Tóm tắt truyện "Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải

Nhân vật Khải cho biết cô Hiền là "chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi”. Cô sinh trưởng trong một gia đình ở Hà Nội giàu sang phú quý.

Từ chiến khu về tiếp quản thủ đô, anh cảm thấy cực kì khoan khoái được sống giữa phố phường đông vui. Anh băn khoăn tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ? Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, cả cách nói năng nữa. Một lần anh đến thăm cô chú, thằng em trai chạy ra mở cửa kêu ầm lên: "Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!", thì cô cau mặt gắt: "Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?”. Khi người chú nắm lấy tay anh và nói: “Tại sao chủ nhật trước đồng chí không ra chơi, cả nhà chờ cơm mãi”, thì cô thở dài, quay người đi. Cô phàn nàn với người cháu là chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá... Trước đây, cô chú có hai người ở, một anh bếp và một chị vú. Sau ngày giải phóng cô cho anh bếp về quê làm ruộng, chỉ giữ lại chị vú. Quan hệ hai bên rất tình nghĩa thuỷ chung.

Những người phụ nữ Hà Nội xưa

Trong lí lịch cán bộ, Khải không ghi tên cô Hiền vì họ thì xa, vả lại dính líu vào bà tư sản lại thêm phiền. Một hôm, Khải hỏi tại sao cô không phải học tập cải tạo, cô cười rất tươi, nói thản nhiên: "Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”. Nhiều bà bạn thắc mắc về chuyện cô trông như bà tư sản mà không bị học tập thì cô nhẹ nhàng trả lời: “Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”. Cô Hiền rất thức thời. Cô có ngôi nhà ở Hàng Bún cho thuê, năm 56, cô bán cho một người bạn ở kháng chiến về. Ông chồng muốn mua một máy in để kinh doanh, cô nhẹ nhàng hỏi lại, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à? Tính vốn nhát, ông chồng rút lui ngay.

Cô Hiền có đầu óc rất thực tế, không có sự lãng mạn hay mộng mơ vớ vẩn. Mọi sự mọi việc, cô đều tính toán trước cả. Cô tuyên bố thẳng thừng với đứa cháu: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”. Gần ba chục tuổi, cô mới lấy chồng. Cô chỉ chọn một ông giáo cấp tiểu học hiền lành làm bạn trăm năm, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc.

Sau khi sinh con gái út, đứa con thứ năm, cô nói với chồng là từ nay chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi. Cô dạy các con biết tự trọng, biết xấu hổ, cách cầm bát đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn. Cô chê Khải là bắt nạt vợ con nhiều quá. Theo cô, người vợ phải là nội tướng trong gia đình.

Người vợ phải là nội tướng trong gia đình

Năm 1965, Dũng đứa con trai đầu lòng của cô tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ. Khi đứa cháu hỏi, cô bảo: “Tao đau đớn mà bằng lòng...Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Ba năm sau, đứa em kế của Dũng làm đơn xin tòng quân, đứa cháu lại hỏi, cô trả lời buồn bã: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là cách giết chết nó”. Rồi cô chép miệng: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”.

Mười năm sau, tháng 12 năm 1975, Dũng từ chiến trường miền Nam trở về. Gầy đen quá, râu ria cũng nhiều quá. Con trai khoác ba lô vào đến giữa nhà, cô Hiền còn hỏi anh muốn mua gì? Cô chú mở tiệc liên hoan ăn mừng. Khoảng mươi, mười lăm người đến dự, là bạn bè, những cựu công dân Hà Nội, những tên tuổi đã thành danh của đất kinh kì. Ngày thường, họ ăn mặc bình dị, nhưng hôm ấy họ thật sang trọng, lịch sự. Các ông thì mặc đồ bộ, thắt cà vạt; các bà thì áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển. Còn cô Hiền xuất hiện như diễn viên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh. Trong bữa tiệc, Dũng cho biết trong số 660 thanh niên Hà Nội ra đi chuyến ấy, nay chỉ còn lại trên dưới bốn chục người. Anh nói về Tuất, người bạn đồng đội cùng trung đoàn, cùng cấp thượng uý đã hi sinh tại mặt trận Xuân Lộc trước ngày toàn thắng có mấy ngày; Dũng kể chuyên gặp mẹ Tuất, anh khóc, nước mắt đầm đìa, còn mẹ của Tuất cứ run lên bần bật...

Nhiều năm đã trôi qua, Khải vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội đều ghé lại thăm cô Hiền. Ông chú đã mất, cô Hiền đã già yếu, ngoài bày mươi, các em đã có gia đình riêng. Gần Tết, cô Hiền đang lau đánh cái bát thủy tiên. Cô Hiền vẫn là người của Hà Nội hôm nay. Hai cô cháu nói bao chuyện về Hà Nội. Khải tự hào về người cô giỏi quá, khiêm tốn và rộng lượng quá. Anh cảm thấy thật tiếc một người như cô phải chết đi, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ...

Viết bình luận