệ sỹ trong nghệ thuật leo ghềnh, vượt thác, với “tay lái ra hoa”. Để làm nổi bật tài nghệ ấy ở ông đò, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác: ông đò là người cầm lái chỉ huy sầu bơi chèo để chiến thắng được thác nước và đá ngầm mà sông Đà bày thạch trận trên sông như một trận đò bát quái giăng ra hết lớp này đến lớp khác. Ông đò đã bình tĩnh, thông minh, khôn khéo, cái bản lĩnh của một viên chiến tướng bởi chỉ cần một phút mất bình tĩnh, lóa mắt, lỡ tay là phải trả giá bằng sinh mạng của cả nhà đò. Tài nghệ của ông được bộc lộ trong cuộc vượt thác phá ba trùng vi thạch trận mà với vóon hiểu biết phong phú, vốn từ ngữ chính xác, sắc sảo về quân sự và võ thuật, Nguyễn Tuân đã thể hiện một cuộc quyết đấu thật sinh động.

Ở vi thạch trận thứ nhất, sông Đà mở ra cửa trận, có bốn cửa tử và một cửa sinh nằm “lập lờ phía tả ngạn”. Sóng nước có cái hung hăng của kẻ bắt đầu xung trận: “sóng nước như thể quân liều mạng... mà đá trái, mà thúc gốì vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên”. Thậm chí nó còn nham hiểm, thủ đoạn “đánh đến miếng đòn độc hiểm nhất hòng tiêu diệt đối phương ngay tại trận”. Nhưng ông đò cố nén vết thương, mặt “méo bệch đi”. Chỉ cần một từ ghép “méo bệch” mà Nguyễn Tuân đã thể hiện được hai tâm trạng của ông đò. Đó là nỗi đau đớn ghê gớm làm biến dạng khuôn mặt người méo xệch và sóng nước đang tung thẳng vào người làm nhợt nhạt cả sắc mặt người khiến khuôn mặt trầng bệch ra. Dầu như thế, ông đò vẫn tỉnh táo chỉ huy “sáu bơi chèo” để phá tan cái trùng vi thạch trận thứ nhất.

Ớ trùng vi thạch trận thứ hai, sông Đà vởi bản chất ngoan cố và xảo quyệt đã đổi luôn chiến thuật. Nó “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào và cửa sinh bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn... Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”. Cái “hồng hộc” của kẻ say máu đang quyết đấu một phen nhưng nó lại gặp phải một đối thủ không vừa. ông đò với bản lĩnh của con người không chịu khuất phục, cùa một vị tướng quyết đấu đến cùng đã “cưỡi lên thác sông Đà... nắm chặt lấy được cái bờm sóng... đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Trước sức chiến đấu dũng mãnh, phi thường của ông đò thì “cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Hình tượng tấng đá lớn, rêu phủ xanh dưới ngòi bút Nguyền Tuân lại trở thành một sinh thể có hồn với vẻ mặt xanh lì - mặt cắt không còn hột máu - với nỗi sợ hãi khủng khiếp vì không ngờ gặp phải đốì thú đáng ghờm như thế. Và trùng vi thạch trận thứ hai đã được ông đò phá xong.

trùng vi thạch trận thứ ba, hình ảnh của một con thú giãy chết lại được thể hiện khi con sông Đà: bên phải, bên trái đều là luồng chết còn luồng sông lại ở ngay chính giữa để quyết tiêu diệt đốì phương. Thác nước ầm ầm, hơi nước mù mịt nhưng ông đò vẫn nhận ra được chiến thuật của sông Đà, ông đổi ngay cách đánh, cứ phóng thuyền “vút, vút...” như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước... thế là hết thác.

Không biết đốn bao giờ tôi mới thôi ngạc nhiên và thích thú trước hình ảnh không hiểu làm sao mà Nguyễn Tuân có thể nghĩ ra về sự “tiu ngỉu cái mặt xanh lè thất vọng” của thằng đá tướng khi bị cái thuyền đánh trúng cửa sinh, đề sấn lên, chặt đôi sóng ra để mở đường tiến qua ải nước. Nhưng để lại dấu â'n rõ nét hơn cả trong tôi lại là những câu văn về dòng sông khi vừa hết thác: “vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”. Nhà văn đã mượn cho kí ức con người vẻ đẹp thênh thang của bờ cát bên sông. Và những người lái thuyền trong đêm ấy đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và chỉ toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh... Nhà văn làm cho ta thấy họ còn lớn hơn bậc nữa vì họ hồn nhiên quên đi cái lớn của mình. Hay nói đúng hơn họ không hề cho là lớn lao, cái mà chúng ta thây rõ ràng rằng vĩ đại.

Quả là đúng nếu cho rằng thiên nhiên chính là kẻ tôn vinh số một giá trị của con người. Thật thế, người lái đò sông Đà kia sẽ là ai nếu con thuyền của ông không phải vật lộn với “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông Đà”? Có thể người ấy sẽ mang một vẻ đẹp nào đó của một loại ông ngư, ông chài, ông lái... nhưng sẽ không thể trở thành đối tượng của một khúc hùng ca. Trái lại, chính cái hùng vĩ của sóng, của thác nước sông Đà sẽ đưa con người dám đương đầu và chiến thắng thần đá, thần sông lên hàng oai linh tối thượng.

sông Đà mở ra cửa trận

Người xưa vẫn coi “cưỡi cơn gió mạnh, đạp đầu sóng dữ” là biểu trưng cho một lí tưởng anh hùng. Ông lái đò, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng chính là con người cưỡi gió, đạp sóng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhà vãn đã dụng công diễn tả cuộc chiến giữa ông lái đò với dòng sông theo hướng: thoạt đầu tưởng như hai bên rất không cân sức. Nào là quanh con người đơn độc, “mặt nước hò la'vang dậy..., ùa vào mà bẻ gãy cán chèo”. Nào là “sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”, để đội thuyền lên, để lật ngửa mình thuyền giữa vang trời thác réo. Các luồng sóng thì thi nhau “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm” vào chỗ dễ tổn thương nhất của con người... Sẽ tôn khá giấy mực nếu muôn kể hết ra đây tất cả cái khôi lượng hùng hậu các từ ngữ mà Nguyễn Tuân đã chở về từ bên nhà võ mà hào phóng vóc tung ra trên các trang văn. Vậy mà đốì địch lại, ông đò có những gì? Một chiếc thuyền mỏng manh, trên đó, con người thật nhỏ bé biết bao giữa luồng thác đang giận dữ, hai tay ghì níu lấy mái chèo, đôi chân kẹp chặt vào cuống lái, mặt “méo bệch” hẳn đi do “cố nén vết thương”. Thế nhưng, ba lớp trùng vi thạch trận đầy cửa tử đã không ăn chết được một con thuyền đơn độc hết chỗ lùi. Các dũng tướng phá trận ngày xưa, nếu vào đúng cửa sinh và đánh thô’c ra đúng cửa sinh là đối phương tan tành thế trận, ông đò của Nguyền Tuân cũng thế. Nhà văn như muốn, qua trường hợp ông đò, cùng chúng ta nghiền ngẫm điều triết lí: giữa cái thế giới cúa độc dữ và nham hiểm, cái thế giới đấy sức mạnh man dại và lập lờ cạm bẫy, con người vẫn đủ khả năng -tìm thấy luồng sinh. Người lái đò của Nguyễn Tuân không có phép màu để so sánh với sức lực của Thủy Tinh nhưng ông “đã năm chắc binh pháp của thần sông thần đá”. Và cái kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh đã khiến ông đò dù trong tay chỉ có cây chèo vẫn có thế phá thành, vượt ải như một chiến tướng bách thắng trong sự nghiệp đấu tranh chông lại thiên nhiên khắc nghiệt.

Một cảm hứng hào hùng đã khiến ngòi bút Nguyễn Tuân miêu tả cuộc vượt thác sông Đà vẫn diễn ra thường nhật thành một trận đánh biến ảo, hấp dẫn, một khúc hát ca ngợi chiến công của một bậc anh hùng, có quá lớn, có đáng ngạc nhiên chăng, nhất là ờ một nhà văn vốn có tiếng là kiêu bạc? Là một nhà văn vốn cầu kì, tỉ mi, tường tận trong quan sát và miêu tả sự vật hiện tượng, con người vậy mà ở đâý Nguyễn Tuân chắng có một dòng nào nói về tên tuổi, gia cảnh của ông đò. Thủ pháp vô danh hóa đã giúp nhà văn khẳng định: ở một đất nước lắm sông nhiều suối, lắm thác nhiều ghềnh thì những người lái đò tài hoa, nghệ sĩ như ông đò trên sông Đà là phô biến, ỏng ca ngợi lao động, ca ngợi con người theo cách riêng của mình làm cho hai tiếng “Con Người” vang lên kiêu hãnh biết bao!

Với “Người lái đò sóng Đà”, Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện tài hoa ở thể loại tùy bút mà còn thể hiện nét mới trong phong cách nghệ thuật của ông: nhân vật tài hoa, nghệ sĩ không phải là những con người hiếm hoi, cô độc, lạc lõng giữa cuộc đời mà đó chính là nhân dân vô danh. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ có ở nơi chiến trường mà có ở ngay trong những người dân bình thường hằng ngày phái vật lộn với thiên nhiên hung dữ đế’ mưu sinh. Chính họ đã viết nên thiên anh hùng ca cúa cuộc sống.

Viết bình luận