Thuyết minh về truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) (Yêu cầu lập dàn bài)

1. Tìm hiểu đề:

Đề bài yêu cầu thuyết minh về một tác phẩm văn học “Chuyên chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ. HS cần nhớ được những kiến thức cơ bản về thể loại, xuất xứ, cốt truyện, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Ngoài ra những nét về tác giả, thời đại... chỉ nhằm làm nổi bật được giá trị của tác phẩm.

2. Dàn ý sơ lược

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

MỞ BÀI

“Chuyện cliức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ, một trong những tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kì bút”.

THÂN BÀI

- Giới thiệu chung về tác phẩm:

+ Tác giả: Nguyễn Dữ.

+ Thể loại: Truyền kì.

+ Xuât xứ: Rút từ tập Truyền kỉ mạn lục.

+ Hoàn cảnh sáng tác: khi Nguyễn Dữ dời chôn quan trường về quê vui thú lâm tuyền.

- Giới thiệu tóm tắt nội dung tác phẩm.

- Giới thiệu về giá trị tác phẩm.

+ Giá trị nội dung

+ Giá trị nghệ thuật.

- Đánh giá về giá trị và đóng góp của tác phẩm.

KẾT BÀI

Khẳng định lại ý nghĩa tác phẩm trong tâm hồn người đọc. Khẳng định giá trị của tác phẩm với thời gian.

3. Dàn ý chi tiết:

MỞ BÀI

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm thành công trong việc xây dựng nên hình tượng người trí thức đất Việt khẳng khái, cương trực chống lại cái ác và gian tà.

Cùng với những tác phẩm khác, truyện đã góp phần làm nên sức sống của Truyền kì mạn lục - một áng “thiên cổ kì bút”.

Ngợi ca Ngô Tử Văn - hình ảnh một người trí thức nước Việt yêu nước,

THÂN BÀI

- Giới thiệu chung về tác phẩm:

+ Tác giả: Nguyễn Dữ.

+ Thể loại: Truyền kì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền vào Việt Nam cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất dân gian, yếu tố hiện thực và tính nhân văn sâu sắc.

+ Xuất xứ: được rút từ tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (xem lại ở đề 2).

- Giới thiệu về giá trị của tác phẩm:

+ Giá trị nội dung:

- Ngợi ca Ngô Tử Văn - hình ảnh một người trí thức nước Việt yêu nước, dũng cảm, khẳng khái chống lại gian tà, bảo vệ cho Thổ công đất Việt.

- Gửi gắm ước mơ công lí, thể hiện niềm tin ở sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, chính với tà.

- Đặt vào bổi cảnh lịch sử của thời đại, truyện còn mang một giá trị hiện thực sâu sắc.

+ Giá trị nghệ thuật :

- Sự kết hợp thành công yếu tố ảo và thực.

- Là sự tổng hòa các phương diện nghệ thuật từ cốt truyện đến bố cục, tình tiết.

- Đánh giá về đóng góp và giá trị của tác phẩm trong đời sông văn học và với mỗi người:

+ Đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn xuôi tự sự bằng chữ Hán, của thổ loại truyền kì.

+ Dạy ta về lòng dũng cảm, đem đến cho ta niềm tin vào cuộc sống, vào sự chiến thắng của chính nghĩa.

KẾT BAI

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là bài ca chiến đấu và chiến thắng hào hùng của kẻ sĩ cương trực giữa đời.

Truyện còn cho ta bài học nhân sinh: Phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.

Viết bình luận