S.Saplin đã nói rằng: Chỉ có những thằng ngốc và người chết là chẳng bao giờ thay đổi ý kiến. Anh (chị) hiểu câu nói trên như thế nào

1. Giải thích

- Câu nói đưa ra hai trường hợp {thằng ngốc và người chết) nhưng thực chất là nhấn mạnh vào “thằng ngốc” , nhắc tới “người chết” ở đây chỉ có ý làm tăng thêm ý nghĩa nhấn mạnh và châm biếm, bởi đã chết thì tất nhiên là chẳng bao giờ thay đôi ý kiến.

- Câu nói phê phán những người cố chấp, ngoan cố, quá tin tưởng vào những định kiến, những tư tưởng sai lầm hoặc đã trở nên lỗi thời, lạc hậu của mình.

—> Nói cách khác, đây là lời khuyên về sự cởi mở, linh hoạt trong tư tưởng, suy nghĩ.

2. Bàn luận

- Tại sao nên cởi mở, linh hoạt trong tư tưởng, suy nghĩ?

+ Bởi vì không có ai là người hoàn toàn nắm chân lí, bởi đã là người thì tât có sai lâm. Biêt sai và sửa sai đó mới là người khôn ngoan.

+ Hơn nữa, hoàn cảnh luôn thay đổi theo thời gian. Điều này là đúng hôm nay chưa chắc đã đúng vào ngày mai. Biết thời thế mới là anh hùng (Ngô Thì Nhậm vì không tự bó buộc vào hai chừ “ngu trung” với nhà Lê nên đã theo vua Quang Trung làm nên nghiệp lớn; sau Cách mạng tháng Tám. Bác Hồ vì vận mệnh dân tộc nên không phân biệt tôn giáo, tầng lớp, xuất thân, do đó đã huy động được sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân; Đảng ta chủ trương đôi mới toàn diện, xây dựng nền kinh tế thị trường thay cho nền kinh tế bao cấp đã trở nên lỗi thời lạc hậu...).

chỉ có người chết chẳng bao giờ thay đổi ý kiến

- Chính vì thế, chỉ có cởi mở, linh hoạt trong tư tưởng, con người mới có những hành động đúng đắn, phù hợp.

- Chẳng bao giờ thay đôi ỷ kiến, bảo thủ, cố chấp, con người sẽ tự xây nên một bức tường ngăn cách với mọi người, chìm đám trong trì trệ, lạc hậu, góp phần cản trở sự phát triển, đi lên của xã hội (Mặc cho những lời thình cầu cải cách của Nguyễn Trường Tộ. nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, ngăn cấm giao lưu với nước ngoài. Điều đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mất nước...).

- Tuy nhiên, sự cởi mở, linh hoạt trong tư tưởng không đồng nhất với sự ba phải, không có lập trường. Bởi có những tư tưởng vẫn cơ bản là đúng trong những hoàn cảnh cụ thể hoặc muôn đời (chân lí).

3. Phương hướng

- Nhất quán với mục đích sống, lí tưởng sống, lẽ sống cao đẹp, đúng đắn.

- Cần cời mở. linh hoạt trong tư tường tùy theo hoàn cảnh cụ thể.

Viết bình luận