Thành công của Xuân Diệu trong việc sử dụng hình ảnh và nhịp điệu ở các bài thơ Vội vàng, Đây mùa thu tới, Thơ duyên

“Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Khi dành tặng cho Xuân Diệu lời khen như một lời ca ngợi ấy, Hoài Thanh có lẽ đã nghĩ đến những hình ảnh thơ vô cùng mới mẻ, độc đáo, xuân tình xuân sắc vá nhịp điệu thơ phá cách hài hòa với nội dung tư tưởng trong thơ của Xuân Diệu. Thành công của Xuân Diệu trong việc sử dụng hình ảnh, nhịp điệu ở các bài thơ “Vộì vàng”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên” chẳng những minh chứng lời nhận xét - lời khen sắc sảo của Hoài Thanh mà còn góp phần khẳng định tài năng thơ Xuân Diệu.

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Phải nói trước rằng cả ba tuyệt phẩm xinh xắn trên đều nằm trong tập “Thơ thơ” - tập thơ đầu tay của Xuân Diệu đầu năm 1938. Người thanh niên tuổi hai mươi. (“Không phải là hai mươi tuổi” - lưu ý của Hoài Thanh) đã thổi vào thơ cái “rạo rực băn khoăn” đầy sức sống của tuổi trẻ.

Bước vào thế giới hình ảnh thơ Xuân Diệu là bước vào thế giới của cảm xúc, cảm giác tinh tế, của hoa thơm cỏ lạ xuân tình xuân sắc, của hòa hợp lứa đôi... và của những gì mới mẻ táo bạo nhất trong thơ ca đương thời.

Nhắc đến “Vội vàng” là nhắc đến những hình ảnh thơ tràn đầy sức sống, căng đầy khát vọng tình yêu hạnh phúc. “Vội vàng” là vội vàng sống, vội vàng tận hưởng niềm say mê hạnh phúc ở đời kẻo bỏ qua, phí hoài những tháng năm xuân sắc.Vẽ ra hình ảnh thiên nhiên mùa xuân, nhà thơ ngợi ca cuộc sống, nhắc nhở mỗi người hãy biết trân trọng nâng niu từng giây từng phút cuộc đời.

Cuộc sống ấy có gì vậy? Có “ong bướm này đây tuần tháng mật” có “hoa của đồng nội xanh rì” có “yến anh” của “khúc tình si”. Tất cả đều là những hình ảnh thơ rạo rực xuân tình. Ong bướm gợi tình yêu gái trai, hoa và chim cũng gợi tình đôi lứa. Đã vậy, đó còn là ong bướm, hoa chim đang độ say sưa nhất của tình yêu “tuần tháng mật”. Giây phút khoảnh khắc ấy đầy mê say, có con người nào không khát khao tận hưởng mãi?

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ quá. Phải làm sao để cảm lấy, đón lấy cho đủ đầy. Thế nên Xuân Diệu mởi uống cả cuộc đời bằng mọi giác quan mình có. Hình ảnh thơ đó sống động đến vô cùng. “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”. Chỉ một hình ảnh của cuộc sống thi nhân đón nhận đến mấy lần kia đấy. “Tháng giêng” là một thời điểm trong năm nhưng đó không phải thời điểm bình thường. “Tháng giêng” là tháng đầu tiên của mùa xuân rạo rực mê say, lấ tháng đầu tiên của một năm khát sống. Thế nên tháng giêng được Xuân Diệu khao khát đến vô ngần. Thi nhân nếm thử vị tháng giêng để hưởng cái “ngon”, thi nhân kề môi say sưa để đê mê với sự dịu ngọt như “một cặp môi gần”. Đem cái trừu tượng ví với một điều cụ thể, lấy tháng năm để so với đôi môi người thiếu nữ, còn gì táo bạo mới mẻ hơn thế? Vẫn đẹp, vẫn đượm hương tình yêu ngây ngất nhưng khi sợ thời gian qua mau, lo cuộc đời đang chóng tắt, thi nhân lo muốn “ôm” “riết” “say” tất cả những hình ảnh xinh đẹp của cuộc đời. Hình ảnh thơ khi ấy rất động và đạt đến độ viên mãn. Phải là “mây đưa” “gió lượn” mới sống động. Là cỏ là cây nhưng phải là cô cây đầy “mùi thơm” “ánh sáng” và “thanh sắc”. Hình ảnh thơ như bị cuốn theo cái “vội vàng” rất xuân rất trẻ của chàng trai tuổi hai mươi tham lam này.

Cũng cần khẳng định thêm điều nữa, ở cả ba bài thơ này của Xuân Diệu, không thể chê hình ảnh thơ không đẹp, không trẻ. Chỉ có điều ở mỗi bài mỗi vẻ mà thôi, ở “Vội vàng” chúng cũng vội vàng rạo rực. Nhưng trong “Đây mùa thu tới” lại có nét gì buồn ngơ ngẩn, thê lương.

Tả mùa thu thi nhân lấy liễu làm biểu tượng đã là buồn là lạ “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”. Bởi liễu vốn là biểu tượng của mùa xuân cơ, liễu xanh tươi như người con gái dịu dàng tha thướt. Lấy liễu tả thu, Xuân Diệu còn để liễu như người thiếu nữ chịu tang thì nỗi buồn càng quá lắm. “Lệ ngàn hàng” còn như nỗi buồn ngàn trùng tiếp nối.

Hình ảnh “áo mơ phai” cũng gây nhiều tranh cãi. Là màu vàng phai hay màu giấc mơ tàn phai? Mỗi cách hiểu lại có cái hay riêng, đành để thơ ca thản nhiên làm khó người đọc bởi sự trừu tượng, đa nghĩa của nó.

Tinh tế và gợi cảm, những câu thơ như “Những luồng run rẩy rung rinh lá/ Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh” gieo vào lòng người những ấn tượng không thể nào quên. Đặt cho gió thu cái tên “run rẩy” - “luồng run rẩy” (luồng gió) tức là đang nhắc đến bản chất của gió thu (se lạnh). Câu thơ đặt bốn phụ âm “r” liên tiếp “run rẩy rung rinh” khiến ta có cảm giác cả chiếc lá, cả con người ta cũng như đang run lên vì cái se lạnh kỳ lạ kia. Đặc biệt hình ảnh “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh” thì như có mà như không. Có bởi sự hiện hữu của một cành cây như thế. Không vì cái mỏng manh bé nhỏ vô thường “nhánh” “khô“ “gầy” “xương” “mỏng manh”.

Cảnh vật đã gợi buồn, gợi đơn chiếc, hình ảnh thiếu nữ mùa thu càng hoàn thiện nét xa xăm, cô độc của bức tranh.

“ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”.

ở “Thơ duyên”, đúng như tựa đề bài thơ, cảnh vật và con người có sự giao hòa rất “duyên”. Hình ảnh thơ chẳng khi nào lẻ loi, luôn luôn có đôi có lứa, dựa vào nhau, ngả vào nhau, giao hòa với nhau tạo nên “Thơ duyên” rất tình tứ: chiều mộng và nhánh duyên, cây me và chim (cặp chim nữa!), trời xanh và lá... Anh và em!

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”

“Em bước điềm nhiên không vướng chân A

nh đi lững đững chẫng theo gần”

Nhắc đến nét “duyên” của cảnh không thể bỏ qua hình ảnh “Con cò trên ruộng cánh phân vân”. Có thể nói, chỉ riêng câu thơ này của Xuân Diệu đã tạo ra nhiều đột phá trong thơ. Không thể diễn tả chính xác cái chấp chới “phân vân” của cánh cò, chỉ biết thi nhân đã thổi hồn vào đó với tất cả niềm rung cảm, đồng điệu với thiên nhiên.

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Cùng với những hình ảnh thơ mới mẻ, tinh tế, gợi cảm, nhịp điệu thơ cũng góp phần tạo nên thành công của mỗi thi phẩm.

Chủ đề “Vội vàng” đã có được một nhịp thơ gấp gấp, dồn dập diễn tả thành công cái mê say, khao khát, sự “vội vàng” rất trẻ của nhà thơ. Nhịp điệu này được sự “hỗ trợ” rất “đắc lực” của các điệp từ.

'“Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si”

“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm vái tình yêu

Ta muốn thâu trong một cải hôn nhiều”.

Đến “Đây mùa thu tới”, sự “vội vàng” sôi nổi không còn, chỉ thấy u buồn lặng lẽ. Nhịp thơ chậm rãi, trầm lắng. Đặc biệt những vần bắt nhau liên tiếp và những dấu ba chấm (...) diễn tả tinh tế bước đi của thời gian:

“Rặng liễu đìu hiu dứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

“Đã nghe rét mướt luồn trong gió...

Đã vắng người sang những chuyến đò..”..

“Thơ duyên” lại mang một phong cách khác. Không phải “vội vàng” nhưng cũng không quá “nghĩ ngợi”. “Thơ duyên” là bài thơ về sự hòa hợp của đất trời lòng người, nhịp thơ đều đều, vui tươi như trải dài ra sự say mê xinh xắn. Nhât là những câu có đan xen các từ láy:

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều”.

Nghe nhịp điệu câu thơ đã thấy êm ái lạ!

Hình ảnh thơ, nhịp điệu thơ là những yếu tố thuộc về đặc trưng thi pháp thơ Xuân Diệu, ơ cả ba bài thơ trên, hai yếu tố đó thành công bởi sự hài hòa thống nhất giữa hình thức và nội dung tư tưởng tác phẩm

Viết bình luận