Tiếng cười lạc quan và nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân thể hiện qua các bài ca dao hài hước đã học

Lạc quan, hóm hỉnh là những nét tính cách đáng yêu của người dân lao động. Nét tính cách đó đã in dấu trong rất nhiều bài ca dao hài hước độc đáo:

Cưới nàng, anh toan dẫn voi...

Làm trai cho đáng sức trai,

Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.

Chồng người đi ngược về xuôi,

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

Lỗ mũi mười tám gánh lông...

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo

Bốn bài ca dao cùng chung một giọng điệu vui tươi, dí dỏm. Có bài mang âm hưởng đùa cợt nhưng cũng có bài âm hưởng giễu cợt lại là chủ đạo. Có thể thấy rõ bài ca thứ nhất có sự khác biệt với các bài còn lại. Nếu như Cưới nàng, anh toan dẫn voi... là tiếng cườị tự trào của người bình dân thì ở các bài sau tiếng cười hướng vào nhữhg đối tượng đáng bị phê phán, lên án trong xã hội. Sự lạc quan và nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của các tấc giả dân gian được thể hiện rõ trong từng bài ca.

Bài đầu tiên được sáng tác theo lối đối đáp nam nữ ở chặng hát cưới trong dân ca. Chàng trai và cô gái đốì đáp vớí nhau về chủ đề sính lễ đám cưới. Lời dẫn cưới và lời thách cưới đều hết sức đáng yêu, hài hước. Nét đặc sắc trong nghệ thuật trào lộng của lời ca trước hết nằm trong lối nói khoa trương, phóng đại ở lời dẫn cưới: Cưới nàng anh toan dẫn voi - dẫn trâu - dẫn bò. Voi, trâu, bò đều là những thú bốn chân không hiếm nhưng khá quí đối với mỗi gia đình nông dân xưa kia. Nếu quả thực chàng trai dùng chúng làm sính lễ thì lễ cưới này thật linh đình, sang trọng. Nhưng tất cả những con vật ấy lại được liệt kê sau từ toan- tức là chúng chỉ hiện lên trong sự trù định của chàng trai mà thôi. Và một khi chỉ là dự định thì chàng trai phóng đại thế nào chẳng được?

Sự hóm hỉnh, thông minh trong nghệ thuật trào lộng của người lao động còn được thể hiện ở lối nói giảm dần. Khi bộc bạch những toan tính “vĩ đại”, chàng trai đã khéo léo sắp xếp các lễ vật sao cho chúng nhỏ dần đều: voi - trâu - bò - chuột. Con chuột cũng được xếp vào hàng thú bốn chân và sự hậu hĩnh của lễ vật này được chàng trai khéo léo nhấn mạnh ở chữ béo. Chuột so với voi, trâu, bò kia thì bé thật nên anh chàng phải thêm chữ béo vào cho cân lại. Cái độc đáo của lối nói giảm dần là ở đó. Giảm đến mức tối thiểu mà vẫn có phần hậu hĩnh, sang trọng.

Lốì nói giảm dần này cũng được cô gái vận vào lời đáp khi cô dự định phân phát lễ vật thách cưới - nhà khoai lang, củ to - củ nhỏ - củ mẻ - củ rím - củ hà. Cô chủ động phân chia thành từng loại theo chiều giảm dần của các kích cỡ, phẩm chất. Nhưng rõ ràng không phải cô gái khảo sát chất lượng lễ vật. Cô không giữ riêng lễ vật thách cựới cho mình mà cô muốn tất cả mọi người, mọi vật cùng chung hưởng niềm hạnh phúc với mình. Sự giảm dần về kích cỡ, phẩm chất của khoai lang tương ứng với sự thu hẹp về đôi tượng cô muôn mời: làng - họ hàng - con trẻ - con lợn, con gà. Và tất cả cho thây đây là một cô gái chu đáo, biết lo toan, lo liệu, luôn hồn nhiên, vui tươi dù cưộc sông còn nỗi bao khôn khó.

Tiếng cười không chỉ bật lên ở lối nói khoa trương, phóng đại hay lồi nói giảm dần. Nó còn được biểu hiện cách đối lập: dẫn voi / sợ quốc cấm, dẫn trâu / sợ họ máu hàn, dẫn bò / sợ họ nhà nàng co gân, thách lợn thách gà/ thách một nhà khoai lang. Chàng trai đưa ra bao nhiêu lễ vật to tát, khiến người đọc hình dung một đám dẫn cưới sang trọng, linh đình. Nhưng tất cả chỉ là dự định, toan tính. Lí do khiến chàng không dẫn cưới bằng voi, trâu, bò nghe rất thuyết phục. Những “nỗi sợ” của chàng đều có phần chính đáng và có vẻ chúng cũng to tát, “nghiêm trọng” tương xứng với lễ vật mà chàng định dẫn. Nếu như sự đốì lập trong cách nói của chàng trai là tương hỗ thì lời nói của cô gái là tương phản. Cô không thách lợn, gà mà thách một nhà khoai lang - chẳng phải là thứ của hiếm, khó tìm cũng chẳng phải là thức có giá trị to lớn. Một nhà khoai lang .đốì lại với lợn, gà - lễ vật thường thấy trong các đám dẫn cưới, đối lại cả với voi, trâu, bò trong lời dẫn của chàng trai. Xưa nay chúng ta chưa từng nghe một cô gái nào chỉ thách cưới bằng khoai lang và lại với số lượng nhiều như thế cả. Tiếng cười hài hước bật ra ở chính chỗ đó. Sự hóm hỉnh của cô gái trong cách đôi đáp đã mang đến cái duyên cho câu chuyện mà chúng ta đang nghe.

Nghệ thuật trào lộng của lời ca còn được thể hiện ở chi tiết hài hước:

Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo, / mời dân, mời làng

Đọc hết câu lục, chúng ta hi vọng chàng trai sẽ dẫn một con thú khác cũng to lớn như lũ voi, trâu, bò kia. Nhưng cuối cùng, con thú bốn chân được đưa ra lại là... một con chuột béo. Và sự hài hước của chi tiết tiếp tục được bồi thêm bằng tham vọng bất khả thi của chàng trai mời dân mời làng.

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Tất cả những lối nói, cách nói hài hước trên đều góp phần mang đến tiếng cười trào lộng sự hóm hỉnh, vui đùa đáng yêu. Thực tế chẳng có đôi trai gái nào dẫn cưới và thách cưới như chàng trai và cô gái kia đâu. Vậy nên đọc bài ca, không nên cố gắng chứng minh những điều phi lí trong đó. Phải thấy rằng lời đốì đáp của đôi trai gái thể hiện sự hồn nhiên, lòng yêu đời tha thiết của người bình dân. Họ nghèo nhưng không mặc cảm vì sự bần hàn của mình. Họ bằng lòng, vui và tự tìm thấy niềm vui trong cảnh nghèo. Họ hiểu nhau và tâm tình với nhau bằng những lời bông đùa tự nhiên. Do đó, cô gái không thấy chạnh lòng trước lời thách cưới (dù chỉ là vui đùa) của chàng trai mà còn chủ động cắt giảm đồ thách cưới đến mức tối thiểu. Từ nghệ thuật trào lộng của bài ca, chúng ta cảm nhận được rõ ràng vẻ đẹp tâm hồn của tác giả dân gian - những người lao động nghèo xa xưa.

Người bình dân đôi khi tự trào nhưng cũng lắm lúc giễu cợt sâu cay. Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong xã hội, họ nói:

Làm trai cho đáng sức trai,

Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng

Chồng người đi ngược về xuôi,

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo

Nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập đã mang lại tiếng cười cho lời ca trước. Chúng ta được chứng kiến chân dung anh chàng yếu đuối có một không hai. Đang sức trai nhưng anh chàng phải gồng mình lên, cố hết lực để gánh hai hạt vừng. Giá như anh ta chọn loại hạt gì to hơn, trọng lượng hơn để gánh thì có lẽ tiếng cười vang lên sẽ bớt đi phần nào ý vị mỉa mai,

Đối với loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn, tác giả dân gian cũng có lời châm biếm thật hóm hỉnh. Sự đối lập giữa hai hình ảnh chồng người - chồng em khiến đối tượng bị chế giễu hiện lên vừa hài hước, vừa thảm hại. Chi tiết sờ đuôi con mèo không chỉ gây cười mà còn hàm chứa ý vị phê phán loại đàn ông lười nhác, vô tích sự, suốt ngày ru rú ở xó bếp.

Những mẫu hình về những đức ông chồng, những gã trai xấu xí như thế còn được phản ánh trong rất nhiều bài ca trào lộng khác:

Làm trai cho đáng nên trai,

Kéo đũa cho dài ăn vụng cơm con.

Chồng người bể Sở sông Ngô,

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Không hướng tiếng cười phê phán vào những kẻ mày râu không đáng tôn trọng, ca dao hài hước còn chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên:

Lỗ mũi mười tám gánh lông...

Trí tưởng tượng phong phú cùng sự phóng đại tài tình của tác giả dân gian đã hoạ lên trước mắt người đọc chân dung xộc xệch của một ả đàn bà. Thông thường, đã là đàn bà con gái, ai cũng thích làm đẹp mình. Nhưng dường như tất cả sự bẩn thỉu, lôi thôi, đểnh đoảng, vô duyên đều gọi nhau hội tụ ở thị này. Người bình dân không coi đó là những điều quá xấu xa, tệ hại nhưng họ cũng không đồng tình với mẫu hình phụ nữ này. Cấu trúc chồng yêu chồng bảo... không mang đến lời ca sự lên án gay gắt nhưng lời nhắc nhở không phải vì thế mà kém phần sâu sắc.

Đọc những bài ca đậm sắc thái giễu cợt đó, người đọc không mấy ai kìm được tiếng cưới. Nghệ thuật trào lộng tài tình của các tác giả dân gian đã mang lại cho mỗi lời ca sự hóm hỉnh, hài hước, vui nhộn. Nhưng đằng sau mỗi tiếng cười ấy, chúng ta không thể không nhận thấy lòng yêu đời, yêu người tha thiết của người dân lao động. Không lạc quan, không hướng đến cuộc sống tươi đẹp, họ sẽ chẳng bao giờ chế giễu những cái xấu, chẳng bao giờ mong đợi phần khiếm khuyết trong mỗi con người kia biến mất.

Cái đẹp, cái hay của những bài ca dao hài hước là như thế.

Viết bình luận