Suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Việt Nam và con đường phát triển khoa học công nghệ

Tiến sĩ Nguyễn Quân, thứ trưởng Bộ KH&CN trong một lần trả lời phỏng vấn đã khẳng định: “Để có 10 năm tăng trưởng mạnh vừa qua, chúng ta đã cởi trói nông nghiệp bằng khoán 10, công nghiệp bằng luật doanh nghiệp, huy động tối đa tiềm lực lao động giản đơn. Muốn tiến xa hơn, chỉ còn cách phát triển khoa học công nghệ”. Vấn đề khoa học công nghệ và sự phát triển công nghệ của nước ta đang là vấn đề thu hút sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Phát triển Khoa học và Công nghệ là một con đường tất yếu

Con đường phát triển khoa học công nghệ đó là việc áp dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thời đại vào trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở nước ta, ngược dòng lịch sử, cách đây hai, ba mươi năm, khi mà nền nông nghiệp trong nước không còn đủ khả năng đảm bảo cung cấp cho nhu cầu về lương thực một cách tối thiểu, chúng ta phải nhập khẩu mỗi năm hàng triệu tấn lương thực đáp ứng những nhu cầu của người dân trong nước. Vậy mà cũng với những con người ấy, mảnh đất ấy, sau những chính sách mới, tiến bộ của nhà nước đã làm thay đổi cục diện nền sản xuất nông nghiệp của nước nhà. Từ chỗ không sản xuất đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước, nền nông nghiệp nước ta đã phát triển mạnh, không những đảm bảo đủ nhu cầu lương thực ngày càng tăng của đất nước mà còn xuất khẩu mỗi năm hàng triệu tấn lương thực. Điều gì đã làm nền những điều kỳ diệu này? Đó chính là lúc chúng ta đã có được một chính sách đúng đắn và thích hợp, kích thích được những yếu tố tiềm năng sẵn có của đất nước, chuyển hóa chúng thành nguồn lực để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, đất nước chúng ta rất mong muốn có được một nền Khoa học và Công nghệ phát triển mạnh, đảm bảo đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Điều này cũng quan trọng và cấp bách so với những yêu cầu về một nền sản xuất nông nghiệp có thể đáp ứng sản lượng lương thực cần thiết của chúng ta cách đây hai ba chục năm. Bởi nếu Khoa học và Công nghệ của chúng ta không phát triển sẽ dẫn tới đất nước mãi mãi tụt hậu, bị lệ thuộc về công nghệ và nghèo nàn hơn rất nhiều so với các quốc gia và các nền kinh tế khác.

Phát triển Khoa học và Công nghệ là một con đường tất yếu trong tiến trình phát triển và hội nhập của dân tộc ta. Tuy nhiên, đứng trên bình diện chung, phải thừa nhận một thực tế rằng: nền Khoa học và Công nghệ tuy có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu cấp bách của sự phát triển khoa học công nghệ nước nhà. Điều này thể hiện ở chỗ, trình độ và năng lực công nghệ của chúng ta cònmức thấp, phiến diện và chưa có sự phát triển theo chiều sâu. Từ những yếu tố này đưa đến một hệ quả tất yếu là sản phẩm của chúng ta rất kém về khả năng cạnh tranh không chỉ trên thị trường khu vực và thế giới mà ngay cả ở thị trường trong nước; môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề đo khai thác và sử dụng quá mức. Khoa học và Công nghệ được đặt lên là quốc sách hàng đầu nhưng thực tế mà nói vẫn chưa xứng đáng vổi vị trí làm động lực của nền kinh tế đó. Đội ngũ cán bộ đông nhưng chất lượng không cao, số các công trình có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội còn rất ít... Từ đây, chúng ta đặt ra vấn đề: Tại sao đã có những định hướng đầu tư phát triển nhưng Khoa học và Công nghệ vẫn chưa thực sự trở thành động lực phát triển xã hội, chưa thực sự đóng vai trò then chốt? Trước hết, đó là do điều kiện phát triển của đất nước còn nhiều hạn chế cộng thêm việc nó đòi hỏi phải là một quá trình đầu tư và tích lũy lâu dài nên đầu tư cho lĩnh vực này của nhà nước còn thấp. Mạng lưới quản lí Khoa học Công nghệ chưa đến cơ sở, việc phổ biến và áp dụng Khoa học Công nghệ ở cơ sở còn nhiều hạn chế thậm chí không có đủ điều kiện và năng lực để thực hiện. Từ những vấn đề trên đây đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách phù hợp nhằm tiếp tục phát triển và phát triển hơn nữa nền khoa học công nghệ nước nhà, khiến cho nó thực sự trở thành động lực phát triển xã hội. Những chính sách đầu tư cho Khoa học và Công nghệ trước đó đã khiến cho nền Khoa học và Công nghệ nước nhà có những bước tiến lớn, và có nhiều đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần làm cho Việt Nam từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, lạc hậu về kinh tế trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển vào loại nhanh nhất trên khu vực và trên thế giới, qua đó vị thế của Việt Nam được nâng lên trên trường quốc tế, áp đụng trong điều kiện và đòi hỏi hiện nay cần có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng và hội nhập của thế giới. Muốn cho nền Khoa học Công nghệ nước nhà phát triển thì chúng ta phải thay đổi và đổi mới những chính sách Khoa học và Công nghệ mà chúng ta đang thực hiện. Theo các nhà khoa học, phần cốt lõi của chính sách mới này là ngoài những chính sách ưu tiên để phát triển những ngành, những lính vực mang tính công cộng hay an ninh, quốc phòng cần tập trung cho việc phát triển Khoa học Công nghệ tại các doanh nghiệp. Qua đó, vô hình chung đã tạo nên những yếu tố đẩy mạnh sự phát triển của các viện, trường, trung tâm Khoa học và Công nghệ, dần dần hình thành thị trường Khoa học và Công nghệ, thị trường nhân lực Khoa học Công nghệ...

Những chính sách đầu tư cho Khoa học và Công nghệ

Như vậy, có thể thấy, con đường phát triển Khoa học và Công nghệ ở Việt Nam là một điều tất yếu mang tính cấp bách. Là thế hệ tương lai của đất nước, người sẽ bước đi trên con đường đó nay mai, mỗi chúng ta cần phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình để có thể không chỉ đáp ứng được những nhu cầu của quá trình phát triển mà còn góp phần vào việc thúc đẩy quá trình phát triển đó theo hướng mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Để làm được điều này, ngay từ bây giờ, cần phải cố gắng học tập thật tốt, chăm chỉ, linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu những tri thức mới. Mỗi người cần phải là một phần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong sự phất triển của đất nước.

Khoa học Công nghệ luôn là một nhu cầu, đòi hỏi cần thiết đối vối sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ cũng như sự đầu tư cho lĩnh vực khoa học như nước ta hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào hình ảnh của một nước Việt Nam công nghiệp giàu mạnh, sánh vai cùng với các nước phát triển trên thế giới.

Viết bình luận