Từ các đoạn trích Truyện Kiều đã học, hãy nhận xét khái quát về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du

Có người cho rằng Truyện Kiều là “tập đại thành” về nghệ thuật của Nguyễn Du.

Điều này quả không sai bởi lẽ viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dụng tâm, dụng công rất nhiều khi lựa chọn, sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Và một trong những thành công của nhà thơ khi xây. dựng nhân vật là nghệ thuật miêu tả tâm lí.

Hồn còn mang nặng lời thề

Tâm lí, nội tâm con người vốn là vũ trụ đầy bí mật. Người nghệ sĩ chỉ có thể khám phá được đời sống nội tâm con người nếu thực sự thấu hiểu và đồng cảm với nhân vật của mình. Nhân vật Nguyễn Du thương yêu nhất trong Truyện Kiều và có lẽ là trong suốt đời thơ ca của Ông là Thuý Kiều - người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Trong hoàn cảnh nào, nhà thơ cũng thâu hiểu, đồng cảm với nàng đến mức mọi diễn biến tâm lí của Kiều đều được nắm bắt và thể hiện một cách tinh tế. Qua hai đoạn trích Trao duyên vằ Nỗi thương mình, có thể thấy, Nguyễn Du rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của mình.

Cả Trao duyênNỗi thương mình đều là những đoạn thật hay, thật xúc động. Song, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa hai đoạn trích này. Để Trao duyên, Kiều phải đối thoại với Thuý Vân nhưng trong Nỗi thương mình, Kiều chỉ có thể một mình đối diện với chính mình. Sự khác biệt đó đã chi phôi cách Nguyễn Du miêu tả tâm lí nhân vật ở mỗi đoạn trích.

Trong Trao duyên, để khắc hoạ tâm lí nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng thành công lời đốì thoại và độc thoại của nhân vật. Đoạn trích mở đầu bằng những lời Kiều nói với Vân:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Nguyễn Du đã rất tinh tế khi để Kiều dùng từ cậy mà không dùng từ nhờcậy có ý tin chắc là người khác nhất định sẽ nghe mình. Cũng vậy, chịu lờinhận lời có vẻ tương tự nhau nhưng chịu lời là nhận lời làm việc không do mình tự nguyện hoặc một việc khó chối từ. Hai chữ mặc em chốt lại màn dạo đầu nhưng lại mang hàm ý giao phó trách nhiệm. Rõ ràng, Kiều ý thức rất rõ việc mình trao duyên cho em là một việc cần thiết, quan trọng. Nàng không chắc Thuý Vân đã nhận lời nên mỗi từ Thuý Kiều nói ra đều được cân nhắc kĩ càng. Không thâu hiểu, đồng cảm với nhân vật của mình, Ngụyễn Du không thể viết những câu thơ với những từ đắt như thế.

Đến khi phải trao cho Thuý Vân những kỉ vật của tình yêu, trong Kiều nỗi đau đã cuộn lên thành những mâu thuẫn:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Tờ hoa tiên ghi lời thề nguyền của Kim Kiều, chiếc vành mây trước đây chàng Kim trao cho Kiều làm của tin giờ nàng đều trao cả cho Thuý Vân. Đành phải trao duyên (trao nhiệm vụ trả nghĩa chàng Kim) cho em để em thay mình đền nghĩa người yêu nên Kiều mới nói duyên này thì giữ. Duyên phải trao đi. vì nàng không thể cùng chàng Kim trọn lời thề ước. Còn tình yêu Kiều dành cho Kim làm sao mà trao được. Nó vẫn ở mãi trong lòng nàng. Và những kỉ vật kia chính là dấu tích của mối tình đầu, chính là vật lưu dấu tình yêu Kim Kiều. Phải trực tiếp trao nó vào tay Thuý Vân, lẽ nào Kiều không tiếc nuỗì? Hai chữ của chung đủ để diễn tả tất cả: nỗi tiếc xót, nỗi đau và sự cố gắng níu kéo (chị vẫn có phần trong đó). Để rồi sau tất cả nỗi niềm tâm trạng của Thuý Kiều, chúng ta có thể cảm nhận tình yêu sâu đậm Thuý Kiều dành cho Kim Trọng. Với Kiều, hạnh phúc của người mình yêu là điều hơn hết. Đó chính là lí do khiến nàng trao duyên cho Thuý Vân.

Trong khi nói với Thuý Vân, Kiều cảm tưởng như sông lại với các kỉ niệm của tình yêu với Kim Trọng. Nàng như sống trong hồi ức qua những kỉ vật và nhất là tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng:

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Rõ ràng trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm đẹp đẽ của tình yêu có sức sống thật mãnh liệt. Nguyễn Du thật tinh tế khi gợi lại các hình ảnh quá khứ: Cảnh chàng Kim cho thêm hương vào lò hương (đài sen nối sáp lờ đào thêm hương) và cảnh Kiều đàn cho Kim Trọng nghe (So dần dây vũ dây văn} trong đêm thề nguyền. Mỗi kỉ niệm đã qua đều khắc sâu trong lòng nàng. Điều đó chứng tỏ tình yêu nàng dành cho chàng Kim cực kì sâu sắc. Và càng yêu sâu sắc, Kiều càng cảm thấy cuộc đời trống trải, vô nghĩa khi không còn tình yêu. Đó là lí do khiến nàng liên tưởng đến cái chết:

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

  Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Mọi cung bậc cảm xúc diễn ra trong Kiều đều hết sức logic. Nguyễn Du đã miêu tả dòng diễn biến hội tâm của nàng một cách chân thực. Mỗi từ ngữ được, mỗi hình ảnh đều được lựa chọn kĩ lưỡng nhằm khắc hoạ tâm trạng nhân vật.

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Nhưng tình yêu không là vật chất, không thể trao đi rồi thì không còn nữa. Kiều trao duyên cho em để rồi phải nhận lại nỗi đau đớn khôn xiết. Nỗi đau đó vốn dĩ không thể được bộc lộ trong lờỉ Thuý Kiều nỏi với em. Hơn thế, nếu chỉ đơn thuần nói với Thuý Vân thì cảm xúc nhân vật sẽ không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu sẽ không dạt tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều cũng không có điều kiện lộ hiện. Vậy nên Nguyễn Du đã xây dựng những lời độc thoại nội tâm của Kiều ở phần hai đoạn trích:

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Đến lúc này, Kiều đã quên hết xung quanh. Nàng chỉ còn khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu ngắn ngủi. Đó là tiếng khóc cho một số phận, tiếng kêu đứt ruột cho một mối tình. Để rồi, từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với người yêu, từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc:

Trăm ngàn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Trong đoạn thơ ngắn, ba lần Nguyễn Du để Kiều gọi Kim Trọng bằng các từ khác nhau: tình quân, Kim lang, chàng. Đáng chú ý nhất là từ Kim lang. Nó được láy lại, gắn với những thán từ hô gọi ôi, hỡi đầy thê thiết. Trong tâm tưởng, Thuý Kiều đã coi Kim Trọng là chồng cho nên tiếng gọi đó vừa thể hiện sự tiếc nuối vì tình lứa đôi lỡ dở, vừa hàm chứa nỗi đau đớn khôn xiết của nàng. Nàng gọi chàng Kim để nhận lỗi về mình, để oán trách chính mình. Hơn khi nào hết, đây là giây phút đáng thương nhất cuộc đời Thuý Kiều. Bởi lẽ, mới đó thôi, người con gái ấy còn đang trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che, vậy mà giờ đây...

Như vậy, bằng cách xây dựrg ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, Trao duỳèn đã thể hiện thành công diễn biến tâm lí trong nhân vật Thuý Kiều.

Nhưng đến Nỗi thương mình, Nguyễn Du không thể lặp lại cách cũ để miêu tả tâm lí chính nhân vật đó. vẫn trên chất liệu ngôn từ, nhà thơ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật điệp từ, cụm từ đan xen, lời nửa trực tiếp, hình thức đô'i để lám nổi bật tâm trạng Thuý Kiều trong tình cảnh trớ trêu:

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Ngụyễn Du đã dẫn người đọc đi vào thế giới nội tâm của Kiều tự bao giờ. Đọc đoạn thơ trên, chúng ta có thể cảm nhận được những ý nghĩ thầm kín mà nàng không thể nói ra. Đó chính là nỗi thương xót đến cháy lòng cho cảnh ngộ và thần phận của chính mình.

Từ hai đoạn trích, có thể thấy Nguyễn Du đã rất linh hoạt trong khi lựa chọn các biện pháp nghệ thuật để miêu tả tâm lí nhân vật của mình. Chính điều đó làm nên thành công cho Truyện Kiều, cho nhà thơ. Và chúng ta có thể lí giải thành công ấy từ tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ này.

Viết bình luận