Tài nguyên quý báu của người nghèo là bộ óc

“Ba anh thợ giày có thể địch lại được một Gia Cát Lượng ”, điều này có lôgic gì đây? Gia Cát Lượng là một nhân tài xuất chúng, còn thợ giày thì ở đâu chẳng có, làm sao hai cái đó so với nhau được. Nên có thể nói, hàng ngàn hàng vạn, thậm chí hết đời này tới đời khác người thợ giày cũng không thể so được với ông ta.

Bộ óc

Tư tưởng và trí tuệ không thể cân đong bằng các con số được. Cho dù thời cổ đại, một nhân tài khi gặp nạn, thực tế là ngay cả khi tới bước đường cùng thì dù bắt họ gánh nước, nuôi lợn, lưng có đau, gối có mỏi thật nhưng họ cũng nhanh chóng thích ứng được. Nhưng nếu một người kém cỏi mà đột nhiên được đề bạt vào Hàn lâm viện để múa may ngòi bút thì có thể cả đời chẳng viết nổi bài văn. Trí tuệ của con người cao hơn tất cả, kinh tế tri thức lâu nay đã có đất sống rồi!

Chẳng qua rất nhiều đồ dùng hàng ngày của chúng ta được làm bằng tay, nên giá trị của đôi tay đã được công nhận rất rộng rãi. Điều phải thừa nhận là, nếu một người đang phải sống trong cảnh áo không đủ mặc, cơm không đủ ăn thì chỉ một nửa anh thợ giày đã hơn nhiều một Gia Cát Lượng rồi vì anh ta có thể làm ra cơm, áo. Tư tưởng và trí tuệ chỉ được coi là tài sản tinh thần vô hình, mà không có hình thức lượng cụ thể hoá nào.

Chỉ khi văn minh công nghiệp phát triển đến giai đoạn chín muồi, mấy móc thay thế đôi tay, sự phong phú của hàng hoá đã làm cho ngoài khâu sản xuất ra còn có rất nhiều không gian để có thể thu được lợi nhuận, giá trị kinh tế của trí óc lúc này mới được rất nhiều người nhận thức tới.

Quý báu

Đó chính là tiền đề do thời đại thông tin tạo ra. Thông tin là một sản phẩm tạo ra bởi sự kết hợp giữa hình thức vật chất và nội dung tinh thần, mà khi thông tin trở thành một sản nghiệp trong xã hội loài người thì tư tưởng và trí tuệ cũng sẽ tìm ra được con đường vật chất hoá.

Trước kia luôn nói tư tưởng là một thứ tài sản tinh thần quý báu. Thực ra, trong thời đại của chúng ta, tư tưởng không chỉ là tài sản tinh thần mà còn là một tài sản hữu hình được vật chất hoá, rất nhiều khi có thể ra giá chào bán.

Một tư tưởng có thể sinh ra một sản nghiệp, cũng có thể làm cho một hoạt động kinh doanh sinh ra những thay đổi từ xưa tới nay chưa hề có.

Tài nguyên quý giá nhất của người nghèo là gì? Nó không phải là một chút tiền gửi nhỏ nhoi có hạn, cũng không phải là một cơ thể cường tráng mà chính là bộ não!.

Viết bình luận