Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao viết: “Văn chương... chưa có”. Hãy bình luận ý kiến trên

Đề bài:

Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Hãy bình luận ý kiến trên

nét riêng của người nghệ sĩ

Bài làm:

Là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nam Cao không chỉ để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ có giá trị lớn mà còn là một hệ thống các quan niệm sáng tác văn học tiến bộ không chỉ có ý nghĩa đối với lý luận văn học nói riêng và văn học thời đại đó nói chung. Ngày nay, người ta vẫn nhắc đến những quan điểm nghệ thuật tiến bộ này của Nam Cao như là các tiêu chí sáng tác hay tiếp nhận văn học. Quan niệm nghệ thuật mà nhà văn đã từng trình bày trong “Đời thừa” là một ví dụ tiêu biểu. Trong tác phẩm, tác giả viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” bởi vì gượng gạo và nhàm chán là một điều tôi kị trong văn chương. Văn chương không cho phép người làm nghệ thuật được lặp lại chính mình chưa nói đến việc lặp lại người khác. Không giống như công việc sản xuất hàng loạt, không thể đưa ra một mẫu mã để bắt người nghệ sĩ sáng tác tác phẩm nghệ thuật theo đúng mẫu mã ấy. Nhà văn hoàn toàn không phải là người thợ, dù là một người thợ khéo tay đi chăng nữa. Bởi vì sản phẩm người thợ khéo tay làm ra đúng theo kích thước, mẫu mã sẽ là một sản phẩm hoàn hảo nhưng đối với văn chương thì hoàn toàn không giông như vậy. “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp). Xưa nay đó vẫn là yêu cầu quan trọng và cần thiết để văn học có thể khẳng định sự tồn tại của mình cùng với thời gian. Mỗi tác phẩm văn chương là một sản phẩm thuộc về tinh thần của người nghệ sĩ. Là sản phẩm tinh thần, nó có những đòi hỏi riêng trong sáng tác và tiếp nhận. Tối kị sự sao chép, mô phỏng mang tinh thần nô lệ, dù sự mô phỏng ấy có thành thạo thành kĩ năng, kĩ xảo như thế nào đi chăng nữa. Mỗi tác phẩm văn học phải là một sự sáng tạo riêng, không thể là những sản phẩm sản xuất hàng loạt theo công nghệ, dù đẹp thì cũng gây ra sự nhàm chán. “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Không chấp nhận sự lặp lại, văn học đồng nghĩa với khám phá và sáng tạo. Một tác phẩm thực sự phải là tác phẩm mang đến cho người đọc sự hấp dẫn, cuốn hút bởi những điều mới mẻ. Người nghệ sĩ thực thụ phải là người tìm ra cho mình con đường riêng không lặp lại người khác, lặp lại chính mình. Cùng với một đề tài, một nội dung nhưng nếu như có những cách khai thác, triển khai khác nhau sẽ khiến cho người khác luôn tìm thấy sự hấp dẫn. Sự sáng tạo không chỉ ỏ nội dung mà đặc biệt còn là ở phương diện nghệ thuật. Hơn tất cả, thời gian là vị giám khảo công minh nhất, những gì không phù hợp, không mang đến cho con người những điều mới mẻ sẽ nhanh chóng bị đào thải.

Có thể nói, ý kiến này là sự tiếp tục hoàn chỉnh quan niệm sáng tác của Nam Cao từng nêu lên trong truyện ngắn “Trăng sáng”: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dốì, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ánh trăng phủ lên mọi vật một thứ ánh sáng mờ ảo, mang đến cho nó vẻ đẹp giả tạo. Nghệ thuật nằm chính trong tiếng lao xao đòi nợ ngoài cổng, tiếng người vợ càu nhàu ca cẩm về chuyện gạo tiền, tiếng lũ con đói đang chơi và đang khóc ngoài sân kia,... Nghệ thuật chính là cuộc sống, chính là những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện thực kia. Nhưng chỉ là cuộc sống thôi chưa đủ. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng nếu như cùng một vấn đề nào đó trong cuộc ống nếu như cứ lặp đi lặp lại thì sẽ không thể tránh khỏi sự nhàm chán. Lời phát biểu của nhân vật Hộ đây thiên về bản chất sáng tạo nghệ thuật cũng như vấn đề cốt tử quyết định vị trí của người nghệ sĩ trong lịch sử văn học. Cái riêng đó làm nên phong cách nghệ thuật của mỗi ngựời nghệ sĩ, nó làm nên nét riêng của người nghệ sĩ đó để người đọc nhận biết được đó là tác phẩm của người này mà không phải là một người khác.

Có thể nói, trong sáng tác, Nam Cao đã bộc lộ một ý thức nghề nghiệp rất cao. Không chỉ nhận thức được cội nguồn của văn học là từ cuộc sống, nhà văn còn luôn phê phán nghiêm khác sự cẩu thả trong văn chương “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”.

truyện ngắn Đời thừa

Chính vì vậy mà Hộ, người tri thức đầy bi kịch trong “Đời thừa” đã gọi mình là một thằng khốn nạn, khôn nạn vì: “Chao ôi! Hắn viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn đạt một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút gì mới lạ đến cho văn chương. Thế có nghĩa hắn là một kẻ vô ích, một người thừa”. Đốì lập lại, Nam Cao đòi hỏi nghề văn phải có sự sáng tạo. Không dưới một lần, ông phê phán thứ văn chương học đòi, cái lối “thấy, người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Với quan niệm nghệ thuật tiến bộ này, Nam Cao đã đánh tan những ngộ nhận cho rằng sáng tạo văn học là chuyện dễ dàng, chỉ cần “khéo tay”, chỉ cần kĩ xảo là đủ. Nếu dừng lại ở mức độ đó, nhà văn chỉ là anh thợ viết không hơn không kém và sáng tác của anh ta chỉ là thứ mặt hàng được sản xuất hàng loạt, kém bản sắc. Nam Cao đã hiểu và đưa ra một quan niệm đúng đắn về bản chất của văn học đích thực: là một sản phẩm tinh thần độc đáo, không có phiên bản thứ hai, bởi vậy nó đòi hỏi nhiều tâm huyết, nhiều công sức lao động của người nghệ sĩ.

V.Huy-gô đã từng nói: Sự tầm thường là cái chết của nghệ thuật. Tầm thường ở cách tiếp cận, đưa ra vân đề, tầm thường ở cách thể hiện vấn đề đó, văn học sẽ làm mất đi hứng thú ở người tiếp nhận. Và khi độc giả đã không chấp nhận thì tất nhiên, cùng với thời gian, sớm hay muộn, nó cũng sẽ bị đào thải. Sự lặp lại người khác, sự lặp lại chính mình, việc đi theo những khuôn mẫu, lối mòn có sẵn chính là một trong những biểu hiện cho sự tầm thường đó. Và nghệ thuật sẽ chết. Đề cao tính sáng tạo trong văn chương, Nam Cao đồng thời khẳng định một trong những điều kiện làm nên sức ống của tác phẩm nghệ thuật. Đó là một quan niệm không chỉ đúng đắn mà còn rất mới mẻ trong điều kiện thời bấy giờ. Nó có ý nghĩa chống lại những tác phẩm đi theo con đường “nghệ thuật vị nghệ thuật” thuần túy, không quan tâm đến nội dung cuộc sống mà chỉ chú trọng đến viết chau chuốt về hình thức nghệ thuật khiến cho tác phẩm của họ trở thành một tác phẩm hào nhoáng nhưng nhạt nhẽo. Có thể thấy điều này trong sự đối lập trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc Tự Lực văn đoàn với sáng tác của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa trước Cách mạng tháng Tám. Nếu như ở những “Hồn bướm mơ tiên”, “Nửa chừng xuân”, “Đoạn tuyệt”, người ta chỉ thây ở đó là những câu chuyện tình yêu sướt mướt giữa “chàng” và “nàng” với những câu văn hoa mĩ bóng bẩy thì trong sáng tác hiện thực, cùng viết về cuộc sống bần cùng, vất vả thậm chí là tha hóa của người nông dân mỗi người nghệ sĩ lại có những cách tiếp cận khác nhau, để lại những điển hình nhân vật khác nhau còn lại mãi với thời gian. Đó là điển hình về một người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính (Chí Phèo), điển hình về một kẻ thống trị nham hiểm, độc ác nông thôn Việt Nam (Bá Kiến) trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao” còn là điển hình của người phụ nữ Việt Nam mang vẻ đẹp thuần hậu, chất phác nhưng có lòng lương thiên, trong sáng và sức phản kháng mãnh liệt trong sáng tác của Ngô Tất Tố (Chị Dậu); Là điển hình cho tầng lớp trí thức - tây giả lưu manh hóa mà đại diện là Xuân Tóc đỏ trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng... Cùng viết về những chủ đề giông nhau, nhưng mỗi người đều đã đế lại cho mình một dấu ấn, phong cách riêng bởi họ là “những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

Bản thân Nam Cao cũng là một minh chứng tiêu biểu cho quan niệm sáng tác của chính ông. Với đôi mắt nhìn sắc lạnh nhưng lại được chi phối bởi một cái tâm trong sáng và giàu lòng nhân đạo, Nam Cao đã theo cách riêng của mình, đi vào khám phá hiện thực đời ống, phát hiện ra những bi kịch của con người và xót thương cho họ. Nam Cao bước vào làng văn khi đó đã sừng sững những cây đại thụ như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố với những tác phẩm rất tiêu biểu viết về người nông dân (Bước đường cùng, Chị Dậu), nhưng Nam Cao đã mang lại những hình ảnh hoàn toàn mới về người nông dân, không hề lặp lại. Không chỉ thấy những nỗi đau khổ của người nông dân về phương diện vật chất (chuyện miếng cơm manh áo, chuyện sưu thuế), không chỉ khai thác những khía cạnh tâm lí của họ một cách đơn giản, Nam Cao còn cho thấy nỗi đau khổ của họ về mặt tinh thần, tức nỗi đau khổ vì bị chà đạp, bị tước quyền ống, quyền làm người, và vì nhiều lẽ khác và đó cũng là những điều mà ông chú trọng hơn cả. Trong “Chí Phèo”, nhà văn đã dựng lên tấn bi kịch của một người bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính, bi kịch của người bị chặn đứng mất con đường trở về với cuộc sống của những người lương thiện, cuối cùng chỉ còn một lối thoát duy nhất là cái chết. Ngay với chuyện cái đói, miếng ăn - một đề tài vốn đã được nhiều người thể hiện - Nam Cao cũng có cách nhìn riêng của mình, tác phẩm của ông không chỉ là tiếng kêu cứu đói (như những nhà vãn trước ông) mà còn là tiếng kêu “hãy cứu lấy nhân phẩm của con người” đang bị cái đói, miếng ăn làm cho thui chột. Vì miếng cơm manh áo, anh cu Lộ phải trở thành một anh chàng Mõ. Và rồi, trước thói đố kị của người đời, dần dần, anh biến thành một anh Mõ chính công mất hết cả liêm sỉ, sĩ diện, mất hết nhân cách. Cái đói khiến cho người cha trong “Trẻ con không được ăn thịt chó” trở thành một kẻ bất nhân, ăn hết cả phần con. Miếng cơm manh áo cũng khiến cho người bà cái Tý trong “Một bữa no” đánh mât hêt cả lòng tự trọng để biến thành một kẻ ăn chực dày mặt, cuối cùng phải đón nhận cái chết, chết vì miếng án, nhục nhã. Không chỉ sáng tạo trong khi đi vào khai thác những đề tài cũ, Nam Cao còn là một trong sò' ít người đưa vào trong văn chương những cái vặt vãnh. Ông viết về “Những chuyện không muốn viết” nhưng vẫn lôi cuôn độc giả, vẫn giúp cho độc giả hiểu ra từ đó rất nhiều ý nghĩa.

Cùng với thời gian, quan niệm của Nam Cao ngày càng chứng minh tính đúng đắn của nó. Sáng tạo luôn là đòi hỏi muôn đời củạ nghệ thuật và người nghệ sĩ muốn mình có thể để lại dấu ấn trong long người đọc, cùng với thời gian, cần luôn là người biết đi theo con đường riêng của mình, khám phá ra những điều mới mẻ trong cuộc sống, những điều mà có thể người khác chưa biêt, chưa nhẩc tới, hoặc cũng có thể hoặc đã nhắc tới theo một cách khác. Nhưng rõ ràng “Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có, để có một tác phẩm “vượt lên trên mọi bờ cõi, giới hạn”, “làm cho người gần người hơn” không phải là một việc dễ dàng. Nó đòi hỏi nhà vãn phải là một tài năng thực thụ, để khám phá cuộc ống và đưa nó vào trong tác phẩm theo một cách riêng. Hơn thế nữa, với một cái tâm trong sáng, một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, người nghệ sĩ cũng sẽ thổi vào trong tác phẩm của mình những màu sắc riêng không thể trộn lẫn.

“Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê-đrin). Một tác phẩm văn học đích thực sẽ là một tác phẩm duy nhất không thể bị thay thế. Và để làm được điều ấy, “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Vãn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

Viết bình luận